Xem toàn bộ tài liệu Lớp 10: tại đây
Câu 1: Đặc điểm nào sau đây không phải của enzim?
A. Là hợp chất cao năng
B. Là chất xúc tác sinh học
C. Được tổng hợp trong các tế bào sống
D. Chỉ làm tăng tốc độ phản ứng mà không bị biến đổi sau phản ứng
Đáp án: A
Giải thích: Hợp chất cao năng là ATP.
Câu 2: Các chất dưới đây được sinh ra trong tế bào sống?
(1) Saccaraza (2) proteaza (3) nucleaza (4) lipit
(5) amilaza (6) saccarozo (7) protein (8) axit nucleic
(9) lipaza (10) pepsin
Những chất nào trong các chất trên là enzim?
A. (1), (2), (3), (4), (5) B. (1), (6), (7), (8), (9), (10)
C. (1), (2), (3), (5), (9), (10) D. (1), (2), (3), (5), (9)
Đáp án: C
Câu 3: Enzim có bản chất là
A. pôlisaccarit B. protein C. monosaccarit D. photpholipit
Đáp án: B
Câu 4: Nói về enzim, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Enzim có thể có thành phần chỉ là protein hoặc protein kết hợp với các chất khác không phải là protein
B. Enzim là thành phần không thể thiếu trong sản phẩm của phản ứng sinh hóa mà nó xúc tác
C. Enzim làm tăng tốc độc phản ứng sinh hóa và nó sẽ bị phân hủy sau khi tham gia vào phản ứng
D. ở động vật, enzim do các tuyến nội tiết tiết ra
Đáp án: A
Câu 5: Cơ chất là
A. Chất tham gia cấu tạo enzim
B. Sản phẩm tạo ra từ các phản ứng do enzim xúc tác
C. Chất tham gia phản ứng do enzim xúc tác
D. Chất tạo ra do enzim liên kết với cơ chất
Đáp án: C
Câu 6: Vùng cấu trúc không gian đặc biệt của enzim chuyên liên kết với cơ chất được gọi là
A. trung tâm điều khiển B. trung tâm vận động
C. trung tâm phân tích D. trung tâm hoạt động
Đáp án: D
Câu 7: Hoạt động đầu tiên trong cơ chế tác động của enzim là
A. tạo ra các sản phẩm trung gian B. tạo ra phức hợp enzim – cơ chất
C. tạo ra sản phẩm cuối cùng D. giải phóng enzim khỏi cơ chất
Đáp án: B
Câu 8: Enzim có đặc tính nào sau đây?
A. tính đa dạng B. tính chuyên hóa
C. tính bền vững với nhiệt độ cao D. hoạt tính yếu
Đáp án: B
Giải thích: Liên kết enzim – cơ chất mang tính đặc thù vì thế mỗi enzim thường chỉ xúc tác cho một phản ứng.
Câu 9: Enzim nào sau đây tham gia xúc tác quá trình phân giải protein?
A. amilaza B. Saccaraza C. pepsin D. mantaza
Đáp án: C
Giải thích: Pepsin là enzyme có trong dạ dày có vai trò phân giải các protein có trong thứu ăn.
Câu 10: Nói về trung tâm hoạt động của enzim, có các phát biểu sau:
(1) Là nơi liên kết chặt chẽ, cố định với cơ chất
(2) Là chỗ lõm hoặc khe hở trên bề mặt enzim
(3) Có cấu hình không gian tương thích với cấu hình không gian cơ chất
(4) Mọi enzim đều có trung tâm hoạt động giống nhau
Trong các phát biểu trên, những phát biểu đúng là:
A. (1), (2), (3) B. (1), (4) C. (2), (3), (4) D. (2), (3)
Đáp án: D
Câu 11: Cơ chế hoạt động của enzim có thể tóm tắt thành một số bước sau
(1) Tạo ra các sản phẩm trung gian
(2) Tạo nên phức hợp enzim – cơ chất
(3) Tạo sản phẩm cuối cùng và giải phóng enzim
Trình tự các bước là
A. (2) → (1) → (3) B. (2) → (3) → (1)
C. (1) → (2) → (3) D. (1) → (3) → (2)
Đáp án: A
Câu 12: Phần lớn enzim trong cơ thể có hoạt tính cao nhất ở khoảng giá trị của độ pH nào sau đây?
A. pH = 2 – 3 B. pH = 4 – 5
C. pH = 6 – 8 D. pH > 8
Đáp án: C
Giải thích: ph = 6 – 8 là pH trung tính, cũng là pH của tế bào.
Câu 13: Nói về hoạt tính của enzim, phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Hoạt tính của enzim luôn tăng tỉ lệ thuận với nồng độ cơ chất
B. Một số chất hóa học có thể ức chế sự hoạt động của enzim
C. Một số chất hóa học khi liên kết với enzim làm tăng hoạt tính của enzim
D. Với một lượng cơ chất không đổi, khi nồng độ enzim càng cao thì hoạt tính của enzim
Đáp án: A
Câu 14: Tế bào có thể tự điều chỉnh quá trình chuyển hóa vật chất bằng cách nào?
A. Điều khiển hoạt tính của enzim bằng cách tăng nhiệt độ
B. Điều khiển hoạt tính của enzim bằng các chất hoạt hóa hay ức chế
C. Điều khiển hoạt tính của enzim bằng cách giảm nhiệt độ
D. Điều khiển hoạt tính của enzim bằng các chất tham gia phản ứng
Đáp án: B
Giải thích: Các chất hoạt hóa khi gắn vào enzim làm tăng hoạt tính của enzim, các chất ức chế gắn vào enzim là ức chế hoạt động của emzim.
Câu 15: Vì sao sử dụng chất kích thích sinh trưởng tổng hợp phun cho rau cải thì rau sẽ nhanh cho thu hoạch nhưng người ăn rau đó có sức khỏe không tốt?
A. Rau lớn nhanh quá thì chứa ít chất dinh dưỡng
B. Những chất kích thích đó gây độc hại cho cây rau
C. Cây không có enzim phân giải những chất đó thành các chất khoáng
Đáp án: C
Câu 16: “Sốt” là phản ứng tự vệ của cơ thể. Tuy nhiên, khi sốt cao quá 38,5°C thì cần phải tích cực hạ sốt vì một trong các nguyên nhân nào sau đây?
A. Nhiệt độ cao quá sẽ làm cơ thể nóng bức, khó chịu
B. Nhiệt độ cao quá làm tăng hoạt tính của enzim dẫn đến tăng tốc độ phản ứng sinh hóa quá mức
C. Nhiệt độ cao quá sẽ gây tổn thương mạch máu
D. Nhiệt độ cao quá gây biến tính, làm mất hoạt tính của enzim trong cơ thể
Đáp án: D
Giải thích: Nhiệt độ thuận lợi cho sự hoạt động của các enzim chủ yếu trong khoảng 36 – 38 độ.