Chương 1: Việt Nam từ năm 1919 đến năm 1930

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 12: tại đây

Câu 1: Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai (1919-1929) của thực dân Pháp ở Đông Dương được diễn ra trong hoàn cảnh nào?

A. Nước Pháp đang chuyển sang giai đoạn chủ nghĩa đế quốc

B. Nước Pháp bị thiệt hại nặng nề do cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam

C. Nước Pháp bị thiệt hại nặng nề do cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918)

D. Tình hình kinh tế, chính trị ở Pháp ổn định

Lời giải: 

Mặc dù là nước thắng trận nhưng Pháp là nước bị thiệt hại nặng nề nhất trong chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918) với hơn 1,4 triệu người chết, thiệt hại về vật chất lên đến 200 tỉ phrăng => để bù đắp lại thiệt hại của chiến tranh, thực dân Pháp đã tiến hành cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai (1919-1929)

Đáp án cần chọn là: C

Câu 2: Thực dân Pháp tiến hành cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Đông Dương (1919 – 1929) khi

A. Hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc tan rã.

B. Thế giới tư bản đang lâm vào khủng hoảng thừa.

C. Cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc.

D. Kinh tế các nước tư bản đang trên đà phát triển.

Lời giải: 

Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc đã để lại hậu quả nặng nề đối với Pháp => Pháp đã tiến hành cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Đông Dương (1919 – 1929) để bù đắp thiệt hại của chiến tranh gây ra.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 3: Ngành kinh tế nào được thực dân Pháp đầu tư nhiều nhất trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai (1919 – 1929) ở Đông Dương?

A. Nông nghiệp

B. Công nghiệp

C. Tài chính- ngân hàng

D. Giao thông vận tải

Lời giải: 

Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai (1919-1929), thực dân Pháp đã đầu tư vốn với tốc độ nhanh, quy mô lớn vào các ngành kinh tế Việt Nam, trong đó nhiều nhất là vào nông nghiệp, chủ yếu là đồn điền cao su.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 4: Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Đông Dương (1919 – 1929), thực dân Pháp tập trung đầu tư vào

A. Đồn điền cao su.

B. Công nghiệp hóa chất.

C. Công nghiệp luyện kim. 

D. Ngành chế tạo máy.

Lời giải: 

Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai (1919 – 1929), thực dân Pháp tập trung vào nông nghiệp (đồn điền cao su) để cung cấp nguyên liệu chiến lược cho sự phát triển của công nghiệp Pháp.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 5: Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Đông Dương (1919 – 1929), thực dân Pháp chú trọng đầu tư vào

a. Công nghiệp luyện kim.

B. Công nghiệp hóa chất.

C. Chế tạo máy.                 

D. Khai thác mỏ.

Lời giải: 

Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai (1919 – 1929), thực dân Pháp chủ trọng đầu tư vào nông nghiệp (đồn điền cao su) và khai thác mỏ (trước hết là các mỏ than) nhằm phục vụ cho sự phát triển của nền kinh tế chính quốc.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 6: Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai (1919 – 1929), thực dân Pháp đã thực hiện biện pháp gì để nắm quyền chỉ huy nền kinh tế Đông Dương?

A. Tăng cường thu thuế

B. Phát hành tiền giấy bạc

C. Tăng cường nhập khẩu hàng hóa Pháp 

D. Nâng mức thuế quan đối với hàng hóa các nước khác

Lời giải: 

Ngân hàng Đông Dương nắm quyền chỉ huy toàn bộ nền kinh tế Đông Dương thông qua việc phát hành tiền giấy và cho vay lãi

Đáp án cần chọn là: B

Câu 7: Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai (1919), thực dân Pháp sử dụng biện pháp nào để tăng ngân sách Đông Dương?

A. Mở rộng quy mô sản xuất

B. Khuyến khích phát triển công nghiệp nhẹ

C. Tăng thuế và cho vay lãi

D. Mở rộng trao đổi buôn bán

Lời giải: 

Để tăng thêm ngân sách Đông Dương, thực dân Pháp phát hành tiền giấy và cho vay lãi. Ngoài ra, Pháp còn thực hiện biện pháp tăng thuế. Chính vì thế, ngân sách Đông Dương thu được năm 1930 tăng gấp ba lần so với năm 1912.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 8: Sau cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai (1919 – 1929) của thực dân Pháp, trong xã hội Việt Nam xuất hiện những giai cấp mới nào?

A. Công nhân, tư sản

B. Tư sản, tiểu tư sản

C. Tiều tư sản, Công nhân, tư sản

D. Tiểu tư sản, công nhân

Lời giải: 

Dưới tác động của chính sách khai thác thuộc địa, xã hội Việt Nam có sự chuyển biến mới với sự ra đời của hai giai cấp là tư sản và tiểu tư sản.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 9: Giai cấp công nhân Việt Nam dưới tác động của cuộc khai thác thuộc đia lần thứ hai có sự chuyển biến như thế nào?

A. Tăng nhanh về số lượng

B. Tăng nhanh về chất lượng

C. Tăng nhanh về số lượng và chất lượng

D. Vươn lên lãnh đạo phong trào giải phóng dân tộc

Lời giải: 

– Tăng nhanh về số lượng: đến năm 1929, trong các doanh nghiêp của người Pháp ở Đông Dương, chủ yếu là Việt Nam, số lượng công nhân có trên 22 vạn người.

– Tăng nhanh về chất lượng: chịu ảnh hưởng của trào lưu cách mạng vô sản, nên đã nhanh chóng vươn lên thành một động lực của phong trào dân tộc dân chủ theo khuynh hướng cách mạng tiên tiến của thời đại.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 10: Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai (1919 – 1929), sau khi ra đời, giai cấp tư sản Việt Nam đã bị phân hóa thành những bộ phận nào?

A. Tư sản công nghiệp và tư sản thương nghiệp.

B. Tư sản dân tộc và tư sản công thương.

C. Tư sản mại bản và tư sản công nghiệp.

D. Tư sản mại bản và tư sản dân tộc.

Lời giải: 

Giai cấp tư sản Việt Nam ra đời sau Chiến tranh thế giới thứ nhất và phân hóa thành hai bộ phận là tư sản mại bản và tư sản dân tộc. Tầng lớp tư sản mại bản có quyền lợi gắn với đế quốc nên câu kết chặt chẽ với chúng. Tầng lớp tư sản dân tộc có xu hướng kinh doanh độc lập nên ít nhiều có khuynh hướng dân tộc và dân chủ.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 11: Tầng lớp tư sản mại bản có thái độ chính trị như thế nào đối với phong trào cách mạng Việt Nam

A. Quyền lợi gắn với đế quốc, thái độ phản động, kẻ thù của cách mạng

B. Ít nhiều có tinh thần dân tộc, nhưng không kiên định, dễ thỏa hiệp, cải lương

C. Yêu nước, có tinh thần chống đế quốc, chống phong kiến cao

D. Là lực lượng lãnh đạo cách mạng

Lời giải: 

Giai cấp tư sản Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất được phân hóa thành hai bộ phận: tư sản mại bản và tư sản dân tộc. Trong đó, tư sản mại bản có quyền lợi gắn với đế quốc nên câu kết chặt chẽ với chúng.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 12: Tầng lớp tư sản dân tộc ra đời xuất phát từ

A. một số người đứng ra hoạt động công thương nghiệp.

B. một số người nông dân giàu có chuyển hướng kinh doanh.

C. một số tiểu tư sản vốn có ít vốn chuyển hướng kinh doanh.

D. từ Pháp du nhập vào Việt Nam.

Lời giải: 

Mầm mống ra đời của tầng lớp tư sản dân tộc xuất phát từ một số người đứng ra hoạt động công thương nghiệp. Trong quá trình khai thác thuộc địa, thực dân Pháp cần có những người làm trung gian, đại lý tiêu thụ hoặc thu mua hàng hóa, cung ứng nguyên vật liệu. Nhờ buôn bán họ trở tên giàu có. Đó chính là những lớp người đầu tiên của tư sản Việt Nam

Đáp án cần chọn là: A

Câu 13: Giai cấp nào trong xã hội Việt Nam đầu thế kỉ XX có quan hệ gắn bó với giai cấp nông dân?

A. Công nhân

B. Địa chủ

C. Tư sản

D. Tiểu tư sản

Lời giải: 

Giai cấp công nhân Việt Nam có nguồn gốc xuất thân từ giai cấp nông dân (một bộ phận nông dân bị mất ruộng đất do chính sách cướp đoạt ruộng đất của đế quốc và địa chủ phong kiến đã ra thành thị, đến các nhà máy, đồn điền, hầm mỏ tình kiếm việc làm và trở thành công nhân) nên giữa hai giai cấp có quan hệ gắn bó mật thiết => cơ sở để thiết lập liên minh công- nông trong phong trào cách mạng 1930 – 1931 sau này.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 14: Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, lực lượng xã hội có khả năng vươn lên nắm ngọn cờ lãnh đạo cách mạng Việt Nam là

A. Nông dân

B. Văn thân sĩ phu 

C. Địa chủ

D. Công nhân

Lời giải: 

Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, giai cấp công nhân là lực lượng có khả năng vươn lên nắm ngọn cờ lãnh đạo cách mạng Việt Nam. Đây là giai cấp tiên tiến, có tinh thần cách mạng triệt để.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 15: Bộ phận nào của giai cấp địa chủ đầu thế kỉ XX có tinh thần chống Pháp, tích cực tham gia phong trào dân tộc dân chủ chống đế quốc và tay sai?

A. Đại địa chủ

B. Trung địa chủ

C. Tiểu địa chủ

D. Trung, tiểu địa chủ

Lời giải: 

Giai cấp địa chủ bị phân hóa thành 3 bộ phận khá rõ rệt là tiểu địa chủ, trung địa chủ và đại địa chủ. Hình thành và phát triển trong một dân tộc có truyền thống yêu nước chống ngoại xâm, nên một bộ phận không ít trung và tiểu địa chủ có ý thức dân tộc chống thực dân Pháp và tay sai.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 16: Trung và tiểu địa chủ Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất là lực lượng

A. có tinh thần chống Pháp và tay sai.         

B. làm tay sai cho Pháp.

C. bóc lột nông dân và làm tay sai cho Pháp.

D. thỏa hiệp với Pháp.

Lời giải: 

Sau chiến tranh thế giới thứ nhất (trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai), một bộ phận không nhỏ trung và tiểu địa chủ có tham gia phong trào dân tộc dân chủ chống thực dân Pháp và thế lực phản động tay sai.

=> Trung và tiểu địa chủ là bộ phận có tinh thần chống Pháp và tay sai.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 17: Ai là tác giả của chương chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp ở Đông Dương?

A. Pô-đu-me

B. Anbe-xarô

C. Pôn-bô

D. Va-ren

Lời giải: 

Chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp ở Đông Dương do toàn quyền Đông Dương Anbe- Xarô vạch ra được triển khai từ sau Chiến tranh thế giới thứ nhất (1919) đến trước khủng hoảng kinh tế thế giới (1929-1933)

Đáp án cần chọn là: B

Câu 18: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai (1919 – 1929) của thực dân Pháp đến nền kinh tế Việt Nam?

A. Cơ cấu kinh tế phát triển mất cân đối

B. Kinh tế có sự chuyển biến ít nhiều nhưng chỉ mang tính cục bộ

C. Kinh tế Việt Nam ngày càng cột chặt vào kinh tế Pháp

D. Kinh tế Việt Nam phát triển mạnh theo hướng tư bản chủ nghĩa

Lời giải: 

Với cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai (1919 – 1929), nền kinh tế của tư bản Pháp ở Đông Dương có bước phát triển mới. Trong quá trình đầu tư vốn và mở rộng khai thác thuộc địa, thực dân Pháp có đầu tư kĩ thuật và nhân lực, song rất hạn chế. Cơ cấu kinh tế Việt Nam có sự chuyển biến ít nhiều song chỉ mang tính chất cục bộ ở một số vùng, còn phổ biến vẫn trong tình trạng nghèo nàn, lạc hậu, phát triển mất cân đối. Kinh tế Đông Dương ngày càng bị cột chặt vào kinh tế Pháp và Đông Dương vẫn là thị trường độc chiếm của tư bản Pháp.

=> Đáp án D: kinh tế Việt Nam phát triển mạnh theo hướng tư bản chủ nghĩa không phải là sự chuyển biến của nền kinh tế Việt Nam dưới tác động của chính sách khai thác thuộc địa lần thứ hai (1919 – 1929) của thực dân Pháp.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 19: Đối tượng và mục đích của Pháp trong việc tăng cường đầu tư vào công nghiệp trong công cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Việt Nam là gì?

A. Phát triển các ngành công nghiệp nhẹ để cạnh tranh với các nước tư bản khác.

B. Đầu tư để phát triển tất cả các ngành công nghiệp ở thuộc địa.

C. Chú trọng công nghiệp khai khoáng và công nghiệp chế biến để thu lợi nhuận cao và phục vụ nhu cầu của tư bản Pháp ở Việt Nam.

D. Phát triển ngành công nghiệp nặng để thu lợi nhuận cao.

Lời giải: 

– Công nghiệp được tăng cường vốn đầu tư và mở rộng quy mô sản xuất.

+ Tư bản Pháp tiếp tục gia tăng tốc độ đầu tư khai mỏ, nhất là mỏ than (năm 1911 diện tích mỏ là 6 vạn ha; năm 1930 là 43 vạn ha, gấp 7 lần). Những năm 20, nhiều công ti khai mỏ mới được thành lập như: Công ti than Hạ Long, Đồng Đăng, Tuyên Quang, Đông Triều, Công ti than và mỏ kim khí Đông Dương… Sản lượng than khai thác tăng qua các năm: năm 1919 đạt 665.000 tấn; năm 1929 đạt 1.972.000 tấn, gấp 3 lần.

+ Về công nghiệp chế biến được Pháp chú ý đầu tư là ngành dệt, vật liệu xây dựng, xay xát, điên nước, nấu đường, chưng cất rượu. Bên canh các công ty, các cơ sở công nghiệp chế biến cũ như nhà máy xi măng Hải Phòng, các nhà máy tơ sợi và dệt ở Hà Nội, Nam Định, Hải Phòng, Sài Gòn; các nhà máy xay xát gạo, chế biến rượu làm đường ở Hải Dương, Hà Nội, Nam Định, Chợ Lớn đề được nâng cấp và mở rộng quy mô sản xuất.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 20: Mâu thuẫn giai cấp cơ bản nhất trong xã hội Việt Nam thuộc địa đầu thế kỉ XX là mâu thuẫn giữa các lực lượng xã hội nào?

A. Nông dân với địa chủ phong kiến

B. Tư sản với vô sản

C. Toàn thể dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp và tay sai

D. Nông dân với đế quốc Pháp

Lời giải: 

Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất đến cuối những năm 20. Mâu thuẫn trong xã hội Việt Nam ngày càng sâu sắc, trong đó chủ yếu là mâu thuẫn giữa toàn thể nhân dân ta với thực dân Pháp và phản đông tay sai. Tuy nhiên, đó là mâu thuẫn dân tộc, mâu thuẫn giai cấp cơ bản nhất vẫn là mâu thuẫn giữa nông dân với địa chủ phong kiến.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 21: Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, xã hội Việt Nam tồn tại nhiều mâu thuẫn, trong đó mâu thuẫn nào là cơ bản nhất?

A. Mâu thuẫn giữa nông dân và địa chủ.

B. Mâu thuẫn giữa công nhân và tư bản.

C. Mâu thuẫn giữa nhân dân Việt Nam với thực dân Pháp.

D. Mâu thuẫn giữa tư sản và địa chủ.

Lời giải: 

Sau chiến tranh thế giới thứ nhất đến cuối những năm 20, mâu thuẫn trong xã hội Việt Nam ngày càng sâu sắc, trong đó chủ yếu là mâu thuẫn giữa toàn thể nhân dân ta với thực dân Pháp và phản động tay sai.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 22: Mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp và tay sai sau Chiến tranh thế giới thứ nhất thuộc loại mâu thuẫn gì?

A. Mâu thuẫn cơ bản

B. Mâu thuẫn chủ yếu

C. Mâu thuẫn đối kháng

D. Mâu thuẫn cơ bản và chủ yếu

Lời giải: 

Trong xã hội Việt Nam thuộc địa, mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp và tay sai vừa là mâu thuẫn cơ bản, vừa là mâu thuẫn chủ yếu. Đây là mâu thuẫn cần phải giải quyết trước tiên. Vì thế, trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng (1930) sau đó đã đề ra nhiệm vụ chiến lược của cách mạng nước ta là chống đế quốc trước, chống phong kiến sau.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 23: Cơ sở nào đã dẫn đến sự phân hóa xã hội Việt Nam trong những năm Chiến tranh thế giới thứ nhất?

A. Chính sách về kinh tế, văn hóa của Pháp ở Việt Nam

B. Những biến động về xã hội ở Việt Nam

C. Chính sách thống trị của Pháp và những biến động về kinh tế ở Việt Nam

D. Pháp là một bên tham chiến trong Chiến tranh thế giới thứ nhất

Lời giải: 

Chính sách thống trị của thực dân Pháp và những biến động về kinh tế ở Việt Nam trong 4 năm chiến tranh đã tác động mạnh đến tình hình xã hội ở Việt Nam, làm cho xã hội tiếp tục có sự phân hóa sâu sắc.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 24: Mục đích chung của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1897-1914) và cuộc khai thác thuộc địa lần hai (1919-1929) thực dân Pháp thực hiện ở Đông Dương là

A. Bù đắp thiệt hại chiến tranh

B. Phát triển kinh tế chính quốc

C. Thúc đẩy kinh tế thuộc địa phát triển

D. Bù đắp thiệt hại chiến tranh và làm giàu cho chính quốc

Lời giải: 

Cả hai cuộc khai thác thuộc địa thực dân Pháp thực hiện ở Đông Dương đầu thế kỉ XX đều nhằm bù đắp thiệt hại của các cuộc chiến tranh (lần thứ nhất là cuộc xâm lược vũ trang và bình định của thực dân Pháp ở Việt Nam (1858-1896); lần thứ hai là cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918) và làm giàu cho chính quốc bằng cách vơ vét sức người sức của, đặc biệt là các nguyên liệu quan trọng cho sự phát triển của công nghiệp Pháp.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 25: Một trong những điểm mới của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai (1919-1929) so với cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1897-1914) của thực dân Pháp ở Đông Dương là

A. lĩnh vực khai mỏ được đầu tư nhiều nhất

B. nguồn vốn đầu tư chủ yếu là của tư bản nhà nước

C. Pháp đầu tư với quy mô lớn, tốc độ nhanh

D. ngành giao thông vận tải được đầu tư nhiều nhất

Lời giải: 

Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Đông Dương, thực dân Pháp tăng cường đầu tư với tốc độ nhanh, quy mô lớn vào các ngành kinh tế của Việt Nam. Chỉ trong vòng 6 năm (1924-1929), số vốn đầu tư vào Đông Dương, chủ yếu là Việt Nam lên khoảng 4 tỉ phrăng. Trong đó, vốn đầu tư vào nông nghiệp nhiều nhất, chủ yếu là đồn điền cao su.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 26: Đâu không phải là điểm giống nhau giữa giai cấp công nhân ở các nước tư bản phương Tây với giai cấp công nhân ở Việt Nam?

A. Đều đại diện cho phương thức sản xuất tiên tiến.

B. Đều sống tập trung.

C. Đều có tinh thần cách mạng triệt để.

D. Đều ra đời trước giai cấp tư sản

Lời giải: 

Đặc điểm chung của giai cấp công nhân trên thế giới là họ là lực lượng đại diện cho phương thức sản xuất tiên tiến, sống tập trung và có tinh thần cách mạng triệt để.

Còn về thời gian ra đời, nếu ở các nước tư bản phương Tây giai cấp tư sản ra đời, tiến hành tước đoạt tư liệu sản xuất của nông dân, thợ thủ công biến họ thành những người công nhân làm thuê; thì ở Việt Nam giai cấp công nhân lại ra đời trước giai cấp tư sản do tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp (1897 – 1914).

=> Đáp án D: giai cấp công nhân đều ra đời trước giai cấp tư sản không phải điểm chung của giai cấp công nhân Việt Nam và giai cấp công nhân quốc tế.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 27: Tại sao sau Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918) phong trào yêu nước Việt Nam lại mang những màu sắc mới mà các phong trào trước đây không có được?

A. Do tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần 2

B. Do sự du nhập của các hệ tư tưởng mới

C. Do sự phân hóa giai cấp và sự du nhập của các hệ tư tưởng mới

D. Do sự phát triển của những mâu thuẫn trong xã hội

Lời giải: 

Dưới tác động của chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp, cơ cấu xã hội Việt Nam có sự chuyển biến với sự ra đời của hai giai cấp mới là tư sản và tiểu tư sản. Xã hội Việt Nam đã có đầy đủ những giai cấp của một xã hội hiện đại. Những giai cấp mới tiếp thu những hệ tư tưởng mới (tư sản, vô sản) đã làm cho phong trào yêu nước ở Việt Nam sau chiến tranh thế giới thứ nhất mang những màu sắc mới mà các phong trào trước đây không có được. Hơn nữa, tư tưởng dân chủ tư sản đã thực sự du nhập sâu vào Việt Nam và bắt đầu thành lập tổ chức mạnh nhất đó là: Việt Nam Quốc dân đảng. Song song với nó là sự phát triển của khuynh hướng vô sản và sự họa động tích cực của Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên đưa đến ra đời của ba tổ chức cộng sản, chuẩn bị trực tiếp cho sự thành lập Đảng Cộng sản sau đó.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 28: Lĩnh vực nhận được vốn đầu tư nhiều nhất của thực dân Pháp trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1897-1914) có điểm gì khác so với cuộc khai thác thuộc địa lần hai (1919-1929)?

A. Tập trung vào nông nghiệp

B. Tập trung vào công nghiệp khai thác mỏ

C. Tập trung vào giao thông vận tải

D. Tập trung vào tài chính- ngân hàng

Lời giải: 

Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1897-1914), lĩnh vực nhận được vốn đầu tư nhiều nhất của thực dân Pháp là giao thông vận tải. Do hệ thống cơ sở hạ tầng ở Đông Dương quá lạc hậu, không thể đáp ứng cho nhu cầu khai thác. Còn trong khai thác thuộc địa lần thứ hai (1919 – 1929), lĩnh vực nhận được đầu tư nhiều nhất là nông nghiệp, đặc biệt là các đồn điền trồng cao su.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 29: Để độc chiếm thị trường Đông Dương, Pháp đánh thuế rất nặng vào hàng hóa của các nước nào khi nhập vào thị trường Đông Dương?

A. Hàng hóa của Ấn Độ.          

B. Hàng hóa củaTrung Quốc, Nhật Bản.

C. Hàng hóa của Thái Lan, Xin-ga-po.

D. Hàng hóa của Triều Tiên, Mông Cổ.

Lời giải: 

Để độc chiếm thị trường Việt Nam, khiến kinh tế Việt Nam lệ thuộc vào kinh tế chính quốc, Pháp đã đánh thuế rất nặng vào hàng hóa của nước ngoài khi nhập vào thị trường Đông Dương, đặc biệt là hàng hóa của Trung Quốc và Nhật Bản.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 30: Điểm khác nhau trong cơ cấu vốn đầu tư của thực dân Pháp giữa trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai (1919-1929) so với cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1897-1914) là

A. Chủ yếu là vốn của tư bản tư nhân

B. Chủ yếu là vốn của tư bản nhà nước

C. Chủ yếu là vốn của tư bản tài chính

D. Chủ yếu là vốn của tư bản độc quyền

Lời giải: 

Trong cơ cấu vốn của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp ở Đông Dương (1919-1929), vốn đầu tư chủ yếu thuộc về tư bản tư nhân. Do thời kì này hệ thống cơ sở hạ tầng ở Đông Dương đã được đầu tư hoàn thiện, tình hình chính trị tương đối ổn định. Đây là điểm khác so với cuộc Khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1897 – 1914).

Đáp án cần chọn là: A

Câu 31: Điểm giống nhau cơ bản giữa giai cấp tư sản ở các nước tư bản phương Tây với giai cấp tư sản ở các nước thuộc địa là

A. Địa vị xã hội

B. Thế lực kinh tế

C. Tư hữu về tư liệu sản xuất

D. Thời gian ra đời

Lời giải: 

Điểm giống nhau cơ bản của giai cấp tư sản ở các nước tư bản phương Tây và giai cấp tư sản ở các nước thuộc địa là họ đều là giai cấp tư hữu về tư liệu sản xuất, bóc lột giai cấp công nhân bằng giá trị thặng dư.

Ở các nước phương Tây, giai cấp tư sản ra đời sớm gắn liền với sự ra đời của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa, là giai cấp bóc lột và có thế lực về kinh tế. Còn ở các nước thuộc địa, giai cấp tư sản ra đời muộn gắn liền với các cuộc khai thác thuộc địa của chủ nghĩa thực dân, là giai cấp bị bóc lột và thế lực kinh tế nhỏ yếu.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 32: Nội dung nào phản ánh đúng đặc điểm của tư sản dân tộc Việt Nam trong 30 năm đầu thế kỷ XX?

A. Ra đời sau giai cấp nông nhân, có thế lực kinh tế nhưng không có địa vị chính trị.

B. Ra đời trước giai cấp nông nhân, có thế lực kinh tế và địa vị chính trị.

C. Ra đời trước giai cấp công nhân, yếu ớt về kinh tế nhưng có địa vị chính trị.

D. Ra đời sau giai cấp công nhân, nhỏ yếu về kinh tế và không có địa vị chính trị.

Lời giải: 

Khác với giai cấp tư sản ở nhiều nước trên thế giới – ra đời trước giai cấp công nhân và có thế lực kinh tế cũng như địa vị chính trị mạnh. Tư sản dân tộc Việt Nam ra đời trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai (giai cấp công nhân ra đời trong cuộc khai thác thuộc địa lần một). Tư sản dân tộc Việt Nam ra đời muộn còn bị thực dân Pháp chèn ép nên nhỏ yếu về kinh tế và không có địa vị chính trị. Chính vì thế, các cuộc đấu tranh của tư sản dân tộc tuy có sôi nổi nhưng khi được Pháp nhượng bộ một số quyền lợi về kinh tế thì lại nhượng bộ chúng.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 33: Vì sao giai cấp công nhân Việt Nam có tinh thần cách mạng triệt để?

A. Xuất thân từ nông dân.

B. Bị bóc lột nặng nề.

C. Sớm được tiếp thu tư tưởng của chủ nghĩa Mác Lê-nin.

D. Xuất thân từ nông dân. Liên hệ máu thịt với nông dân.

Lời giải: 

Giai cấp công nhân Việt Nam có tinh thần cách mạng triệt để nhất:

– Giai cấp công nhân, con đẻ của nền sản xuất đại công nghiệp, lại bị giai cấp tư sản bóc lột nặng nề, có lợi ích cơ bản đối lập trực tiếp với lợi ích của giai cấp tư sản. Điều kiện sống, điều kiện lao động trong chế độ TBCN đã chỉ cho họ thấy, họ chỉ có thể được giải phóng bằng cách giải phóng toàn xã hội khỏi chế độ TBCN. Bởi đấu tranh nếu mất công nhân chỉ mất đi chiếc áo rách còn nếu được sẽ là cả giang san.

– Trong quá trình xây dựng CNXH, giai cấp công nhân không gắn với tư hữu, do vậy, họ cũng kiên định trong công cuộc cải tạo XHCN, kiên quyết đấu tranh chống chế độ áp bức, bóc lột, xóa bỏ chế độ tư hữu, xây dựng chế độ công hữu về tư liệu sản xuất.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 34: Liên minh công – nông là nhân tố chiến lược của cách mạng Việt Nam vì

A. Bị bần cùng hoá và có tinh thần cách mạng triệt để

B. Bị bần cùng hoá, phá sản và có tinh thần yêu nước sâu sắc

C. Chịu bóc lột nặng nề, chiếm số lượng đông đảo, có tinh thần cách mạng to lớn

D. Bị ba tầng bóc lột, mâu thuẫn gay gắt với đế quốc, phong kiến

Lời giải: 

Công nhân và nông dân đều là hai giai cấp chịu sự bóc lột nặng nề của đế quốc và phong kiến. Số lượng của giai cấp nông dân vốn đã đông nên là lực lực lượng to lớn của cách mạng. Công nhân đến năm 1929 là 22 vạn người. Hơn nữa, công nhân và nông dân lại có mối quan hệ mật thiết với nhau, công nhân vốn chủ yếu có nguồn gốc từ nông dân. Hai giai cấp này dễ dàng tiếp thu tư tưởng vô sản nên có tinh thần mạng to lớn.

=> Liên minh hai giai cấp công – nông sẽ tạo nên sức mạnh hùng hậu, làm nòng cốt cho Mặt trận dân tộc thống nhất, là nhân tố có tính chiến lược cho cách mạng Việt Nam.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 35: Dưới tác động của chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai (1919-1929) nền kinh tế của tư bản Pháp ở Đông Dương có bước phát triển mới vì

A. Việc đầu tư kĩ thuật và nhân lực không bị hạn chế.

B. Phương thức sản xuất mới bắt đầu được du nhập.

C. Số lượng vốn đầu tư tăng lên nhanh chóng.

D. Phương thức sản xuất phong kiến đã bị xóa bỏ.

Lời giải: 

Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai (1919 – 1929), thực dân Pháp đầu tư vốn, kĩ thuật và nhân lực (dù hạn chế) do yêu cầu của quá trình mở rộng khai thác => Nền kinh tế tư bản chủ nghĩa ở Đông Dương đã có bước phát triển mới.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 36: Những giai cấp nào ra đời do hệ quả của các cuộc khai thác thuộc địa của lần thứ hai của thực dân Pháp ở Việt Nam

A. Công nhân, nông dân, địa chủ phong kiến, tiểu tư sản, tư sản dân tộc

B. Tiểu tư sản, tư sản dân tộc

C. Nông dân, địa chủ phong kiến.

D. Công nhân, tư sản dân tộc, địa chủ phong kiến.

Lời giải: 

– Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất, có các giai cấp là: công nhân, nông dân và địa chủ phong kiến. Tư sản và tiểu tư sản với chỉ hình hình các bộ phận, nhỏ về số lượng.

– Đến cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai, hai bộ phận tư sản và tiểu tư sản phát triển nhanh về số lượng về thế lực, hình thành hai giai cấp mới.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 37: Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, nền kinh tế Việt Nam có đặc điểm:

A. phát triển mạnh mẽ, mang tính độc lập, tự chủ.

B. phổ biến vẫn trong tình trạng lạc hậu, nghèo nàn, lệ thuộc vào nền kinh tế Pháp.

C. vừa phát triển mạnh mẽ, vừa bị lệ thuộc vào nền kinh tế Pháp.

D. phát triển mạnh và cạnh tranh khốc liệt với nền kinh tế Pháp.

Lời giải: 

Dưới tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp (1919 – 1929), nền kinh tế Việt Nam có bước phát triển mới. Tuy nhiên, sự chuyển biến kinh tế chỉ mang tính chất cục bộ ở một số vùng, còn lại phổ biến vẫn trong tình trạng lạc hậu, nghèo nàn. Kinh tế Đông Dương vẫn bị cột chặt vào nền kinh tế Pháp và Đông Dương vẫn là thị trường độc chiếm của tư bản Pháp.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 38: Nội dung nào không phải là mục tiêu của Pháp trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Đông Dương?

A. Bù đắp thiệt hại do Chiến tranh thế giới thứ nhất.

B. Bồi thường chiến phí cho các nước thắng trận trong Chiến tranh thế giới thứ nhất.

C. Khôi phục lại địa vị của Pháp trong thế giới TBCN.

D. Trả cho Nga khoản vay nợ trong Chiến tranh Pháp – Phổ

Lời giải: 

Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, do là nước thắng trận nên Pháp không phải bồi thường chiến phí cho các nước thắng trận trong Chiến tranh thế giới thứ nhất.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 39: Sự kiện nào trên thế giới có ảnh hưởng lớn đến cách mạng Việt Nam từ sau Chiến tranh thế giới nhất?

A. Sự thành công của Cách mạng tháng Mười Nga (11 – 1917).

B. Nguyễn Ái Quốc đưa yêu sách đến Hội nghị Véc-xai (6 – 1919).

C. Nguyễn Ái Quốc tham dự Đại hội Tua của Đảng Xã hội Pháp (12 – 1920).

D. Nước Pháp bị khủng hoảng kinh tế.

Lời giải: 

Đáp án A: Cách mạng tháng 10 Nga lật đổ chế độ phong kiến Nga hoàng, cổ vũ các dân tôc trên thế giới đấu tranh giải phóng dân tộc. Dư âm của nó còn tồn tại đến sa chiến tranh thế giới thứ nhất (1918). Đối với Viêt Nam cũng vậy.

Đáp án B: sự kiện thể hiện quyết tâm của nhân dân An Nam và muốn giải phóng dân tộc, chỉ có thể dựa vào lực lượng của bản thân mình.

Đáp án C: Những việc làm của Nguyễn Ái Quốc trong đại hội Tua thể hiện Nguyễn Ái Quốc trở thành đảng viên cộng sản và là một trong những người tham gia sáng lập Đảng cộng sản Pháp.

Đáp án D: sự kiện khiến pháp tiến hành cuộc Khai thác thuộc địa lần thứ hai.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 40: Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Đông Dương (1919-1929), thực dân Pháp chú trọng đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp nhằm

A. tạo sự phát triển đồng đều về kinh tế

B. làm cho kinh tế thuộc địa phát triển cân đối

C. đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế chính quốc

D. xóa bỏ phương thức sản xuất phong kiến.

Lời giải: 

Đáp án A, B loại trừ. Đáp án D: việc chú trọng đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp không thể xóa bỏ phương thức sản xuất phong kiến được.

Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp nhằm mục đích bù đắp thiệt hại của cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918) và làm giàu cho chính quốc.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 41: Dưới tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp nền kinh tế Việt Nam

A. Phát triển nhanh, cân đối

B. Phát triển đều khắp ở nhiều lĩnh vực.

C. Không phụ thuộc vào chính quốc.

D. Cơ bản vẫn nghèo nàn, lạc hậu.

Lời giải: 

Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai, phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa từng bước du nhập vào Việt Nam nhưng Pháp vẫn duy trì phương thức sản xuất phong kiến nên nền kinh tế Việt Nam về cơ bản vẫn nghèo nàn, lạc hậu và phụ thuộc vào chính quốc.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 42: Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp ở Đông Dương (1919-1929), nền kinh tế Việt Nam

A. phổ biến vẫn trong tình trạng lạc hậu, nghèo nàn.

B. có sự chuyển biến rất nhanh và mạnh về cơ cấu.

C. có sự phát triển độc lập với nền kinh tế Pháp.

D. có đủ khả năng cạnh tranh với nền kinh tế Pháp.

Lời giải: 

Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp ở Đông Dương (1919-1929), nền kinh tế Việt Namphổ biến vẫn trong tình trạng lạc hậu, nghèo nàn.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 43: Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ 2 của Pháp ở Đông Dương đã dẫn tới sự tiếp tục phân hóa của giai cấp nào trong xã hội Việt Nam?

A.  giai cấp công nhân và nông dân.

B.  giai cấp địa chủ và nông dân.

C. giai cấp tư sản và địa chủ.

D.  giai cấp tư sản và tiểu tư sản.

Lời giải: 

– Đáp án A loại vì giai cấp công nhân không tiếp tục bị phân hóa trong cuộc khai thác thuộc địa lần 2.

– Đáp án B lựa chọn vì giai cấp địa chủ và nông dân tiếp tục bị phân hóa trong cuộc khai thác lần 2: Địa chủ phân hóa thành đại địa chủ và trung, tiểu địa chủ; 1 bộ phận của giai cấp nông dân tiếp tục bị phân hóa thành công nhân.

– Đáp án C, D loại vì đến cuộc khai thác thuộc địa lần thứ 2 thì giai cấp tư sản và giai cấp tiểu tư sản mới chính thức hình thành (ở cuộc khai thác thuộc địa lần 1 thì tư sản, tiểu tư sản mới chỉ là tầng lớp) mà câu hỏi đưa ra có cụm từ là “dẫn tới sự tiếp tục phân hóa của giai cấp” tức là trước đó đã phải hình thành giai cấp rồi và đến cuộc khai thác thuộc địa lần 2 thì tiếp tục bị phân hóa.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 44: Thứ tự ưu tiên được thực dân Pháp chú trọng trong chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Đông Dương (1919 – 1929) lần lượt là

A. Nông nghiệp, khai mỏ, công nghiệp nhẹ, thuế, giao thông vận tải.

B. Nông nghiệp, công nghiệp nhẹ, giao thông vận tải, khai mỏ, thuế.

C. Nông nghiệp, công nghiệp nhẹ, khai mỏ, giao thông vận tải, thuế.

D. Nông nghiệp, khai mỏ, thuế, công nghiệp nhẹ, giao thông vận tải.

Lời giải: 

Thứ tự ưu tiên được thực dân Pháp chú trọng trong chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Đông Dương (1919 – 1929) lần lượt là: Nông nghiệp, công nghiệp nhẹ, khai mỏ, giao thông vận tải, thuế.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 45: Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu hỏi sau: 

Với cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai, nền kinh tế của tư bản Pháp ở Đông Dương có bước phát triển mới. Trong quá trình đầu tư vốn và mở rộng khai thác thuộc địa, thực dân Pháp có đầu tư kĩ thuật và nhân lực, song rất hạn chế. Cơ cấu kinh tế Việt Nam vẫn mất cân đối. Sự chuyển biến ít nhiều về kinh tế chỉ có tính chất cục bộ ở một số vùng, còn lại phổ biến vẫn trong tình trạng lạc hậu, nghèo nàn. Kinh tế Đông Dương vẫn bị cột chặt vào kinh tế Pháp và Đông Dương vẫn là thị trường độc chiếm của tư bản Pháp.

Do tác động của chính sách khai thác thuộc địa, các giai cấp ở Việt Nam có những chuyển biến mới.

Giai cấp địa chủ phong kiến tiếp tục phân hóa. Một bộ phận không nhỏ tiểu và trung địa chủ tham gia phong trào dân tộc dân chủ chống thực dân Pháp và thế lực phản động tay sai.

Giai cấp nông dân ngày càng bần cùng, không có lối thoát. Mâu thuẫn giữa nông dân với đế quốc Pháp và phong kiến tay sai hết sức gay gắt. Nông dân là lực lượng cách mạng to lớn của dân tộc.

Giai cấp tiểu tư sản phát triển nhanh về số lượng. Họ có tinh thần dân tộc chống thực dân Pháp và tay sai. Giai cấp tư sản ra đời sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, bị phân hóa thành hai bộ phận: tầng lớp tư sản mại bản có quyền lợi gắn với đế quốc nên câu kết chặt chẽ với chúng; tầng lớp tư sản dân tộc có xu hướng kinh doanh độc lập nên ít nhiều có khuynh hướng dân tộc và dân chủ.

Giai cấp công nhân ngày càng phát triển, bị giới tư sản, đế quốc thực dân áp bức, bóc lột nặng nề, có quan hệ gắn bó với nông dân, được thừa hưởng truyền thống yêu nước của dân tộc, sớm chịu ảnh hưởng của trào lưu cách mạng vô sản. Nên đã nhanh chóng vươn lên thành một động lực của phong trào dân tộc dân chủ theo khuynh hướng cách mạng tiên tiến của thời đại.

Như vậy, từ sau Chiến tranh thế giới thứ nhất đến cuối những năm 20, trên đất nước Việt Nam đã diễn ra những biến đổi quan trọng về kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục. Mâu thuẫn trong xã hội Việt Nam ngày càng sâu sắc, trong đó chủ yếu là mâu thuẫn giữa toàn thể nhân dân ta với thực dân Pháp và phản động tay sai. Cuộc đấu tranh dân tộc chống đế quốc và tay sai tiếp tục diễn ra với nội dung và hình thức phong phú.

Những giai cấp nào ra đời do hệ quả của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp tại Việt Nam?

A. Công nhân, nông dân, địa chủ phong kiến, tiểu tư sản, tư sản dân tộc.

B. Tiểu tư sản, tư sản dân tộc.

C. Nông dân, địa chủ phong kiến.

D. Công nhân, tư sản dân tộc, địa chủ phong kiến.

Lời giải: 

– Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất, xã hội Việt Nam có các giai cấp: công nhân, nông dân và địa chủ phong kiến. Tư sản và tiểu tư sản mới chỉ hình thành các bộ phận, nhỏ về số lượng.

– Đến cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai, hai bộ phận tư sản và tiểu tư sản phát triển nhanh về số lượng và thế lực, hình thành hai giai cấp mới.

Đáp án cần chọn là: B

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 5 / 5. Số lượt đánh giá: 1173

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống