Xem toàn bộ tài liệu Lớp 12: tại đây
Câu 27. Nguyên nhân chính khiến Nhật Bản không chi tiêu nhiều cho quốc phòng là
A. nằm trong vùng thường xảy ra thiên tai, động đất, sóng thần.
B. nằm trong “chiếc ô” bảo hộ hạt nhân của Mĩ.
C. lãnh thổ nhỏ hẹp, tài nguyên khoáng sản không nhiều.
D. dân cư đông nên không cần thiết đầu tư nhiều vào quốc phòng.
Đáp án: B
Giải thích: Nguyên nhân chính khiến Nhật Bản không chi tiêu nhiều cho quốc phòng là nằm trong “chiếc ô” bảo hộ hạt nhân của Mĩ.
Câu 28. Sự phát triển “thần kì” của nền kinh tế Nhật Bản bắt đầu trong khoảng thời gian nào?
A Những năm 50 của thế kỉ XX.
B. Những năm 60 của thế kỉ XX.
C. Những năm 70 của thế kỉ XX.
D. Những năm 80 của thế kỉ XX.
Đáp án: B
Giải thích: Sự phát triển “thần kì” của kinh tế Nhật Bản bắt đầu từ những năm 60 của thế kỉ XX.
Câu 29. Năm 1968, tổng sản phẩm quốc dân của Nhật đạt được:
A. 120 tỉ USD. B. 161 tỉ USD.
C. 172 tỉ USD. D. 183 tỉ USD.
Đáp án: C
Giải thích: Sự trỗi dậy của Nhật Bản từ những năm 60 của thế kỉ XX đã góp phần làm xói mòn trật tự hai cực Ianta.
Câu 30. Nguyên nhân khách quan đưa đến sự phục hồi kinh tế của Nhật Bản và Tây Âu sau Chiến tranh thế giới thứ hai là
A. đẩy mạnh khai thác, bóc lột thuộc địa.
B. đầu tư phát triển khoa học kĩ thuật.
C. sự viện trợ của Mĩ.
D. đầu tư phát triển con người.
Đáp án: C
Giải thích: Nguyên nhân khách quan đưa đến sự phục hồi kinh tế của Nhật Bản và Tây Âu sau Chiến tranh thế giới thứ hai là sự viện trợ của Mĩ.
Câu 31. Từ những năm 80 của thế kỉ XX, Nhật Bản đã vươn lên thành siêu cường số một thế giới về
ad
A. công nghiệp. B. tài chính.
C. kinh tế. D. quân sự.
Đáp án: B
Giải thích: Từ những năm 80 của thế kỉ XX, Nhật Bản đã vươn lên thành siêu cường số một thế giới về tài chính và là chủ nợ lớn nhất thế giới.
Câu 32. Sự phát triển “thần kì của Nhật Bản” được thể hiện rõ nhất ở điểm nào?
A. Năm 1968, tổng sản phẩm quốc dân đứng hàng thứ hai trên thế giới
B. Trong khoảng hơn 20 năm (1950 – 1973), tổng sản phẩm quốc dân của Nhật Bản tăng 20 lần.
C. Từ thập niên 70 (thế kỉ XX), Nhật Bản trở thành một trong ba trung tâm kinh tế tài chính của thế giới tư bản (cùng với Mĩ, Tây Âu).
D. Từ nước chiến bại, hết sức khó khăn thiếu thốn, Nhật Bản vươn lên thành siêu cường kinh tế.
Đáp án: C
Giải thích: Sự phát triển “thần kì của Nhật Bản” được thể hiện rõ nhất ở biểu hiện từ thập niên 70 (thế kỉ XX), Nhật Bản trở thành một trong ba trung tâm kinh tế tài chính của thế giới tư bản (cùng với Mĩ, Tây Âu).
