Xem toàn bộ tài liệu Lớp 12: tại đây
Câu 33: Một phân tử ADN mạch kép thẳng của sinh vật nhân sơ có chiều dài 4080
I. Tổng số nucleotit trên phân tử ADN đó là 2400 nucleotit.
II. Số nucleotit từng loại của gen trên là A = T = 720 nucleotit; G = X = 480 nucleotit.
III. Môi trường cung cấp nguyên liệu tương đương với 63 phân tử ADN.
IV. Số nucleotit từng loại môi trường cung cấp là A = T = 30240; G = X = 43360.
Số kết luận đúng là
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Đáp án: B
Phân tử ADN mạch kép thẳng của sinh vật nhân sơ có chiều dài 4080
Có A1 = 260 nucleotit, T1 = 220 nucleotit → A gen = A1 + T1 = 260 + 220 = 480 nucleotit. (2)
Từ (1) và (2) ta giải ra:
Gọi k là số lần nhân đôi của gen.
Sau k lần nhân đôi sẽ tạo ra 2k phân tử ADN con. Số chuỗi polinucleotit tạo ra sau k lần nhân đôi là: 2.2k
Ta có: 2.2k = 128 → k = 6.
Xét các phát biểu của đề bài:
I đúng.
II sai.
III k = 6 thì số phân tử ADN con tạo ra sau 6 lần nhân đôi là: 26 = 64.
Môi trường cung cấp nguyên liệu tương đương với: 64 – 1 = 63 phân tử ADN → 3 đúng.
IV Số nucleotit từng loại môi trường cung cấp là:
A môi trường = T môi trường = 480.(26 – 1) = 30240
G môi trường = X môi trường = 720.(26 – 1) = 45360 ⇒ Sai
Câu 34: Một mạch đơn của phân tử ADN có trình tự các nuclêôtit như sau: ….ATGXATGGXXGX….
Trong quá trình nhân đôi ADN mới được hình thành từ đoạn mạch này sẽ có trình tự
A. …TAXGTAXXGGXG….
B. …ATGXATGGXXGX….
C. …UAXGUAXXGGXG….
D. …ATGXGTAXXGGXT….
Đáp án: A
Câu 35: Quá trình tự nhân đôi của ADN có các đặc điểm:
I. Ở sinh vật nhân thực diễn ra ở trong nhân, tại pha G1 của kỳ trung gian
II. Diễn ra theo nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc bán bảo toàn.
III. Đoạn okazaki được tổng hợp theo chiều 5’ ⇒ 3’.
IV. Khi một phân tử ADN tự nhân đôi 2 mạch mới được tổng hợp đều được kéo dài liên tục với sự phát triển của chạc chữ Y
Số phương án đúng là:
A. 2. B. 3. C. 1. D. 4.
Đáp án: A
I sai, ADN nhân đôi diễn ra ở pha S
II đúng
III đúng, đây là chiều tổng hợp của phân tử ADN mới
IV sai, 1 mạch tổng hợp liên tục, 1 mạch tổng hợp gián đoạn
Câu 36: Khi nói về cơ chế di truyền ở cấp độ phân tử, phát biểu nào sau đây đúng?
I. Trong tái bản ADN, sự kết cặp của các nucleotit theo nguyên tắc bổ sung xảy ra ở tất cả các nucleotit trên mỗi mạch đơn.
II. Quá trình nhân đôi ADN là cơ chế truyền thông tin di truyền từ tế bào mẹ sang tế bào con.
III. Quá trình nhân đôi ADN ở sinh vật nhân sơ và sinh vật nhân thực đều diễn ra theo nguyên tắc bổ sung và bán bảo toàn.
IV. Các gen nằm trong nhân một tế bào có số lần nhân đôi bằng nhau và số lần phiên mã thường khác nhau.
A. 4. B. 1. C. 2. D. 3.
Đáp án: A
Câu 37: Người ta chuyển một số vi khuẩn E.coli mang các phân tử ADN vùng nhân chỉ chứa N15 sang môi trường chỉ có N14. Các vi khuẩn nói trên đều thực hiện nhân đôi 2 lần liên tiếp tạo được 20 phân tử ADN vùng nhân chỉ chứa N14. Sau đó chuyển các vi khuẩn này về môi trường chỉ chứa N15 và cho chúng nhân đôi tiếp 3 lần nữa. Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Ban đầu có 10 phân tử ADN.
II. Sau khi kết thúc quá trình trên đã tạo ra 580 mạch polinucleotit chỉ chứa N15.
III. Sau khi kết thúc quá trình trên đã tạo ra 156 phân tử ADN chỉ chứa N15.
IV. Sau khi kết thúc quá trình trên có 60 phân tử ADN chứa cả hai loại N14 và N15.
A. 1. B. 4. C. 3. D. 2.
Đáp án: C
I. đúng. Vì khi nhân đôi 2 lần thì số phân tử ADN hoàn toàn mới là = k.(22 – 2) = 20→ k = 20 : 2 = 10.
II. đúng. Vì khi kết thúc quá trình nhân đôi (2 lần + 3 lần) thì tạo ra số phân tử ADN = 10 × 25 = 320 phân tử. Trong đó, số mạch phân tử có chứa N14 = 10 × (23 – 2) = 60 → Số mạch polinucleotit chỉ chứa N15 sau khi kết thúc quá trình trên = 2×320 – 60 = 580.
III sai. Vì số phân tử ADN chỉ chứa N15 = 320 – 60 = 260.
IV. đúng. Vì quá trình nhân đôi diễn ra theo nguyên tắc bán bảo tồn cho nên số phân tử ADN chứa cả hai loại N14 và N15 = số phân tử ADN có N14 = 60
Câu 38: Bộ ba GUU chỉ mã hóa cho axit amin valin, đây là ví dụ chứng minh:
A. Mã di truyền có tính phổ biến.
B. Mã di truyền có tính đặc hiệu.
C. Mã di truyền có tính thoái hóa.
D. Mã di truyền là mã bộ ba.
Đáp án: B
Câu 39: Người ta chuyển một số vi khuẩn E.coli mang các phân tử ADN vùng nhân chỉ chứa N15 sang môi trường chỉ có N14. Các vi khuẩn nói trên đều thực hiện phân đôi 3 lần liên tiếp tạo ra 12 phân tử ADN vùng nhân chỉ chứa N14. Sau đó chuyển các vi khuẩn này về môi trường chỉ chứa N15 và cho chúng nhân đôi tiếp 2 lần nữa. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Số phân tử ADN ban đầu là 2.
II. Số mạch polinucleotit chỉ chứa N15 sau khi kết thúc quá trình trên là 100.
III. Số phân tử ADN chỉ chứa N15 sau khi kết thúc quá trình trên là 36.
IV. Số phân tử ADN chứa cả hai loại N14 và N15 sau khi kết thúc quá trình trên là 28.
A. 1. B. 2. C. 4. D. 3.
Đáp án: C
I. đúng. Vì khi nhân đôi 3 lần thì số phân tử ADN hoàn toàn mới là = k.(23 – 2) = 12 → k = 12 : 6 = 2
II. đúng. Vì khi kết thúc quá trình nhân đôi (3 lần + 2 lần) thì tạo ra số phân tử ADN = 2 x 25 = 64 phân tử. Trong đó, số mạch phân tử có chứa N14 = 2 x (24 – 2) = 28
→ Số mạch polinucleotit chỉ chứa N15 sau khi kết thúc quá trình trên = 2×2×25 – 28 = 100.
III. đúng. Vì số phân tử ADN chỉ chứa N15 = 2 x (25 + 2 – 2) = 36
IV. đúng. Vì quá trình nhân đôi diễn ra theo nguyên tắc bán bảo tồn cho nên số phân tử ADN chứa cả hai loại N14 và N15 = số phân tử ADN có N14 = 2 x (24 – 2) = 28
Câu 40: Phân tử ADN ở vùng nhân của vi khuẩn lao có 3900 liên kết hiđrô, có số lượng nuclêôtit loại A bằng 2/3 số nuclêôtit loại G. Cho các phát biểu sau:
1. Phân tử ADN có 600 nuclêôtit loại A .
2. Phân tử ADN có 600 nuclêôtit loại X.
3. Khi phân tử ADN này nhân đôi liên tiếp 2 lần đã lấy từ môi trường 9000 nuclêôtit.
4. Số liên kết hóa trị giữa các nuclêôtit trong ADN là 2998.
Số phát biểu sai là
A. 1 B. 4 C. 3 D. 2
Đáp án: A
Câu 41: Người ta nuôi một tế bào vi khuẩn E.coli trong môi trường chứa N14 (lần thứ 1). Sau một thế hệ người ta chuyển sang môi trường nuôi cấy có chứa N15 (lần thứ 2) để cho mỗi tế bào nhân đôi 2 lần. Sau đó lại chuyển các tế bào đã được tạo ra sang nuôi cấy trong môi trường có N14 (lần thứ 3) để chúng nhân đôi 1 lần nữa. Tính số tế bào chứa cả N14 và N15:
A. 12. B. 4. C. 2. D. 8.
Đáp án: A
Sau 1 thế hệ nuôi ở môi trường N14 cho 2 tế bào đều là N14
Chuyển sang N15 phân chia 2 lần cho 4 tế bào chỉ chứa N15 và 4 tế bào chứa hỗn hợp N14 và N15
Chuyển lại về môi trường N14 lần phân chia cuối cùng số phân tử AND chứa cả N14 và N15 là
4 × 2 + 4 = 12.
Câu 42: Trên một mạch đơn của gen có tỉ lệ các loại nuclêôtit G,T,X lần lượt là 20%, 15%, 40%. Số nucleotit loại A của mạch trên là 400 nucleotiit. Hãy xác định tổng số nucleotit của gen
A. 800 B. 1600 C. 3200 D. 5100
Đáp án: C
%A = 100% – 20%-15%-40% = 25%; A = 25%N/2 = 400 → N = 3200
Câu 43: Trong các đặc điểm nêu dưới đây, có bao nhiêu đặc điểm có ở quá trình nhân đôi của ADN ở sinh vật nhân thực và có ở quá trình nhân đôi ADN của sinh vật nhân sơ?
I. Có sự hình thành các đoạn Okazaki.
II. Nuclêôtit tự do được liên kết vào đầu 3′ của mạch mới.
III. Trên mỗi phân tử ADN có nhiều điểm khởi đầu quá trình tái bản.
IV. Diễn ra theo nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc bán bảo tồn.
V. Enzim ADN pôlimeraza không làm nhiệm vụ tháo xoắn phân tử ADN.
A. 4. B. 5. C. 3. D. 2.
Đáp án: A
Câu 44: Gen là một đoạn phân tử ADN có chức năng
A. cấu tạo nên cơ thể.
B. cấu tạo nên protein.
C. mang thông tin quy định cấu trúc một chuỗi pôlipeptit hoặc một loại ARN.
D. mang thông tin quy định cấu trúc nên NST.
Đáp án: C
Câu 45: Trong quá trình nhân đôi ADN, quá trình nào sau đây không xảy ra?
A. A của môi trường liên kết với T mạch gốc.
B. T của môi trường liên kết với A mạch gốc.
C. U của môi trường liên kết với A mạch gốc.
D. G của môi trường liên kết với X mạch gốc.
Đáp án: C