Xem toàn bộ tài liệu Lớp 12: tại đây
Câu 11: Khi nói về kích thước quần thể sinh vật, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Kích thước quần thể luôn giống nhau giữa các quần thể cùng loài.
B. Kích thước quần thể chỉ phụ thuộc vào mức độ sinh sản và mức độ tử vong của quần thể.
C. Nếu kích thước quần thể vượt quá mức tối đa thì mức độ cạnh tranh giữa các cá thể sẽ tăng cao.
D. Nếu kích thước quần thể xuống dưới mức tối thiểu, mức độ sinh sản của quần thể sẽ tăng lên.
Đáp án: C
A sai, giữa các loài thì kích thước của quần thể là khác nhau
B sai, kích thước quần thể phụ thuộc tỉ lệ sinh, tỷ lệ tử, xuất cư, nhập cư
D sai : Nếu kích thước quần thể xuống dưới mức tối thiểu, mức độ sinh sản của quần thể sẽ giảm xuống
Câu 12: Khi nói về các đặc trưng cơ bản của quần thể sinh vật, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Kích thước của quần thể không phụ thuộc vào điều kiện môi trường.
B. Sự phân bố cá thể có ảnh hưởng tới khả năng khai thác nguồn sống trong môi trường.
C. Mật độ cá thể của mỗi quần thể luôn ổn định, không thay đổi theo mùa, theo năm.
D. Khi kích thước quần thể đạt mức tối đa thì tốc độ tăng trưởng của quần thể là lớn nhất.
Đáp án: B
A sai, kích thước quần thể phụ thuộc vào môi trường
C sai, mật độ cá thể thay đổi theo mùa, năm
D sai, khi kích thước quần thể đạt tối đa thì tốc độ tăng trưởng của quần thể bắt đầu có xu hướng giảm
Câu 13: Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng về kích thước của quần thể sinh vật?
I. Kích thước quần thể giảm xuống dưới mức tối thiểu thì quần thể dễ dần tới diệt vong.
II. Kích thước quần thể là khoảng không gian cần thiết để quần thể tồn tại và phát triển.
III. Kích thước tối đa là giới hạn lớn nhất về số lượng mà quần thể có thể đạt được, phù hợp vói khả năng cung cấp nguồn sống của môi trường.
IV. Kích thước quần thể chỉ phụ thuộc vào mức sinh sản và mức tử vong của quần thể.
A. 3 B. 5 C. 4 D. 2
Đáp án: D
Phát biểu đúng về kích thước của quần thể sinh vật là: I, III
II sai, kích thước của quần thể là số lượng cá thể của quần thể
IV sai, kích thước quần thể phụ thuộc vào tỷ lệ sinh, tử, xuất cư, nhập cư.
Câu 14: Ý có nội dung không phải là nguyên nhân làm cho quần thể bị suy thoái dẫn đển diệt vong khi kích thước quần thể giảm xuống dưới mức tối thiểu là
A. Số lượng cá thể trong quần thể quá ít, sự hỗ trợ giữa các cá thể bị giảm, quần thể không có khả năng chống chọi với những thay đổi của môi trường.
B. Số lượng cá thể của quần thể ít, làm cho kẻ thù càng tăng cường tìm kiếm vì vậy số lượng của nó lại càng giảm nhanh hơn.
C. Số lượng cá thể trong quần thể quá ít, khả năng sinh sản suy giảm do cơ hội gặp nhau của các cá thể đực với cá thể cái ít.
D. Số lượng cá thể trong quần thể quá ít, nên hiện tượng giao phối gần xảy ra nhiều, làm cho đặc điểm có hại ngày càng nhiều đe doạ sự tồn tại của quần thể.
Đáp án: B
Kích thước tối thiểu là số lượng cá thể ít nhất mà quần thể cần có để phát triển.
Nếu kích thước quần thể xuống dưới mức tối thiểu, quần thể dễ rơi vào trạng thái suy giảm dẫn tới diệt vong là do:
+ sự hỗ trợ giữa các cá thể bị suy giảm, quần thể không có khả năng chống chọi với những thay đổi của môi trường.
+ khả năng sinh sản suy giảm do cơ hội gặp nhau của các cá thể đực với các cá thể cái ít.
+ sự giao phối gần thường xảy ra, đe dọa sự tồn tại của quần thể.
Ý không phải nguyên nhân làm quần thể suy thoái → diệt vong là B.
Câu 15: Kích thước của quần thể là
A. Số lượng cá thể hoặc khối lượng trong các cá thể của quần thể có trong khoảng không gian sống của quần thể đó.
B. Khối lượng hoặc năng lượng tích luỹ trong các cá thể của quần thể có trong khoảng không gian sống của quần thể đó.
C. Số lượng cá thể hoặc khối lượng hoặc năng lượng tích luỹ trong các cá thể trong khoảng không gian của quần thể.
D. Số lượng cá thể hoặc năng lượng tích luỹ trong các cá thể của quần thể có trong khoảng không gian sống của quần thể đó.
Đáp án: C
Kích thước quần thể là số lượng cá thể hoặc khối lượng, năng lượng tích lũy trong các cá thể trong khoảng không gian của quần thể
Kích thước quần thể dao dộng từ kích thước tối thiểu đến kích thước tối đa. Trong đó.
+ Kích thước tối thiểu là số lượng cá thể ít nhất mà quần thể cần có để phát triển.
Khi kích thước quần thể xuống dưới kích thước tối thiểu thì quần thể có nguy cơ suy giảm số lượng và diệt vong do: sự gặp nhau giữa các cá thể ít → giảm khả năng sinh sản; khả năng giao phối cận huyết tăng; các cá thể ít nên sự hỗ trợ nhau kém….
+ Kích thước tối đa là số lượng cá thể quần thể có thể đạt được tương ứng với khả năng cung cấp nguồn sống của môi trường.
Câu 16: Cho các phát biểu sau:
I. Kích thước quần thể không thể vượt quá kích thước tối đa vì nếu kích thước quá lớn, cạnh tranh giữa các cá thể cũng như ô nhiễm, bệnh tật tăng cao dẫn đến tỉ lệ tử vong tăng và một số cá thể di cư ra khỏi quần thể.
II. Người ta ứng dụng mối quan hệ cạnh tranh giữa các cá thể của quần thể trong cả chăn nuôi và trồng trọt.
III. Các cây thông trong rừng thông, đàn bò rừng, các loài cây gỗ sống trong rừng có các kiểu phân bố cùng là phân bố theo nhóm.
IV. Đặc điểm được xem là cơ bản nhất đối với quần thể là các cá thể cùng sinh sống trong một khoảng thời gian không xác định.
Số phát biểu sai là:
A. 1. B. 3. C. 4. D. 2.
Đáp án: D
Nội dung 1 đúng.
Nội dung 2 đúng. Người ta ứng dụng mối quan hệ cạnh tranh giữa các cá thể của quần thể trong cả chăn nuôi và trồng trọt như tính toàn khoảng cách và mật độ phù hợp trong chăn nuôi và trồng trọt.
Nội dung 3 sai. Các cây thông trong rừng thông có kiểu phân bố là phân bố đồng đều. Các loài gỗ sống trong rừng có kiểu phân bố là phân bố ngẫu nhiên.
Nội dung 4 sai. Đặc điểm được xem là cơ bản nhất đối với quần thể là các cá thể cùng một loài.
Vậy có 2 nội dung sai.
Câu 17: Sự tăng trưởng kích thước của một quần thể cá rô được mô tả bằng đồ thị sau:
Cho các nhận xét sau:
(1) Từ đồ thị cho thấy quần thể cá rô tăng trưởng theo tiềm năng sinh học trong điều kiện môi trường bị giới hạn.
(2) Tốc độ tăng trưởng của quần thể cá rô tăng dần và đạt giá trị tối đa tại điểm uốn, qua điểm uốn tốc độ tăng trưởng của quần thể giảm dần và dừng lại khi quần thể đạt kích thước tối đa.
(3) Ở pha cân bằng, quần thể cá rô có số lượng cá thể ổn định và phù hợp với khả năng cung cấp nguồn sống của môi trường.
(4) Quần thể có số lượng tăng lên rất nhanh trước điểm uốn nhờ quan hệ hỗ trợ diễn ra mạnh mẽ trong quần thể sinh vật.
Số nhận xét đúng là:
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Đáp án: B
(1) sai, từ đồ thị cho thấy quần thể cá rô tăng trưởng thực tế trong điều kiện môi trường bị giới hạn, đường cong tăng trưởng thực tế có hình chữ S.
(2) đúng, tốc độ tăng trưởng của quần thể cá rô tăng dần và đạt giá trị tối đa tại điểm uốn, qua điểm uốn tốc độ tăng trưởng của quần thể giảm dần và dừng lại khi quần thể đạt kích thước tối đa.
(3) đúng, ở pha cân bằng, quần thể cá rô có số lượng cá thể ổn định và phù hợp với khả năng cung cấp nguồn sống của môi trường. Lúc này, tỉ lệ tử vong bằng tỉ lệ sinh sản.
(4) sai, vì số lượng tăng lên rất nhanh trước điểm uốn nhờ tốc độ sinh sản vượt trội so với tốc độ tử vong
Câu 18: Cho các thông tin sau:
(1) Điều chỉnh số lượng cá thể của quần thể.
(2) Giảm bớt tính chất căng thẳng của sự cạnh tranh.
(3) Tăng khả năng sử dụng nguồn sống từ môi trường.
(4) Tìm nguồn sống mới phù hợp với từng cá thể.
Những thông tin nói về ý nghĩa của sự nhập cư hoặc di cư của những cá thể cùng loài từ quần thể này sang quần thể khác là:
A. (1), (2), (3) B. (1), (3), (4)
C. (1), (2), (4) D. (2), (3), (4)
Đáp án: A
Các thông tin nói về ý nghĩa của sự nhập cư hoặc di cư là: (1), (2), (3).
4 sai, nhu cầu của từng cá thể có thể không cần đến sự di cư mà có thể tìm thấy ngay trong môi trường cũ.
Câu 19: Trong một đầm lầy tự nhiên, cá chép và cá trê sử dụng ốc bươu vàng làm thức ăn, cá chép lại làm thức ăn của rái cá. Do điều kiện môi trường khắc nghiệt làm cho kích thước của các quần thể nói trên đều giảm mạnh và đạt đến kích thước tối thiểu. Một thời gian sau, nếu điều kiện môi trường thuận lợi trở lại thì quần thể khôi phục kích thước nhanh nhất là
A. Quần thể cá trê. B. Quần thể rái cá.
C. Quần thể cá chép. D. Quần thể ốc bươu vàng.
Đáp án: D
– Sự khôi phục kích thước quần thể chủ yếu phụ thuộc vào tốc độ sinh sản của các cá thể trong quần thể. Do vậy, ở những loài mà tốc độ sinh sản nhanh, vòng đời ngắn thì quần thể tăng trưởng theo tiềm năng sinh học nên có tốc độ khôi phục số lượng cá thể nhanh nhất.
– Trong 4 quần thể trên thì quần thể ốc bươu vàng có tốc độ sinh sản nhanh nên tốc độ khôi phục số lượng nhanh nhất.
Câu 20: Những quần thể có kiểu tăng trưởng theo tiềm năng sinh học có các đặc điểm
A. Cá thể có kích thước lớn, sứ dụng nhiều thúc ăn, tuổi thọ lớn
B. Cá thể có kích thước lớn, sinh sản ít, sử dụng nhiều thức ăn.
C. Cá thể có kích thước nhỏ, sinh sản nhiều, đòi hỏi điều kiện chăm sóc ít.
D. Cá thể có kích thước nhỏ, sinh sản ít, đòi hỏi điều kiện chăm sóc nhiều.
Đáp án: C
Những quần thể có kiểu tăng trưởng theo tiềm năng sinh học có các đặc điểm cá thể có kích thước nhỏ, sinh sản nhiều, đòi hỏi điều kiện chăm sóc ít