Câu 33. Trong sự phát triển “thần kì” của Nhật Bản có nguyên nhân nào giống với nguyên nhân phát triển kinh tế của các nước tư bản khác:
A. Lợi dụng vốn nước ngoài, tập trung đầu tư vào các ngành kĩ thuật then chốt.
B. Biết tận dụng và khai thác những thành tựu khoa học – kĩ thuật.
C. Đầu tư cho quốc phòng thấp để tập trung phát triển kinh tế.
D. Phát huy truyền thống tự lực tự cường của nhân dân Nhật Bản.
Đáp án: B
Giải thích: Biết tận dụng và khai thác những thành tựu khoa học – kĩ thuật là nguyên nhân chung khiến các nước tư bản chủ nghĩa phát triển kinh tế sau Chiến tranh thế giới thứ hai, trong đó có Nhật Bản.
Câu 34. Nguyên nhân khách quan khiến kinh tế Nhật Bản phát triển sau Chiến tranh thế giới thứ hai là
A. con người Nhật Bản có ý chí vươn lên, được đào tạo chu đáo, cần cù lao động.
B. vai trò quan trọng của Nhà nước trong việc đề ra các chiến lược phát triển.
C. tiến hành các cải cách dân chủ ngay sau Chiến tranh thế giới thứ hai.
D. biết tận dụng những thành tựu khoa học – kĩ thuật hiện đại thế giới.
Đáp án: D
Giải thích: Biết tận dụng những thành tựu khoa học – kĩ thuật hiện đại thế giới là nguyên nhân khách quan khiến cho kinh tế Nhật Bản phát triển sau Chiến tranh thế giới thứ hai.
Câu 35. Để phát triển khoa học kĩ thuật, Nhật Bản có hiện tượng gì ít thấy ở các nước khác?
A. Coi trọng và phát triển nền giáo dục quốc dân, khoa học kĩ thuật.
B. Đi sâu vào các ngành công nghiệp dân dụng.
C. Xây dựng nhiều công trình hiện đại trên mặt biển và dưới đáy biển.
D. Coi trọng việc nhập kĩ thuật hiện đại, mua bằng phát minh của nước ngoài.
Đáp án: D
Giải thích: So với các nước khác, điểm khác biệt của Nhật Bản trong phát triển khoa học – kĩ thuật là luôn coi trọng việc nhập kĩ thuật hiện đại, mua bằng phát minh của nước ngoài để đẩy nhanh tiến độ phát triển khoa học – kĩ thuật, tránh tụt hậu.
Câu 36. Từ đầu năm 90 của thế kỉ XX, nền kinh tế Nhật Bản như thế nào?
A. Tiếp tục tăng trưởng với tốc độ cao.
B. Bị cạnh tranh gay gắt bởi các nước công nghiệp mới.
C. Lâm vào tình trạng suy thoái kéo dài.
D. Là nước có nền kinh tế phát triển nhất.
Đáp án: C
Giải thích: Từ đầu năm 90 của thế kỉ XX, kinh tế Nhật Bản lâm vào tình trạng suy thoái kéo dài. Nhưng Nhật Bản vẫn là một trong ba trung tâm kinh tế – tài chính lớn của thế giới.
Câu 37. Hiệp ước an ninh Mĩ – Nhật được kí kết nhằm mục đích gì?
A. Nhật Bản muốn lợi dụng vốn và kĩ thuật của Mĩ để phát triển kinh tế.
B. Biến Nhật Bản trở thành căn cứ quân sự duy nhất của Mĩ ở khu vực châu Á.
C. Hình thành một liên minh chống lại các nước xã hội chủ nghĩa và phong trào giải phóng dân tộc vùng viễn Đông.
D. Tạo thế cân bằng về lực lượng quân sự giữa Mĩ và Nhật.
Đáp án: C
Giải thích: Hiệp ước an ninh Mĩ – Nhật được kí kết nhằm hình thành một liên minh chống lại các nước xã hội chủ nghĩa và phong trào giải phóng dân tộc vùng viễn Đông.
Câu 38. Đặc điểm nào sau đây là đặc điểm nổi bật trong quan hệ đối ngoại của Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai?
A. Không đưa quân đi tham chiến ở nước ngoài.
B. Liên minh chặt chẽ với Mĩ
C. Cạnh tranh gay gắt với Mĩ và các nước Tây Âu.
D. Phát triển kinh tế đối ngoại, xâm nhập và mở rộng phạm vi thế lực bằng kinh tế ở khắp mọi nơi, đặc biệt là Đông Nam Á.
Đáp án: B
Giải thích: Điểm xuyên suốt trong chính sách đối ngoại của Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai là liên minh chặt chẽ với Mĩ, thể hiện qua việc kí Hiệp ước an ninh Mĩ – Nhật (1951) và khẳng định hiệp ước này kéo dài vĩnh viễn.
Câu 39.Nhật Bản trở thành thành viên của Liên hợp quốc vào năm nào?
A. Năm 1956. B. Năm 1973. C. Năm 1977. D. Năm 1991.
Đáp án: A
Giải thích: Năm 1956, Nhật Bản trở thành thành viên của Liên hợp quốc.
Câu 40. Ba trung tâm kinh tế tài chính lớn của thế giới hình thành vào thập niên 70 của thế kỉ XX là
A. Mĩ, Anh, Pháp.
B. Mĩ, Liên Xô, Nhật Bản.
C. Mĩ, Nhật Bản, Tây Âu.
D. Mĩ, Đức, Nhật Bản.
Đáp án: C
Giải thích: Ba trung tâm kinh tế tài chính lớn của thế giới hình thành vào thập niên 70 của thế kỉ XX là Mĩ, Nhật Bản, Tây Âu.
Câu 41. GDP giành cho quốc phòng của Nhật Bản chỉ dưới 1% tổng GDP vì
A. nền công nghiệp quốc phòng của Nhật phát triển mạnh mẽ.
B. Nhật đứng dưới “chiếc ô” bảo hộ hạt nhân của Mĩ.
C. Nhật thực hiện chính sách đối ngoại hòa bình, trung lập.
D. Nhật đã có lực lượng quân đội thường trực hùng mạnh.
Đáp án: B
Giải thích: GDP giành cho quốc phòng của Nhật chỉ dưới 1% tổng GDP vì Nhật đứng dưới “chiếc ô” bảo hộ hạt nhân của Mĩ.
Câu 42. Tháng 8 – 1977, ở Nhật có sự kiện gì thể hiện sự thay đổi trong chính sách ngoại giao?
A. Hiệp ước hòa bình và hữu nghị Nhật -Trung.
B. Học thuyết Kai-phu.
C. Học thuyết Phucađa.
D. Học thuyết Hayatô.
Đáp án: C
Giải thích: Tháng 8 – 1977, Học thuyết Phucưđa được Nhật Bản thực hiện nhằm tăng cường quan hệ
Câu 43. Nội dung cơ bản của học thuyết Hasimôtô mà Chính phủ Nhật Bản đưa ra năm 1997 là
A. chú trọng phát triển quan hệ với các nước Đông Nam Á và tổ chức ASEAN.
B. tăng cường quan hệ chiến lược với các nước khu vực Đông Bắc Á.
C. tăng cường quan hệ hợp tác với các nước châu Phi và Mĩ Latinh.
D. coi trọng việc hợp tác với các nước xã hội chủ nghĩa.
Đáp án: A
Giải thích: Nội dung cơ bản của học thuyết Hasimôtô mà Chính phủ Nhật Bản đưa ra năm 1997 là chú trọng phát triển quan hệ với các nước Đông Nam Á và tổ chức ASEAN.
Câu 44. Sự kiện đánh dấu sự “trở về” châu Á của Nhật Bản là
A. Hiệp ước hoà bình và hữu nghị Trung- Nhật được kí kết (1978).
B. học thuyết Kai-phu (1991) được đề ra.
C. học thuyết Phu-cư-đa (1977) được đề ra.
D. Hiệp ước an ninh Mĩ – Nhật được kéo dài vĩnh viễn.
Đáp án: C
Giải thích: Năm 1977, Chính phủ Nhật Bản đề ra học thuyết Phu-cư-đa với nội dung chủ yếu là tăng cường quan hệ với các nước Đông Nam Á và tổ chức ASEAN. Học thuyết này đã chứng tỏ sự “trở về” châu Á của Nhật Bản.
Câu 45. Hai sự kiện nào sau đây xảy ra trong năm 1956 và có ý nghĩa quan trọng trong chính sách đối ngoại của Nhật?
A. Bình thường hóa quan hệ với Liên Xô và gia nhập Liên hợp quốc.
B. Thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam và Trung Quốc.
C. Thiết lập quan hệ ngoại giao với Mĩ và tây Âu.
D. Thiết lập quan hệ ngoại giao với ASEAN và Liên minh châu Âu.
Đáp án: A
Giải thích: Năm 1956, Nhật Bản bình thường hóa quan hệ với Liên Xô và gia nhập Liên hợp quốc.
Câu 46. Trong bối cảnh Chiến tranh lạnh, về quân sự, Nhật Bản khác với các nước tư bản Tây Âu ở chỗ
A. không tham gia bất kì tổ chức quân sự nào của Mĩ.
B. không sản xuất vũ khí cho Mĩ.
C. không có quân đội thường trực.
D. không có lực lượng phòng vệ.
Đáp án: C
Giải thích: Trong bối cảnh Chiến tranh lạnh, về quân sự, Nhật Bản khác với các nước tư bản Tây Âu ở chỗ không có quân đội thường trực vì Nhật đặt dưới sự bảo hộ hạt nhân của Mĩ.
Câu 47. Nguyên nhân chính nào giúp Nhật Bản không chi tiêu nhiều cho chi phí quốc phòng?
A. Nhật nằm trong vùng thường xảy ra thiên tai, động đất, sóng thần.
B. Nhật nằm trong “ô bảo vệ hạt nhân” của Mĩ.
C. Tài nguyên khoáng sản không nhiều, nợ nước ngoài lớn.
D. Dân cư đông không thích hợp đầu tư nhiều vào quốc phòng.
Đáp án: B
Giải thích: Nguyên nhân chính khiến Nhật Bản không chi tiêu nhiều cho quốc phòng là Nhật nằm trong “ô bảo vệ hạt nhân” của Mĩ.
Câu 48. Theo Hiến pháp hiện nay, ai là người đứng đầu Chính phủ ở Nhật Bản?
A. Tổng thống.
B. Chủ tịch Quốc hội.
C. Thiên hoàng.
D. Thủ tướng.
Đáp án: D
Giải thích: Theo Hiến pháp hiện nay của Nhật Bản, Thủ tướng là người đứng đầu Chính phủ ở Nhật.
Câu 49. Việt Nam có thể rút ra bài học gì về sự phát triển kinh tế của Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai?
A. Khai thác triệt để nguồn tài nguyên thiên nhiên.
B. Liên minh chặt chẽ với các cường quốc tư bản.
C. Đầu tư phát triển khoa học và chú trọng giáo dục.
D. Giảm chi phí cho quốc phòng để tập trung phát triển kinh tế.
Đáp án: C
Giải thích: Đầu tư phát triển khoa học và chú trọng giáo dục là một trong những yếu tố khiến đất nước phát triển bền vững. Để thúc đẩy kinh tế phát triển, Nhật Bản đặc biệt chú trọng vào công tác giáo dục, coi đây là nền móng để tạo nên sự phát triển lâu dài. Vì vậy, Việt Nam có thể rút ra bài học về đầu tư phát triển khoa học và chú trọng giáo dục của Nhật.
Câu 50. Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945) có tác động như thế nào đến tình hình Nhật Bản sau khi bước ra khỏi cuộc chiến?
A. Tàn phá nặng nề đất nước Nhật.
B. Giúp Nhật Bản giàu lên nhanh chóng.
C. Mang lại cho Nhật Bản nhiều thuộc địa.
D. Giúp Nhật Bản tăng cường ảnh hưởng.
Đáp án: A
Giải thích: Sự thất bại của Nhật Bản trong Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945) đã để lại cho Nhật Bản những hậu quả hết sức nặng nề: khoảng 3 triệu người chết và mất tích; 40% đô thị, 80% tàu bè, 34% máy móc công nghiệp bị phá hủy; 13 triệu người thất nghiệp; thảm họa đói rét đe dọa toàn nước Nhật.
Câu 51. Lực lượng thực hiện cải cách dân chủ ở Nhật Bản trong những năm 1945–1952 là
A. Chính phủ Nhật Bản
B. Thiên Hoàng
C. Nghị viện Nhật Bản
D. Bộ chỉ huy tối cao lực lượng quân đồng minh
Đáp án: D
Giải thích: Bộ chỉ huy tối cao lực lượng đồng minh (SCAP) đã thực hiện các cải cách dân chủ ở Nhật Bản từ năm 1945 đến năm 1952.
Câu 52. Từ năm 1952 đến năm 1973, tình trạng mất cân đối của kinh tế Nhật Bản được biểu hiện như thế nào?
A. Kinh tế chủ yếu phát triển ở ba trung tâm là Tôkiô, Ôxaca và Nagôia, giữa công nghiệp và nông nghiệp.
B. Chưa giải quyết được mối quan hệ giữa tăng trưởng với công bằng xã hội.
C. Chênh lệch giữa thành thị và nông thôn, sự cạnh tranh quyết liệt của Mĩ và Tây Âu.
D. Tồn tại tình trạng phân biệt giàu nghèo, giữa công nghiệp và nông nghiệp.
Đáp án: A
Giải thích:Một trong những hạn chế, khó khăn của Nhật Bản giai đoạn 1952 – 1973 là vẫn còn tồn tại tình trạng mất cân đối, tập trung chủ yếu vào ba trung tâm Tôkiô, Ôxaca và Nagôia, giữa công nghiệp và nông nghiệp cũng có sự mất cân đối.
Câu 53. Nội dung nào sau đây không phải là biện pháp khôi phục đất nước của Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai?
A. Nhận viện trợ của Mĩ qua hình thức vay nợ để phát triển.
B. Xây dựng lực lượng quân sự hùng mạnh để đối phó với Trung Quốc.
C. Ban hành Hiến pháp mới và tiến hành nhiều cải cách dân chủ tiến bộ
D. Loại bỏ chủ nghĩa quân phiệt và bộ máy chiến tranh của Nhật Bản.
Đáp án: B
Giải thích: Xây dựng lực lượng quân sự hùng mạnh để đối phó với Trung Quốc không phải là biện pháp khôi phục đất nước của Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai vì sau chiến tranh Nhật không được xây dựng quân đội thường trực và nằm dưới “chiếc ô” hạt nhân của Mĩ.
Câu 54. Điểm giống nhau giữa Nhật Bản và bốn “con rồng” kinh tế của châu Á trong thế kỉ XX là
A. đều đẩy mạnh cải cách dân chủ, cải cách mở cửa, hội nhập quốc tế.
B. không đặt quan hệ với các nước xã hội chủ nghĩa.
C. không chi nhiều tiền của cho quốc phòng, an ninh
D. không tham gia bất kì liên minh chính trị, quân sự nào
Đáp án: A
Giải thích: Điểm giống nhau giữa Nhật Bản và bốn “con rồng” kinh tế của châu Á trong thế kỉ XX là đều đẩy mạnh cải cách dân chủ, cải cách mở cửa, hội nhập quốc tế. Đây là yếu tố giúp nền kinh tế các nước này phát triển mạnh mẽ.