Sinh học tế bào

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 10: tại đây

Để học tốt Sinh học lớp 10, dưới đây là mục lục các bài tập trắc nghiệm Sinh học 10 Chương 1.

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Sinh học 10 Chương 1 năm 2021

Bộ 200 câu hỏi trắc nghiệm Sinh học 10 Chương 1

Trắc nghiệm Sinh học 10 Bài 3 có đáp án năm 2021

Câu 1: Bốn nguyên tố chính cấu tạo nên chất sống là:

A. C, H, O, P

B. C, H, O, N

C. O, P, C, N

D. H, O, N, P

Lời giải:

Bốn nguyên tố C, H, O, N chiếm tới 96% trọng lượng chất khô của tế bào, là 4 nguyên tố chính cấu tạo nên chất sống.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 2: Trong số khoảng 25 nguyên tố cấu tạo nên sự sống, các nguyên tố chiếm phần lớn trong cơ thể sống (khoảng 96%) là:

A. Fe, C, H

B. C, N, P, Cl

C. C, N, H, O

D. K, S, Mg, Cu

Lời giải:

Trong số khoảng 25 nguyên tố cấu tạo nên sự sống, các nguyên tố C, H, O và N chiếm 96% trọng lượng chất khô của tế bào, các nguyên tố còn lại chiếm chiếm một tỉ lệ nhỏ.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 3: Các nguyên tố hóa học chủ yếu cấu tạo nên cơ thể sống là những nguyên tố nào?

A. Ca, P, Cu, O

B. O, H, Fe, K

C. C, H, O, N

D. O, H, Ni, Fe

Lời giải:

Các nguyên tố hóa học chủ yếu cấu tạo nên cơ thể sống là C, H, O, N.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 4: Nguyên tố quan trọng trong việc tạo nên sự đa dạng của vật chất hữu cơ là

A. Cacbon

B. Hydro

C. Oxy

D. Nitơ

Lời giải:

Nguyên tố C là nguyên tố quan trọng nhất để tạo nên sự đa dạng của vật chất hữu cơ.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 5: Nguyên tố hoá học nào dưới đây có vai trò tạo ra “bộ khung xương” cho các đại phân tử hữu cơ ?

A. C

B. O

C. N

D. P

Lời giải:

Nguyên tố C là nguyên tố quan trọng nhất để tạo nên sự đa dạng của vật chất hữu cơ, có vai trò tạo ra “bộ khung xương” cho các đại phân tử hữu cơ

Đáp án cần chọn là: A

Câu 6: Nguyên tố nào có khả năng kết hợp với các nguyên tố khác để tạo ra rất nhiều chất hữu cơ khác nhau?

A. Hiđrô

B. Nitơ

C. Cacbon

D. Ôxi

Lời giải:

Nguyên tố cacbon có khả năng kết hợp với các nguyên tố khác để tạo ra rất nhiềuchất hữu cơ khác nhau: cacbohidrat, lipit, protein…

Đáp án cần chọn là: C

Câu 7: Các chức năng của cacbon trong tế bào là

A. Dự trữ năng lượng, là vật liệu cấu trúc tế bào

B. Cấu trúc tế bào, cấu trúc các enzim

C. Điều hòa trao đổi chất, tham gia cấu tạo tế bào chất

D. Thu nhận thông tin và bảo vệ cơ thể

Lời giải:

Cacbon cấu trúc nên các đại phân tử hữu cơ, cấu trúc nên các thành phần của tế bào, dự trữ năng lượng trong các chất hữu cơ.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 8: Cacbon có các chức năng của trong tế bào là

A. Dự trữ năng lượng

B. Là vật liệu cấu trúc tế bào

C. Là vật liệu cấu trúc tế bào

D. Cả A, B, và C

Lời giải:

Cacbon cấu trúc nên các đại phân tử hữu cơ, cấu trúc nên các thành phần của tế bào, dự trữ năng lượng trong các chất hữu cơ.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 9: Cacbon là nguyên tố hoá học đặc biệt quan trọng trong việc tạo nên sự đa dạng của các đại phân tử hữu cơ vì cacbon

A.Là một trong những nguyên tố chính cấu tạo nên chất sống

B. Chiếm tỉ lệ đáng kể trong cơ thể sống

C. Có cấu hình điện tử vòng ngoài với 4 điện tử ( cùng lúc tạo nên 4 liên kết cộng hóa trị với nguyên tử khác)

D. Cả A, B, C

Lời giải:

Cacbon là nguyên tố có cấu hình điện tử vòng ngoài với 4 điện tử (cùng lúc tạo nên 4 liên kết cộng hoá trị với nguyên tử khác).

Đáp án cần chọn là: C

Câu 10: Trong các nguyên tố đa lượng, cacbon được coi là nguyên tố đặc biệt quan trọng trong việc tạo nên sự đa dạng của các đại phân tử hữu cơ vì

A. Là nguyên tố đa lượng, chiếm 18,5% khối lượng cơ thể

B. Vòng ngoài cùng của cấu hình điện tử có 4 electoron

C. Là nguyên tố chính trong thành phần hóa học của các chất cấu tạo nên cơ thể sống

D. Được lấy làm đơn vị xác định nguyên tử khối các chất (đvC)

Lời giải:

– Sự đa dạng của các đại phân tử hữu cơ thể hiện ở số loại, kích thước và cấu tạo,…

– Cacbon có cấu tạo nguyên tử với 4 electron, cùng lúc có thể có 4 liên kết cộng hóa trị với các nguyên tố hóa học khác -> Sự đa dạng của các đại phân tử hữu cơ

Đáp án cần chọn là: B

Câu 11: Phần lớn các nguyên tố đa lượng cấu tạo nên

A. Lipit, enzym

B. Prôtêin, vitamin

C. Đại phân tử hữu cơ

D. Glucôzơ, tinh bột, vitamin

Lời giải:

Các nguyên tố đa lượng cấu tạo nên các đại phân tử hữu cơ.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 12: Các đại phân tử hữu cơ được cấu tạo bởi phần lớn các

A. Axit amin

B. Đường

C. Nguyên tố đa lượng

D. Nguyên tố vi lượng

Lời giải:

Các nguyên tố đa lượng cấu tạo nên các đại phân tử hữu cơ (cacbohidrat, lipit, …).

Đáp án cần chọn là: C

Câu 13: Nguyên tố vi lượng trong cơ thể sống không có đặc điểm nào sau đây?

A. Chiếm tỉ lệ nhỏ hơn 0,01% khối lượng chất sóng của cơ thể

B. Chỉ cần cho thực vật ở giai đoạn sinh trưởng

C. Tham gia vào cấu trúc bắt buộc của hệ enzim trong tế bào

D. Là những nguyên tố có trong tự nhiên

Lời giải:

Nguyên tố vi lượng cần cho thực vật ở cả giai đoạn sinh trưởng và giai đoạn phát triển.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 14: Đặc điểm của các nguyên tố vi lượng là gì?

A. Chiếm tỉ lệ rất nhỏ trong tế bào

B. Tham gia vào thành phần các enzim, hoocmôn

C. Có vai trò khác nhau đối với từng loài sinh vật

D. Cả A, B, C đều đúng

Lời giải:

Nguyên tố vi lượng (Có hàm lượng < 0,01% khối lượng chất khô): Là thành phần cấu tạo enzim, các hooc mon, điều tiết quá trình trao đổi chất trong tế bào. 

Đáp án cần chọn là: D

Câu 15: Các nguyên tố vi lư­ợng thư­ờng cần một lượng rất nhỏ đối với thực vật vì:

A. Phần lớn chúng đã có trong các hợp chất của thực vật

B. Chức năng chinh của chúng là điều tiết quá trình trao đổi chất

C. Chúng đóng vai trò thứ yếu đối với thực vật

D. Chúng chỉ cần cho thực vật ở một vài giai đoạn sinh trưởng nhất định

Lời giải:

Nguyên tố vi lượng (Có hàm lượng < 0,01% khối lượng chất khô): Là thành phần cấu tạo enzim, các hooc mon, điều tiết quá trình trao đổi chất trong tế bào. Chỉ cần một lượng rất nhỏ cũng đủ để thực hiện vai trò của chúng.

Đáp án cần chọn là: B

Trắc nghiệm Sinh học 10 Bài 4 có đáp án năm 2021

A/ Cacbohiđrat

Câu 1: Thuật ngữ dùng để chỉ tất cả các loại đường là

A. Tinh bột

B. Xenlulôzơ

C. Đường lối

D. Cacbohyđrat

Lời giải:

Thuật ngữ dùng để chỉ tất cả các loại đường là cacbohyđrat

Đáp án cần chọn là: D

Câu 2: Cacbonhiđrat là tên gọi dùng để chỉ nhóm chất nào sau đây?

A. Đường

B. Mỡ

C. Đạm

D. Chất hữu cơ

Lời giải:

Thuật ngữ dùng để chỉ tất cả các loại đường là cacbohyđrat

Đáp án cần chọn là: A

Câu 3: Cacbonhiđrat là hợp chất hữu cơ được cấu tạo bởi các nguyên tố

A. C, H, O, N

B. C, H, N, P

C. C, H, O

D. C, H, O, P

Lời giải:

Cacbohidrat là hợp chất hữu cơ được cấu tạo chủ yếu từ 3 nguyên tố C, H, O .

Đáp án cần chọn là: C

Câu 4: Các nguyên tố hoá học cấu tạo của Cacbonhiđrat là:

A. Cacbon và hiđrô

B. Hiđrô và ôxi

C. Ôxi và cacbon

D. Cacbon, hiđrô và ôxi

Lời giải:

Cacbohidrat là hợp chất hữu cơ được cấu tạo chủ yếu từ 3 nguyên tố C, H, O .

Đáp án cần chọn là: D

Câu 5: Cacbohidrat gồm các loại

A. Đường đơn, đường đôi

B. Đường đôi, đường đa

C. Đường đơn, đường đa

D. Đường đôi, đường đơn, đường đa

Lời giải:

Cacbohidrat cấu tạo theo nguyên tắc đa phân, bao gồm các loại: đường đơn, đường đôi và đường đa.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 6: Thuật ngữ nào dưới đây bao gồm các thuật ngữ còn lại?

A.Đường đơn

B. Đường đa

C. Đường đôi

D. Cacbohiđrat

Lời giải:

Cacbohidrat cấu tạo theo nguyên tắc đa phân, bao gồm các loại: đường đơn, đường đôi và đường đa.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 7: Người ta dựa vào đặc điểm nào sau đây để chia Cacbohidrat ra thành ba loại là đường đơn,đường đôi và đường đa?

A. Khối lượng của phân tử

B. Độ tan trong nước

C. Số loại đơn phân có trong phân tử

D. Số lượng đơn phân có trong phân tử

Lời giải:

Dựa vào số lượng đơn phân có trong phân tử, người ta chia Cacbohidrat ra thành ba loại là đường đơn, đường đôi và đường đa.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 8: Để chia Cacbohidrat ra thành ba loại là đường đơn, đường đôi và đường đa, người ta dựa vào?

A. Khối lượng của phân tử

B. Số lượng đơn phân có trong phân tử

C. Số loại đơn phân có trong phân tử

D. Số nguyên tử C trong phân tử

Lời giải:

Dựa vào số lượng đơn phân có trong phân tử, người ta chia Cacbohidrat ra thành ba loại là đường đơn, đường đôi và đường đa.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 9: Sắp xếp nào sau đây đúng theo thứ tự các chất đường từ đơn giản đến phức tạp?

A. Đisaccarit, mônôsaccarit, pôlisaccarit

B. Mônôsaccarit, đisaccarit, pôlisaccarit

C. Pôlisaccarit, mônôsaccarit, đisaccarit

D. Mônôsaccarit, pôlisaccarit, đisaccarit

Lời giải:

Sắp xếp đúng theo thứ tự các chất đường từ đơn giản đến phức tạp là: Mônôsaccarit (đường đơn), Điaccarit (đường đôi), Pôlisaccarit (đường đa).

Đáp án cần chọn là: B

Câu 10: Sắp xếp nào sau đây đúng theo thứ tự các chất đường từ phức tạp đến đơn giản?

A. Đisaccarit, mônôsaccarit, pôlisaccarit

B. Pôlisaccarit, mônôsaccarit, đisaccarit

C. Pôlisaccarit, đisaccarit, mônôsaccarit

D. Mônôsaccarit, đisaccarit, pôlisaccarit

Lời giải:

Sắp xếp đúng theo thứ tự các chất đường từ phức tạp đến đơn giản là: Pôlisaccarit (đường đa), Điaccarit (đường đôi), Mônôsaccarit (đường đơn).

Đáp án cần chọn là: C

B/ Lipit

Câu 1: Lipit là nhóm chất:

A. Được cấu tạo từ 3 nguyên tố C, H, O

B. Liên kết với nhau bằng các liên kết hóa trị không phân cực

C. Có tính kỵ nước

D. Cả ba ý trên

Lời giải:

Lipit được cấu tạo từ 3 nguyên tố C, H, O (nhưng tỉ lệ H và O khác tỉ lệ của cacbohidrat) được nối với nhau bằng các liên kết hoá trị không phân cực→ có tính kỵ nước.  

Đáp án cần chọn là: D

Câu 2: Lipit là nhóm chất:

A.Được cấu tạo từ 3 nguyên tố C, H, O được nối với nhau bằng liên kết cộng hóa trị không phân cực, có tính kỵ nước

B. Được cấu tạo từ 3 nguyên tố C, H, O được nối với nhau bằng liên kết cộng hóa trị phân cực, có tính kỵ nước

C. Được cấu tạo từ 3 nguyên tố C, H, O được nối với nhau bằng liên kết cộng hóa trị không phân cực, không có tính kỵ nước

D. Được cấu tạo từ 3 nguyên tố C, H, O được nối với nhau bằng liên kết cộng hóa trị phân cực, không có tính kỵ nước

Lời giải:

Lipit được cấu tạo từ 3 nguyên tố C, H, O (nhưng tỉ lệ H và O khác tỉ lệ của cacbohidrat) được nối với nhau bằng các liên kết hoá trị không phân cực → có tính kỵ nước.  

Đáp án cần chọn là: A

Câu 3: Một phân tử mỡ bao gồm

A. 1 phân tử glixerol và 1 phân tử acid béo

B. 1 phân tử glixerol và 2 phân tử acid béo

C. 1 phân tử glixerol và 3 phân tử acid béo

D. 3 phân tử glixerol và 3 phân tử acid béo

Lời giải:

Mỡ  được hình thành do một phân tử glixêrol (một loại rượu 3 cacbon) liên kết với 3 axit béo.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 4: Một phân tử mỡ bao gồm 1 phân tử glixêrôl liên kết với

A. 1 axít béo

B. 2 axít béo

C. 3 axít béo

D. 4 axít béo

Lời giải:

Mỡ được hình thành do một phân tử glixêrol (một loại rượu 3 cacbon) liên kết với 3 axit béo.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 5: Chức năng chính của mỡ là

A. Dự trữ năng lượng cho tế bào và cơ thể

B. Thành phần chính cấu tạo nên màng sinh chất

C. Thành phần cấu tạo nên một số loại hoocmôn

D. Thành phần cấu tạo nên các bào quan

Lời giải:

Chức năng chính của mỡ là dự trữ năng lượng cho tế bào

Đáp án cần chọn là: A

Câu 6: Mỡ có chức năng chính của là

A. Cấu tạo nên một số loại hoocmôn

B. Cấu tạo nên màng sinh chất

C. Dự trữ năng lượng cho tế bào và cơ thể

D. Cấu tạo nên chất diệp lục

Lời giải:

Chức năng chính của mỡ là dự trữ năng lượng cho tế bào và cơ thể.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 7: Thành phần tham gia vào cấu trúc màng sinh chất của tế bào là?

A. Phôtpholipit và protein

B. Glixerol và axit béo

C. Steroit và axit béo

D. Axit béo và saccarozo

Lời giải:

Thành phần tham gia vào cấu trúc màng sinh chất của tế bào làphôtpholipit và protein

Đáp án cần chọn là: A

Câu 8: Photpholipit có chức năng chủ yếu là :

A. Tham gia cấu tạo nhân của tế bào

B. Là thành phần cấu tạo của màng tế bào

C. Là thành phần của máu ở động vật

D. Cấu tạo nên chất diệp lục ở lá cây

Lời giải:

Photpholipit có chức năng chủ yếu là thành phần cấu tạo màng sinh chất 

Đáp án cần chọn là: B

Câu 9: Loại lipit nào dưới đây là thành phần cấu tạo chủ yếu của màng sinh chất?

A. Mỡ

B. Carôtenôit

C. Stêrôit

D. Phôtpholipit

Lời giải:

Màng sinh chất được cấu tạo chủ yếu bởi phôtpholipit và protein.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 10: Chức năng chính của phospholipid trong tế bào là

A.Cấu tạo màng sinh chất

B. Cung cấp năng lượng

C. Nhân biết và truyền tin

D. Liên kết các tế bào

Lời giải:

Chức năng chính của phospholipid trong tế bào là cấu tạo màng sinh chất.

Đáp án cần chọn là: A

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 4 / 5. Số lượt đánh giá: 1026

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống