Chương 3: Di truyền học quần thể

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 12: tại đây

Câu 15: Ở 1 quần thể động vật, xét 1 gen gồm 2 alen A và a nằm trên NST thường. Ở thế hệ xuất phát (P), khi chưa xảy ra ngẫu phối có tần số alen A ở giới đực trong quần thể là 0,8 ; tần số alen A ở giới cái là 0,4. Nếu quần thể này thực hiện ngẫu phối, có bao nhiêu dự đoán sau đây đúng?

(1) Sau 1 thế hệ ngẫu phối, quần thể đạt trạng thái cân bằng di truyền.

(2) Cấu trúc di truyền của quần thể khi đạt trạng thái cân bằng di truyền sẽ là 0,36AA + 0,48Aa + 0,16aa = 1.

(3) Tần số kiểu gen đồng hợp là 32% sau 1 thế hệ ngẫu phối.

(4) Tần số alen A = 0,6 ; a = 0,4 duy trì không đổi từ P đến F2

A. 1        B. 2

C. 3        D. 4

Đáp án: B

Giải thích :

Cấu trúc di truyền của F1: 0,32AA : 0,56Aa : 0,12aa → chưa thỏa mã công thức Hacđi – Vanbec → chưa cân bằng di truyền → (1) sai,(3) sai.

Tần số các alen tính chung cho cả 2 giới ở thế hệ xuất phát là pA = (0,8 + 0,4) : 2 = 0,6 ; qa = 0,4 và tần số này được suy trì qua các thế hệ tự thụ phấn → (4) đúng.

Cấu trúc di truyền quần thể khi đạt trạng thái cân bằng di truyền là: (0,6)2 AA : (2 x 0,6 x 0,4) Aa : (0,4)2 aa = 0,36AA : 0,48Aa : 0,16aa → (2) đúng.

Câu 16: Cho biết ơ 1 loài thực vật tự thụ phấn, alen A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định hoa trắng, Thế hệ xuất phát (F0) gồm 90% số cây hoa đỏ và 10% số cây hoa trắng. Thế hệ F1 gồm 84% số cây hoa đỏ và 16% số cây hoa trắng. Theo lí thuyết, dự đoán nào sau đây đúng?

A. Cấu trúc di truyền ở thế hệ F0 là: 0,24AA : 0,66Aa : 0,1aa.

B. Tỉ lệ cá thể đồng hợp ở F1 chiếm 88%.

C. Tỉ lệ cá thể dị hợp ở F2 chiếm 33%.

D. Tỉ lệ cá thể đồng hợp trội ở F2 ít hơn tỉ lệ cá thể đồng hợp trội ở F1.

Đáp án: B

Giải thích :

Do quần thể tự thụ phấn nên F0: x AA : y Aa : 0,1 aa → F1 : aa = 0,25y + 0,1 = 0,16 → y = 0,24

F0 có tỉ lệ kiểu gen: 0,66AA : 0,24Aa : 0,1aa

F1 : 0,72AA : 0,12Aa : 0,16aa

F2: 0,75AA : 0,06Aa : 0,19aa

Câu 17: Cho các nội dung sau:

(1) Phản ánh trạng thái động của quần thể.

(2) Từ tỉ lệ kiểu hình suy ta tỉ lệ các kiểu gen và tần số tương đối của các alen.

(3) Từ tần số tương đối của các alen đã biết có thể dự đoán tỉ lệ các loại kiểu gen và kiểu hình trong quần thể.

(4) Giải thích được tại sao trong thiên nhiên có những quần thể đã duy trì ổn định trong thời gian dài.

Những nội dung nào ở trên là ý nghĩa của định luật Hacđi – Vanbec?

A. (1), (2), (3) và (4)

B. (1), (2) và (4)

C. (2), (3) và (1)

D. (2), (3) và (4)

Đáp án: D

Câu 18: Khi nói về di truyền quần thể, phát biểu nào sau đây đúng?

A. Quần thể ngẫu phối có tần số các kiểu gen và tần số các alen luông được duy trì không đổi qua các thế hệ.

B. Quần thể ngẫu phối thường kém thích nghi hơn quần thể tự phối.

C. Trong quần thể tự phối, tần số các alen thường không thay đổi qua các thế hệ.

D. Tần số các alen trong quần thể ngẫu phối thường ổn định dưới tác dụng của CLTN và đột biến.

Đáp án: C

Câu 19: Trong các phát biểu dưới đây về di truyền quần thể, có bao nhiêu phát biểu không đúng?

