Xem toàn bộ tài liệu Lớp 10: tại đây
Bài 14: Enzim và vai trò của enzim trong quá trình chuyển hóa vật chất
Câu 1: Đặc điểm nào sau đây không phải của enzim?
A. Là hợp chất cao năng
B. Là chất xúc tác sinh học
C. Được tổng hợp trong các tế bào sống
D. Chỉ làm tăng tốc độ phản ứng mà không bị biến đổi sau phản ứng
Lời giải:
Enzim là chất xúc tác sinh học được tổng hợp trong tế bào sống. Enzim làm tăng tốc độ của phản ứng mà không bị biến đổi sau phản ứng.
Enzim không phải là hợp chất cao năng.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 2: Phát biểu sau đây có nội dung đúng là :
A. Enzyme là một chất xúc tác sinh học
B. Enzyme được cấu tạo từ các đisaccrit
C. Enzyme sẽ lại biến đổi khi tham gia vào phản ứng
D. Ở động vật , enzyme do các tuyến nội tiết tiết ra
Lời giải:
Phát biểu đúng là A.
Ý B sai vì enzyme được cấu tạo từ protein ( 1 số enzyme có thêm phần coenzyme)
Ý C sai vì enzyme không bị biến đổi khi tham gia phản ứng
Ý D sai vì ở động vật enzyme được tiết ra từ tuyến ngoại tiết
Đáp án cần chọn là: A
Câu 3: Hoạt động nào sau đây là của enzim?
A. Xúc tác các phản ứng trao đổi chất
B. Tham gia vào thành phần của các chất tổng hợp được
C. Điều hoà các hoạt động sống của cơ thế
D. Cả 3 hoạt động trên
Lời giải:
Enzim là chất xúc tác sinh học được tổng hợp trong tế bào sống, chúng có vai trò xúc tác các phản ứng trao đổi chất.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 4: Enzim được tổng hợp trong tế bào sống để?
A. Cấu tạo các đại phân tử hữu cơ
B. Làm nguyên liệu tổng hợp các chất
C. Xúc tác các phản ứng sinh hóa
D. Làm chất trung gian chuyển hóa giữa các quá trình
Lời giải:
Enzim là chất xúc tác sinh học được tổng hợp trong tế bào sống, chúng có vai trò xúc tác các phản ứng trao đổi chất.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 5: Thành phần cơ bản của enzim là
A. Lipit.
B. Axit nucleic.
C. Cacbon hiđrat.
D. Protein.
Lời giải:
Enzim có bản chất là protein hoặc protein kết hợp với chất khác không phải là protein.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 6: Thành phần nào dưới đây không thể thiếu trong cấu tạo của một enzim ?
A. Axit nuclêic
B. Prôtêin
C. Cacbohiđrat
D. Lipit
Lời giải:
Enzim có bản chất là protein hoặc protein kết hợp với chất khác không phải là protein.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 7: Enzim có bản chất là
A. Prôtêin
B. Mônôsaccarit
C. Pôlisaccarit
D. Phôtpholipit
Lời giải:
Enzim có bản chất là prôtêin.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 8: Khi enzim xúc tác phản ứng, cơ chất liên kết với
A. Cofactơ.
B. Protein.
C. Coenzim.
D. Trung tâm hoạt động.
Lời giải:
Trong phân tử enzim có cấu trúc không gian đặc biệt gọi là trung tâm hoạt động tương thích với cấu hình không gian của cơ chất mà nó tác động, là nơi enzim liên kết tạm thời với cơ chất.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 9: Vùng cấu trúc không gian đặc biệt của enzim chuyên liên kết với cơ chất được gọi là
A. Trung tâm điều khiển
B. Trung tâm vận động
C. Trung tâm phân tích
D. Trung tâm hoạt động
Lời giải:
– Trong phân tử enzim có cấu trúc không gian đặc biệt gọi là trung tâm hoạt động tương thích với cấu hình không gian của cơ chất mà nó tác động, là nơi enzim liên kết tạm thời với cơ chất.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 10: Vùng không gian đặc biệt chuyên liên kết với cơ chất trong cấu trúc của enzim được gọi là
A. Trung tâm hoạt động
B. Trung tâm tổng hợp
C. Trung tâm ức chế
D. Trung tâm hoạt hóa
Lời giải:
Vùng không gian đặc biệt chuyên liên kết với cơ chất trong cấu trúc của enzim được gọi là trung tâm hoạt động của enzyme.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 11: Cơ chất là
A. Chất tham gia cấu tạo enzim
B. Sản phẩm tạo ra từ các phản ứng do enzim xúc tác
C. Chất tham gia phản ứng do enzim xúc tác
D. Chất tạo ra do enzim liên kết với cơ chất
Lời giải:
Chất tham gia phản ứng do enzim xúc tác gọi là cơ chất, có liên kết tạm thời với enzim .
Đáp án cần chọn là: C
Câu 12: Chất tham gia phản ứng do enzim xúc tác gọi là
A. Trung tâm phản ứng
B. Nguyên liệu
C. Chất cảm ứng
D. Cơ chất
Lời giải:
Chất tham gia phản ứng do enzim xúc tác gọi là cơ chất, có liên kết tạm thời với enzim .
Đáp án cần chọn là: D
Câu 13: Hoạt động đầu tiên trong cơ chế tác động của enzim là
A. Tạo ra các sản phẩm trung gian
B. Tạo ra phức hợp enzim – cơ chất
C. Tạo ra sản phẩm cuối cùng
D. Giải phóng enzim khỏi cơ chất
Lời giải:
Enzim liên kết với cơ chất → enzim – cơ chất
Đáp án cần chọn là: B
Câu 14: Trong cơ chế tác động của enzim, không có hoạt động nào sau đây?
A. Tương tác với enzim
B. Tạo ra phức hợp enzim – cơ chất
C. Giải phóng enzim và sản phẩm
D. Phân hủy enzim sau khi giải phóng sản phẩm
Lời giải:
Enzim liên kết với cơ chất → enzim – cơ chất → enzim tương tác với cơ chất → enzim biến đổi cấu hình cho phù hợp với cơ chất → giải phóng enzim và sản phẩm
Đáp án cần chọn là: D
Câu 15: Cơ chế hoạt động của enzim có thể tóm tắt thành một số bước sau
(1) Tạo ra các sản phẩm trung gian
(2) Tạo nên phức hợp enzim – cơ chất
(3) Tạo sản phẩm cuối cùng và giải phóng enzim Trình tự các bước là
A. (2) → (1) → (3)
B. (2) → (3) → (1)
C. (1) → (2) → (3)
D. (1) → (3) → (2)
Lời giải:
Trình tự các bước trong cơ chế hoạt động của enzim là: – Enzim liên kết với cơ chất → enzim-cơ chất → enzim tương tác với cơ chất → enzim biến đổi cấu hình cho phù hợp với cơ chất → giải phóng enzim và sản phẩm.
→ (2) Tạo nên phức hợp enzim – cơ chất → (1) Tạo ra các sản phẩm trung gian → (3) Tạo sản phẩm cuối cùng và giải phóng enzim
Đáp án cần chọn là: A
Câu 16: Cơ chế hoạt động của enzim có thể tóm tắt thành một số bước sau
(1) Enzim liên kết với cơ chất tạo nên phức hợp enzim – cơ chất
(2) Tạo sản phẩm cuối cùng và giải phóng enzim
(3) Enzim tương tác với cơ chất
Trình tự các bước là
A. (2) → (1) → (3)
B. (2) → (3) → (1)
C. (1) → (2) → (3)
D. (1) → (3) → (2)
Lời giải:
Trình tự các bước trong cơ chế hoạt động của enzim là: Enzim liên kết với cơ chất → enzim-cơ chất → enzim tương tác với cơ chất → enzim biến đổi cấu hình cho phù hợp với cơ chất → giải phóng enzim và sản phẩm
→ (1) Tạo nên phức hợp enzim – cơ chất → (3) Enzim tương tác với cơ chất → (2) Tạo sản phẩm cuối cùng và giải phóng enzim
Đáp án cần chọn là: D
Câu 17: Enzim có đặc tính nào sau đây?
A. Tính đa dạng
B. Tính đặc thù
C. Tính bền vững với nhiệt độ cao
D. Hoạt tính yếu
Lời giải:
Do cấu trúc của trung tâm hoạt động của enzim mỗi loại enzim chỉ tác động lên một loại hoặc một số loại cơ chất nhất định → Tính đặc thù của enzim.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 18: Enzyme có đặc tính nào sau đây?
A. Tính thoái hóa
B. Tính chuyên hoá
C. Tính bền với nhiệt độ cao
D. Tính phổ biến
Lời giải:
Enzyme có tính chuyên hóa có nghĩa là 1 enzyme chỉ xúc tác cho 1 phản ứng nhất định. VD: Ureaza chỉ phân hủy urê trong nước tiểu.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 19: Enzim không có đặc điểm nào sau đây ?
A. Hoạt tính xúc tác mạnh
B. Tính chuyên hóa cao
C. Bị biến đổi sau phản ứng
D. Bị bất hoạt ở nhiệt độ cao.
Lời giải:
Enzyme có các đặc điểm:
+ Hoạt tính xúc tác mạnh
+ Tính chuyên hóa cao
+ Không bị biến đổi sau phản ứng
+ Bị bất hoạt ở nhiệt độ cao.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 20: Trong các hợp chất hữu cơ sau, hợp chất nào không phải là enzim:
A. Trypsin.
B. Chymotripsin.
C. Secretin.
D. Pepsin
Lời giải:
Secretin không phải là enzim.
Trypsin, Chymotripsin và Pepsin đều là enzim.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 21: Các chất dưới đây được sinh ra trong tế bào sống?
(1) saccaraza
(2) proteaza
(3) nucleaza
(4) lipit
(5) amilaza
(6) saccarozo
(7) protein
(8) axit nuclêic
(9) lipaza
(10) pepsin
Những chất nào trong các chất trên là enzim?
A. (1), (2), (3), (4), (5)
B. (1), (6), (7), (8), (9), (10)
C. (1), (2), (3), (5), (9), (10)
D. (1), (2), (3), (5), (9)
Lời giải:
Các chất là enzim là: Saccaraza, proteaza, nucleaza, amilaza, lipaza, pepsin.
Lipit, saccarozo, protein, axit nucleic không phải là enzim.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 22: Enzim nào sau đây tham gia xúc tác quá trình phân giải protein?
A. Amilaza
B. Saccaraza
C. Pepsin
D. Mantaza
Lời giải:
Pepsin xúc tác quá trình phân giải protein.
Amilaza xúc tác phân giải tinh bột và glycogen
Saccaraza xúc tác phân giải saccarozo
Mantaza xúc tác phân giải mantôzơ
Đáp án cần chọn là: C
Câu 23: Quá trình phân giải axit nuclêic thành nuclêôtit được xúc tác bởi enzyme
A. Nuclêôtiđaza
B. Nuclêaza
C. Peptidaza
D. Amilaza
Lời giải:
Axit nucleic được phân giải thành các nucleotit bởi các enzyme nucleaza.
Nuclêôtiđaza xúc tác phân giải nucleoit
Peptidaza phân giải các peptit thành các axit amin
Amilaza phân giải tinh bột thành maltose hoặc glucose
Đáp án cần chọn là: B
Câu 24: Cho các chất sau
(1) Saccarozơ – saccaraza
(2) Prôtêin – prôtêaza
(3) Tinh bột – Amilaza
(4) Urê – Ureaza
Có bao nhiêu cặp cơ chất – enzim phù hợp theo quy luật ổ khóa — chìa khóa?
A. 3
B. 2
C. 4
D. 1
Lời giải:
Cả 4 cặp cơ chất – enzim đều phù hợp theo quy luật ổ khóa — chìa khóa
Đáp án cần chọn là: C
Câu 25: Đom đóm đực sử dụng enzim nào để phân giải prôtêin của chúng tạo ra ánh sáng lạnh (không tỏa nhiệt), nhấp nháy mời chào đom đóm cái?
A. luciferaza
B. xenlulaza
C. pepsin
D. prôtêaza
Lời giải:
Đom đóm đực sử dụng enzim luciferaza để phân giải prôtêin của chúng tạo ra ánh sáng lạnh.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 26: Enzim prôtêaza xúc tác cho quá trình phân giải chất nào sau đây?
A. Phân giải đường đisaccarit thành mônôsaccarit.
B. Phân giải prôtêin.
C. Phân giải đường lactôzơ
D. Phân giải lipit thành axit béo và glixêrol.
Lời giải:
Enzim prôtêaza xúc tác cho quá trình phân giải protein.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 27: Để phân giải xenlulôzơ, vi sinh vật tiết ra enzim
A. Prôtêaza
B. Amylaza
C. Nuclêaza
D. Xenlulaza
Lời giải:
Để phân giải xenlulôzơ, vi sinh vật tiết ra enzim xenlulaza.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 28: Enzim xúc tác quá trình phân giải đường saccrôzơ là :
A. Lactaza
B. Urêaza
C. Saccaraza
D. Enterôkinaza
Lời giải:
Enzim xúc tác quá trình phân giải đường saccrôzơ là : Saccaraza.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 29: Cho các enzyme và cơ chất dưới đây, chọn cặp enzyme cơ chất phù hợp với nhau.
Enzyme
1. Saccaraza
2. Pepsin
3. Amilaza
4. Mantaza
Cơ chất
a. Prôtêin
b. Tinh bột chín
c. Mantozơ
d. Saccarozơ
A. 1d, 2c, 3b, 4A
B. 1d, 2b, 3a, 4C.
C. 1d, 2a, 3c, 4B
D. 1d, 2a, 3b, 4c.
Lời giải:
1. Saccaraza xúc tác phân giải saccarozơ
2. Pepsin xúc tác phân giải protein
3. Amilaza xúc tác phân giải tinh bột chín
4. Mantaza xúc tác phân giải mantozo
Đáp án cần chọn là: D
Câu 30: Đâu không phải là một trong những yếu tố chính ảnh hưởng đến hoạt tính của enzim ?
A. Độ pH
B. Nhiệt độ
C. Nồng độ cơ chất
D. Ánh sáng
Lời giải:
Ánh sáng không ảnh hưởng đến hoạt tính của enzim
Đáp án cần chọn là: D
Câu 31: Yếu tố nào không ảnh hưởng họat tính enzim?
A. Nhiệt độ, độ pH
B. Nồng độ cơ chất.
C. Nồng độ enzim.
D. Sự tương tác giữa các enzim khác nhau.
Lời giải:
Sự tương tác giữa các enzim khác nhau không ảnh hưởng họat tính enzim
Đáp án cần chọn là: D
Câu 32: Xét các yếu tố:
(1) Nhiệt độ
(2) Độ pH của môi trường
(3) Độ ẩm
(4) Nồng độ cơ chất
Có bao nhiêu yếu tố không ảnh hưởng đến hoạt tính của enzim?
A. 3
B. 2
C. 1
D. 4
Lời giải:
Yếu tố 3 không ảnh hưởng đến hoạt tính của enzim
Đáp án cần chọn là: C
Câu 33: Khoảng nhiệt độ tối ưu cho hoạt động của Enzim trong cơ thể người là:
A. 15 độ C – 20 độ C
B. 20 độ C – 25 độ C
C. 20 độ C – 35 độ C
D. 35 độ C – 40 độ C
Lời giải:
Khoảng nhiệt độ tối ưu cho hoạt động của Enzim trong cơ thể người là 35 độ C – 40 độ C
Đáp án cần chọn là: D
Câu 34: Đa số các enzim ở tế bào của cơ thể người hoạt động tối ưu ở khoảng nhiệt độ:
A. 40 độ C – 45 độ C
B. 20 độ C – 25 độ C
C. 35 độ C – 40 độ C
D. 20 độ C – 35 độ C
Lời giải:
Khoảng nhiệt độ tối ưu cho hoạt động của Enzim trong cơ thể người là 35 độ C – 40 độ C
Đáp án cần chọn là: C
Câu 35: Phần lớn Enzim trong cơ thể có hoạt tính cao nhất ở khoảng giá trị của độ pH nào sau đây?
A. Từ 2 đến 3
B. Từ 6 đến 8
C. Từ 4 đến 5
D. Trên 8
Lời giải:
Đa số enzim có pH tối ưu trong khoảng 6 – 8.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 36: Mỗi enzim có pH tối ưu riêng. Đa số enzim có pH tối ưu trong khoảng 6 – 8. Có enzim hoạt động tối ưu trong môi trường axit như pepsin (enzim trong dạ dày) ở?
A. pH = 2
B. pH = 5
C. pH = 7
D. pH = 8
Lời giải:
Có enzim hoạt động tối ưu trong môi trường axit như pepsin (enzim trong dạ dày) hoạt động tối ưu ở pH = 2.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 37: Tế bào cơ thể điều hoà tốc độ chuyển hoá hoạt động vật chất bằng bằng việc tăng giảm
A. Nhiệt độ tế bào.
B. Độ pH của tế bào.
C. Nồng độ cơ chất
D. Nồng độ enzim trong tế bào.
Lời giải:
Hoạt tính của enzim thường tỷ lệ thuận với nồng độ enzim và cơ chất. Do vậy tế bào cơ thể điều hoà tốc độ chuyển hoá hoạt động vật chất bằng bằng việc tăng giảm nồng độ enzim.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 38: Tế bào có thể điều hoà tốc độ chuyển hoá hoạt động vật chất bằng việc tăng giảm các yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động của enzim là:
(1) Nhiệt độ
(2) Độ pH
(3) Nồng độ cơ chất
(4) Nồng độ enzim
(5) Chất ức chế hoặc hoạt hóa enzim
A. 1, 2, 3, 4, 5.
B. 1, 2, 3, 4.
C. 2, 3, 4
D. 2, 4, 5.
Lời giải:
Tế bào có thể điều hoà tốc độ chuyển hoá hoạt động vật chất bằng việc tăng giảm các yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động của enzim là: độ pH, nồng độ enzim, chất ức chế hoặc hoạt hóa enzim.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 39: Giả sử có 1 phản ứng được xúc tác bởi 1 loại enzim. Tốc độ của phản ứng sẽ tăng lên trong trường hợp nào sau đây?
A. Tăng nồng độ enzim
B. Giảm nồng độ cơ chất
C. Giảm nhiệt độ của môi trường
D. Thay đổi độ pH của môi trường.
Lời giải:
Tốc độ của phản ứng sẽ tăng lên khi tăng nồng độ enzyme.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 40: Câu thành ngữ/tục ngữ nào dưới đây cho ta thấy vai trò của nồng độ enzim đối với quá trình tiêu hoá ?
A. Ăn cá nhả xương, ăn đường nuốt chậm
B. Ăn mắm lắm cơm
C. Tay làm hàm nhai, tay quai miệng trễ
D. Nhai kĩ no lâu
Lời giải:
Câu thành ngữ: Nhai kĩ no lâu thể hiện được vai trò của vai trò của nồng độ enzim đối với quá trình tiêu hoá.
Khi nhai nước bọt sẽ thấm vào thức ăn, giúp quá trình tiêu hoá xảy ra dễ dàng hơn.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 41: Với một lượng cơ chất xác định, khi tăng nồng độ enzyme thì hoạt tính của enzyme biến đổi như thế nào?
A. Hoạt tính enzyme giảm xuống.
B. Hoạt tính enzyme tăng lên.
C. Hoạt tính enzyme không đổi.
D. Hoạt tính enzyme tăng đến một giá trị rồi giảm dần.
Lời giải:
Với 1 lượng cơ chất nhất định, khi tăng nồng độ enzyme thì hoạt tính của enzyme tăng.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 42: Một trong những cơ chế tự điều chỉnh quá trình chuyển hoá của tế bào bằng enzim là
A. Xuất hiện triệu chứng bệnh lí trong tế bào.
B. Điều chỉnh nhiệt độ của tế bào.
C. Điều chỉnh nồng độ các chất trong tế bào.
D. Điều hoà bằng ức chế ngược.
Lời giải:
Một số hoá chất có thể làm tăng hoặc giảm hoạt tính của enzim bằng co chế ức chế ngược.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 43: Tế bào điều chỉnh lượng sản tạo ra trong các phản ứng có enzim xúc tác bằng cơ chế
A. Gen điều hòa.
B. Ức chế ngược.
C. Điều chỉnh nồng độ các chất trong tế bào.
D. Điều chỉnh nhiệt độ và pH.
Lời giải:
Một số hoá chất có thể làm tăng hoặc giảm hoạt tính của enzim bằng cơ chế ức chế ngược để điều chỉnh lượng sản tạo ra trong các phản ứng có enzim xúc tác.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 44: “Sốt” là phản ứng tự vệ của cơ thể. Tuy nhiên, khi sốt cao quá 38,5°C thì cần phải tích cực hạ sốt vì một rong các nguyên nhân nào sau đây?
A. Nhiệt độ cao quá sẽ làm cơ thể nóng bức, khó chịu
B. Nhiệt độ cao quá làm tăng hoạt tính của enzim dẫn đến tăng tốc độ phản ứng sinh hóa quá mức
C. Nhiệt độ cao quá sẽ gây tổn thương mạch máu
D. Nhiệt độ cao quá gây biến tính, làm mất hoạt tính của enzim trong cơ thể
Lời giải:
Nhiệt độ quá cao có thể làm cho enzim bị biến tính, làm mất hoạt tính của enzim, gây nên các rối loạn về chuyển hóa.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 45: Hậu quả sau đây sẽ xảy ra khi nhiệt độ môi trường vượt quá nhiệt độ tối ưu của enzyme là :
A. Hoạt tính enzyme tăng lên
B. Hoạt tính enzyme giảm dần và có thể mất hoàn toàn
C. Enzyme không thay đổi hoạt tính
D. Phản ứng luôn dừng lại
Lời giải:
Khi vượt qua nhiệt độ tối ưu, hoạt tính của enzyme giảm dần hoặc mất hoàn toàn do protein bị biến tính.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 46: Xác định X trong sơ đồ sau:
A. Ức chế ngược
B. Xúc tác
C. Kích thích hoạt hóa
D. Enzim E
Lời giải:
X là ức chế ngược
Sản phẩm P được sản xuất dư thừa sẽ liên kết với enzyme a làm cho enzyme này không còn khả năng xúc tác để chuyển hóa chất A thành chất B và do đó chất trung gian C,D cũng không được hình thành. do vậy sự tổng hợp chất P cũng bị dừng.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 47: Ức chế ngược là kiểu điều hòa trong đó?
A. Enzim của con đường chuyển hóa làm ức chế sản phẩm tạo ra
B. Sản phẩm của con đường chuyển hóa quay lại ức chế làm bất hoạt enzim xúc tác cho phản ứng đầu tiên của con đường chuyển hóa.
C. Sản phẩm của con đường chuyển hóa quay lại hoạt hóa tăng enzim xúc tác cho phản ứng cuối cùng của con đường chuyển hóa.
D. Sản phẩm của con đường chuyển hóa quay lại ức chế làm bất hoạt enzim xúc tác cho phản ứng cuối cùng của con đường chuyển hóa.
Lời giải:
Ức chế ngược là sản phẩm của con đường chuyển hóa quay lại ức chế làm bất hoạt enzim xúc tác cho phản ứng đầu tiên của con đường chuyển hóa.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 48: Nguyên nhân dẫn đến các triệu chứng bệnh lí (bệnh rối loạn chuyển hóa) là do
A. Cơ chất bị tích lũy gây độc cho tế bào
B. Tốc độ phản ứng tăng cả triệu lần
C. Trung tâm hoạt động enzim bão hòa
D. Nồng độ enzim quá nhiều
Lời giải:
Nguyên nhân dẫn đến các triệu chứng bệnh lí (bệnh rối loạn chuyển hóa) là do cơ chất bị tích lũy gây độc cho tế bào.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 49: Tế bào có thể tự điều chỉnh quá trình chuyển hóa vật chất để thích ứng với môi trường bằng cách điều chỉnh
A. Hoạt tính của các loại enzim
B. Nồng độ cơ chất
C. Chất ức chế
D. Nồng độ enzim.
Lời giải:
Tế bào có thể tự điều chỉnh quá trình chuyển hóa vật chất để thích ứng với môi trường bằng cách điều chỉnh hoạt tính của các loại enzim.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 50: Sơ đồ dưới đây mô tả các con đường chuyển hóa vật chất giả định. Mũi tên chấm gạch chỉ sự ức chế ngược. Nếu chất G và chất F dư thừa trong tế bào thì nồng độ chất nào sẽ tăng một cách bất thường?
A. Chất G
B. Chất F
C. Chất H
D. Chất D
Lời giải:
G và F dư thừa thì quá trình C → E và quá trình C → D sẽ bị ức chế dẫn đến C bị dư thừa.
C dư thừa sẽ ức chế quá trình A → B
Do đó quá trình A → H sẽ diễn ra mạnh mẽ và nồng độ chất H sẽ tăng lên.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 51: Sơ đồ sau đây mô tả con đường chuyển hoá giả định, mũi tên chấm gạch chỉ sự ức chế ngược. Phân tích sơ đồ để rút ra kết luận, nếu nồng độ chất G & N tăng lên quá giới hạn cho phép thì nồng độ chất nào sẽ tăng lên 1 cách bất thường?
A. Chất B
B. Chất I
C. Chất H
D. Chất A
Lời giải:
– N tăng ức chế chuyển H thành F, G tăng ức chế chuyển H thành M. Vậy H tăng.
– H tăng ức chế chuyển C thành D. Vậy C tăng.
– C tăng ức chế chuyển B thành C. Vậy B tăng mà B lại được chuyển thành I. Như vậy I sẽ tăng bất thường.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 52: Sơ đồ dưới đây mô tả con đường chuyển hóa giả định. Mũi tên chấm gạch chỉ sự ức chế ngược, các chữ cái A, B, C, D, F, K, H đại diện cho 1 số chất trong cơ thể, E đại diện cho enzyme. Nếu chất K dư thừa trong cơ thể thì nồng độ chất nào sẽ tăng bất thường?
A. Chất H
B. Chất A
C. Chất B
D. Chất D
Lời giải:
Vì khi chất K dư thừa trong cơ thể thì K sẽ ức chế E5 làm chất F bị dư thừa, chất F không chuyển hóa thành G, bị dư thừa ức chế chất B chuyển hoá thành C nên chất B chuyển hóa thành D.
→ Chất D tăng.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 53: Sơ đồ dưới đây mô tả con đường chuyển hóa giả định, mũi tên chấm gạch chỉ sự ức chế ngược. Nếu chất G và F dư thừa thì trong tế bào, nồng độ chất nào sẽ gia tăng một cách bất thường?
A. Chất H
B. Chất A
C. Chất B
D. Chất C
Lời giải:
Nếu chất F thừa sẽ ức chế chuyển hoá C → E làm chất C thừa
Nếu chất G thừa sẽ ức chế chuyển hoá C → D làm chất C thừa
Nếu chất C thừa sẽ ức chế chuyển hoá A → B làm chất A thừa
Chất A sẽ chuyển hoá thành chất H
Vậy nếu chất G và F dư thừa thì trong tế bào, nồng độ chất H tăng
Đáp án cần chọn là: A
Câu 54: Nói về trung tâm hoạt động của enzim, cho các phát biểu sau:
(1) Là nơi liên kết chặt chẽ, cố định với cơ chất.
(2) Là chỗ lõm hoặc khe hở trên bề mặt enzim.
(3) Có cấu hình không gian tương thích với cấu hình không gian cơ chất.
(4) Mọi enzim đều có trung tâm hoạt động giống nhau.
Trong các phát biểu trên, những phát biểu đúng là
A. (2), (3)
B. (1), (2), (3)
C. (2), (3), (4)
D. (1), (4)
Lời giải:
Các phát biểu đúng là 1,2,3
(4) sai, mỗi enzyme có 1 trung tâm hoạt động khác nhau.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 55: Tại sao ăn thịt bò khô với nộm (gỏi) đu đủ thì lại dễ tiêu hóa hơn là khi ăn thịt bò khô riêng?
A. Vì đu đủ tạo môi trường axit cho dạ dày, giúp tiêu hóa thịt bò dễ hơn.
B. Vì kết hợp ăn thịt và rau củ quả, đầy đủ dưỡng chất.
C. Chất xơ trong đu đủ hỗ trợ tiêu hóa.
D. Trong đu đủ có enzim papain giúp phân giải prôtêin trong thịt bò.
Lời giải:
Vì trong đu đủ có enzim phân giải prôtein: Papain.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 56: Khi môi trường có nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ tối ưu của enzim, thì điều nào sau đây đúng ?
A. Sự giảm nhiệt độ làm tăng hoạt tính enzim
B. Hoạt tính enzim giảm khi nhiệt độ tăng lên
C. Nhiệt độ tăng lên không làm thay đổi hoat tính enzim
D. Hoạt tính Enzim tăng theo sự gia tăng nhiệt độ
Lời giải:
Khi nhiệt độ tăng thì hoạt tính của enzyme cũng tăng nhưng nếu vượt qua nhiệt độ tối ưu thì hoạt tính giảm và có thể mất.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 57: Trong ảnh hưởng của nhiệt độ lên hoạt động của enzim, thì nhiệt độ tối ưu của môi trường là giá trị nhiệt độ mà ở đó :
A. Enzim có hoạt tính thấp nhất
B. Enzim ngừng hoạt động
C. Enzim bắt đầu hoạt động
D. Enzim có hoạt tính cao nhất
Lời giải:
Nhiệt độ tối ưu là giá trị nhiệt độ mà tại đó hoạt tính của enzyme cao nhất.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 58: Trường hợp nào dưới đây KHÔNG làm enzyme mất chức năng sinh học?
A. Nồng độ cơ chất quá cao.
B. Trung tâm hoạt động của enzyme bị biến đổi.
C. Nhiệt độ môi trường hoạt động của enzyme quá cao.
D. Độ pH của môi trường không phù hợp.
Lời giải:
Enzyme có bản chất protein nên những yếu tố làm biến tính protein cũng làm mất hoạt tính của enzyme
Như vậy nồng độ cơ chất quá cao không làm mất chức năng sinh học của enzyme
Đáp án cần chọn là: A