(1) Quá trình giao phối gần ở động vật hay tự thụ phấn ở thực vật thường là tăng tần số alen trội, làm giảm tần số alen lặn.

(2) Quá trình giao phối thường là cho quần thể đạt trạng thái cân bằng di truyền.

(3) Nếu quần thể ở trạng thái cân bằng di truyền thì có thể dựa vào kiểu hình để suy ra tần số của các alen trong quần thể.

(4) Tự thụ phấn luôn dẫn đến thoái hóa giống.

(5) Quá trình tự thụ phấn qua nhiều thế hệ làm phong phú vốn gen của quần thể.

(6) Quần thể ngẫu phối hay nội phối thường có tần số alen ổn định qua các thế hệ trong những điều kiện nhất định.

A. 2        B. 4

C. 1        D. 3

Đáp án B: các phát biểu (1), (3), (4), (5) không đúng

Câu 20: Cho các quần thể giao phối ngẫu nhiên với thành phần kiểu gen như sau:

(1) 0,6AA : 0,4aa        (2) 0,36AA : 0,5Aa : 0,14aa.

(3) 0,3AA : 0,6Aa : 0,1aa        (4) 0,75Aa : 0,25aa.

Sau một thế hệ ngẫu phối thì những quần thể nào ở trên sẽ có cấu trúc di truyền giống nhau?

A. (1) và (3)

B. (2) và (4)

C. (1) và (4)

D. (3) và (4)

Đáp án: A

Câu 21: Trong 1 quần thể thực vật, tính trạng chiều cao thân do một gen quy định, thân cao trội hoàn toàn so với thân thấp. Trong những quần thể sau đây, có bao nhiêu quần thể đạt trạng thái cân bằng di truyền?

(1) 25% cây cao dị hợp : 50% câu cao đồng hợp : 25% cây thấp.

(2) 75% cây cao : 25% cây thấp.

(3) 100% cây cao.

(4) 100% cây thấp.

A. 1        B. 2

C. 3        D. 4

Đáp án: A

Câu 22: Quần thể có thành phần kiểu gen nào sau đây đang có cấu trúc di truyền theo định luật Hacđi – Vanbec?

A. Quần thể có tỉ lệ kiểu gen 0,48AA : 0,64Aa : 0,04aa.

B. Quần thể có tỉ lệ kiểu gen 100% Aa.

C. Quần thể có tỉ lệ kiểu gen 100% AA.

D. Quần thể có tỉ lệ kiểu gen 0,36AA : 0,28Aa : 0,36aa.

Đáp án: C

Câu 23: Trong một quần thể cây trồng đạt trạng thái cân bằng di truyền có số cây hoa vàng chiếm 36%. Biết rằng, tính trạng màu sắc hoa do 1 gen quy định, trong đó A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với a quy định hoa vàng. Tần số tương đối của mỗi alen trong quần thể là:

A. A = 0,6 ; a = 0,4

B. A = 0,4 ; a = 0,6

C. A = 0,8 ; a = 0,2

D. A = 0,2 ; a = 0,8

Đáp án: B

Câu 24: Trong 1 quần thể ngẫu phối, xét 1 gen có 2 alen, trội – lặn hoàn toàn và tần số alen pA – 0,4 và qa = 0,6. Khi quần thể ở trạng thái cân bằng di truyền thì dự đoán nào sau đây đúng?

A. Tỉ lệ cá thể mang alen lặn trong quần thế chiếm 36%

B. Tỉ lệ kiểu gen dị hợp trong số cá thể mang kiểu hình trội chiếm 36%

C. Lấy ngẫu nhiên 1 cá thể trội trong quần thể thì xác suất gặp cá thể mang alen lặn chiếm 3/4

D. Nếu cho các cá thể trội trong quần thể giao phối ngẫu nhiên thì phải sau 2 thế hệ mới cân bằng di truyền.

Đáp án: C

Giải thích :

Cấu trúc di truyền của quần thể = 0,16AA : 0,48Aa : 0,36aa

– Tỉ lệ cá thể mang alen lặn trong quần thể chiếm (0,48+0,36) = 0,84aa → A sai.

– Tỉ lệ kiểu gen dị hợp trong số cá thể mang kiểu hình trội = 0,48/0,64 = 0,75 → B sai.

– Lấy ngẫu nhiên một cá thể trội trong quần thể thì xác suất gặp cá thể mang gen lặn = 0,48/0,64 = 0,75 = 3/4 → C đúng.

– Các cá thể trội trong quần thể có tỉ lệ kiểu gen: 0,16/0,64 AA : 0,48/0,64 Aa = 0,25 AA : 0,75 Aa → pA = 0,625; qa = 0,375 ở cả 2 giới như nhau → Sau 1 thế hệ ngẫu phối đã đạt trạng thái cân bằng di truyền → D sai.

Câu 25: Tính trạng nhóm máu ở người do 3 alen quy định là IA, IB, IO. Ở một quần thể đang cân bằng về mặt di truyền, trong đó IA = 0,5; IB = 0,2; IO = 0,3. Có bao nhiêu kết luận sau đây là chính xác?

(1) Người có nhóm máu AB chiếm tỉ lệ 20%.

(2) Người không có nhóm máu O chiếm tỉ lệ 91%.

(3) Có 3 kiểu gen đồng hợp về tính trạng nhóm máu.

(4) Người nhóm máu A chiếm tỉ lệ 35%.

(5) Trong số những người có nhóm máu B, người đồng hợp chiếm 25%.

A. 3        B. 4

C. 2        D. 5

Đáp án: A

Giải thích :

Cấu trúc di truyền của quần thể: (0,5IA : 0,2IB : 0,3IO)2 → (1), (2), (3) đúng; (4), (5) sai.

Câu 26: Ở 1 quần thể ngẫu phối cân bằng di truyền, xét 1 gen có 3 alen, trội – lặn hoàn toàn: A : quy định lông xám > a : quy định lông đen > a1 : quy định lông trắng. Trong quần thể, số con lông xám chiếm 64%, số con lông đen chiếm 35%, số con lông trắng chiếm 1%. Theo lí thuyết, có bao nhiêu dự đoán sau đây đúng?

(1) Tần số alen A = 0,4 ; a = 0,5 ; a1 = 0,1.

(2) Nếu lấy ngẫu nhiên 2 con lông xám của quần thể thì xác suất gặp 1 cá thể đồng hợp là 37,5%.

(3) Số con xám dị hợp chiếm 48%.

(4) Số con dị hợp trong quần thể chiếm 58%.

A. 1        B. 2

C. 3        D. 4

Đáp án: D

Giải thích :

Gọi: A = p, a = q, a1 = r.

Ta có: Số con xám: AA + Aa + Aa1 = p2 + 2pq + 2pr = 0,64.

Số con đen: q2aa + 2qraa1 = 0,35.

Số con trắng: r2aa = 0,01.

→ pA = 0,4 ; qa = 0,5; ra1 = 0,1 → (1) đúng

Nếu lấy ngẫu nhiên 2 con xám của quần thể, thì xác suất gặp 1 cá thể đồng hợp là

2 x 0,16/0,64 x 0,48/0,64 = 37,5% → (2) đúng

Tỉ lệ cá thể xám dị hợp = 0,64 – 0,16 = 48% → (3) đúng

Số con dị hợp trong quần thể = 100% – 42% (AA + aa + a1a1 = 0,16 + 0,25 + 0,01) = 58% → (4) đúng.

Câu 27: Trong 1 quần thể ngẫu phối, xét 3 gen: gen thứ nhất có 2 alen và gen thứ 2 có 3 alen nằm trên 2 cặp NST thường khác nhau, gen thứ 3 có 4 alen nằm trên NST X vùng không tương đồng trên Y. Có bao nhiêu dự đoán sau đây đúng?

(1) Số loại kiểu gen tối đa liên quan đến các locut trên là 252.

(2) Số loại kiểu gen dị hợp về tất cả các gen trên ở giới đồng giao tử là 18.

(3) Số loại kiểu gen tối đa ở giới XY là 72.

(4) Số loại kiểu gen đồng hợp ở giới đồng giao tử là 36.

A. 4        B. 3

C. 2        D. 1

Đáp án: B

Giải thích :

Gen thứ nhất có tối đa: (2 x 3)/2 = 3 (kiểu gen).

Gen thứ hai có tối đa: (3 x 4)/2 = 6 (kiểu gen).

Gen thứ ba có tối đa: (4 x 5)/2 + 4 = 14 (kiểu gen).

Số loại kiểu gen tối đa liên quan đến các locut trên là: = 3x6x14 = 252 → (1) đúng

Số loại kiểu gen dị hợp về tất cả các gen trên ở giới đồng giao tử là = 1x3x6 = 18 → (2) đúng

Số loại kiểu gen tối đa ở giới XY = 3 x 6 x 4 = 72 → (3) đúng

Số loại kiểu gen đồng hợp ở giới đồng giao tử = 2 x 3 x 4 = 24 → (4) sai

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 4 / 5. Số lượt đánh giá: 1068

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống