Chương 1: Cơ chế di truyền và biến dị

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 12: tại đây

Câu 19: Xét các phát biểu sau đây:

(1) Quá trình nhân đôi không theo nguyên tắc bổ sung thì dẫn đến đột biến gen

(2) Đột biến gen trội ở dạng dị hợp cũng được gọi là thể đột biến

(3) Đột biến gen chỉ được phát sinh khi trong môi trường có các tác nhân đột biến

(4) Đột biến gen phát sinh trong pha S của chu kỳ tế bào

(5) Đột biến gen là loại biến dị luôn được di truyền cho thế hệ sau.

Có bao nhiêu phát biểu đúng

A. 2     B. 3     C. 4     D. 1

Đáp án: B

(1) Quá trình nhân đôi không theo nguyên tắc bổ sung thì dẫn đến đột biến gen → đúng

(2) Đột biến gen trội ở dạng dị hợp cũng được gọi là thể đột biến → đúng

(3) Đột biến gen chỉ được phát sinh khi trong môi trường có các tác nhân đột biến → sai, đột biến gen có thể do kết cặp sai trong nhân đôi

(4) Đột biến gen phát sinh trong pha S của chu kỳ tế bào → đúng

(5) Đột biến gen là loại biến dị luôn được di truyền cho thế hệ sau → sai, đột biến gen ở tế bào sinh dưỡng không truyền cho thế hệ sau

Câu 20: Trên phân tử ADN có bazơ nitơ guanin trở thành dạng hiếm thì quá trình nhân đôi xảy ra đột biến thay thế cặp G – X thành cặp A – T. Sơ đồ nào sau đây mô tả đúng cơ chế gây đột biến làm thay thế cặp G – X bằng cặp A – T của bazơ nitơ dạng hiếm?

A. G*-X → G*-T → A-T

B. G*-X → G*-A → A-T

C. G*-X → T-X → A-T

D. G*-X → A-X → A-T

Đáp án: A

Trên phân tử ADN có bazơ nitơ guanin trở thành dạng hiếm thì quá trình nhân đôi xảy ra đột biến thay thế cặp G – X thành cặp A – T.

Câu 21: Trường hợp gen cấu trúc bị đột biến thêm 1 cặp G – X thì số liên kết hiđrô của gen sẽ

A. Giảm đi 3.     B. Giảm đi 1.

C. Tăng thêm 1.     D. Tăng thêm 3.

Đáp án: D

Câu 22: Xét mô hình dạng B của ADN. Gen D dài 510 nm và có A = 10%. Gen D bị đột biến thành alen d. So với gen D, alen d ngắn hơn 1,02 nm và ít hơn 8 liên kết hiđrô. Cho các nhận định sau:

I. Cặp gen Dd nhân đôi 2 lần cần môi trường nội bào cung cấp 7194 nuclêôtit loại guanin.

II. Cặp gen Dd có tổng cộng 599 nuclêôtit loại timin.

III. Cặp gen Dd có tổng cộng 8392 liên kết hiđrô.

IV. Dạng đột biến xảy ra đối với gen trên là mất 1 cặp A – T và mất 2 cặp G – X.

V. Gen D có nhiều liên kết hiđrô hơn gen d.

Số nhận định đúng là:

A. 3.     B. 5.     C. 2.     D. 4

Đáp án: B

D: 2A+2G = 3000; A = 10% → A = T = 300; G = X = 1200

d ngắn hơn 1,02nm = 10,2Å; ít hơn 8 liên kết hidro → mất 3 cặp nu (2G-X; 1A-T) → A = T = 299; G = X = 1198

I. Cặp gen Dd nhân đôi 2 lần cần môi trường nội bào cung cấp 7194 nuclêôtit loại guanine. → đúng, G cung cấp 2 lần nhân đôi của Dd = (1200+1198).(22-1) = 7194.

II. Cặp gen Dd có tổng cộng 599 nuclêôtit loại timin. → đúng, số nu T = 300+299 = 599

III. Cặp gen Dd có tổng cộng 8392 liên kết hiđrô. → đúng, số liên kết hidro của Dd = (2.300+3.1200)+(2.299+3.1198) = 8392

IV. Dạng đột biến xảy ra đối với gen trên là mất 1 cặp A – T và mất 2 cặp G – X. → đúng

V. Gen D có nhiều liên kết hiđrô hơn gen d. → đúng

Câu 23: Khi nói về đột biến gen, phát biểu nào sau đây đúng?

A. Gen đột biến luôn được di truyền cho thế hệ sau.

B. Đột biến gen có thể xảy ra ở cả tế bào sinh dưỡng và tế bào sinh dục.

C. Gen đột biến luôn được biểu hiện thành kiểu hình.

D. Đột biến gen cung cấp nguyên liệu thứ cấp cho quá trình tiến hóa.

Đáp án: B

A. Gen đột biến luôn được di truyền cho thế hệ sau. → sai, đột biến xoma không di truyền

B. Đột biến gen có thể xảy ra ở cả tế bào sinh dưỡng và tế bào sinh dục. → đúng

C. Gen đột biến luôn được biểu hiện thành kiểu hình. → sai, đột biến gen lặn khi ở trạng thái dị hợp không biểu hiện ra kiểu hình.

D. Đột biến gen cung cấp nguyên liệu thứ cấp cho quá trình tiến hóa. → sai, đột biến gen cung cấp nguyên liệu sơ cấp cho quá trình tiến hóa.

Câu 24: Có bao nhiêu kết luận sau đây là không đúng khi nói về sự biểu hiện của đột biến gen?

(1) Đột biến gen xảy ra trong những lần nguyên phân đầu tiên của hợp tử có thể di truyền cho thế hệ sau bằng con đường sinh sản vô tính hoặc hữu tính.

(2) Đột biến trội phát sinh trong quá trình giảm phân tạo giao tử sẽ luôn biểu hiện ngay ở thế hệ sau và di truyền được sinh sản hữu tính.

(3) Đột biến gen lặn xảy ra trong tế bào chất của tế bào xôma sẽ không bao giờ được biểu hiện ra kiểu hình và không có khả năng di truyền qua sinh sản hữu tính.

(4) Chỉ có các đột biến gen phát sinh trong quá trình nguyên phân mới có khả năng biểu hiện ra kiểu hình của cơ thể bị xảy ra đột biến.

(5) Thể đột biến phải mang ít nhất là một alen đột biến.

A. 1     B. 2     C. 3     D. 4

Đáp án: B

(1) Đột biến gen xảy ra trong những lần nguyên phân đầu tiên của hợp tử có thể di truyền cho thế hệ sau bằng con đường sinh sản vô tính hoặc hữu tính. → sai, di truyền qua sinh sản hữu tính.

(2) Đột biến trội phát sinh trong quá trình giảm phân tạo giao tử sẽ luôn biểu hiện ngay ở thế hệ sau và di truyền được sinh sản hữu tính. → đúng

(3) Đột biến gen lặn xảy ra trong tế bào chất của tế bào xôma sẽ không bao giờ được biểu hiện ra kiểu hình và không có khả năng di truyền qua sinh sản hữu tính. → sai, đột biến gen lặn có thể biểu hiện ở trạng thái đồng hợp lặn.

(4) Chỉ có các đột biến gen phát sinh trong quá trình nguyên phân mới có khả năng biểu hiện ra kiểu hình của cơ thể bị xảy ra đột biến. → sai.

(5) Thể đột biến phải mang ít nhất là một alen đột biến. → đúng

Câu 25: Một gen có hiệu số phần trăm nuclêôtit loại adenin với một loại nuclêôtit khác là 5% và có số nucleotit loại adenin là 660. Sau khi gen xảy ra đột biến điểm, gen đột biến có chiều dài 408 nm và có tỉ lệ . Dạng đột biến điểm xảy ra với nói gen nói trên là

A. thay thế một cặp A-T bằng một cặp G-X.

B. mất một cặp nucleotit loại A-T.

C. thêm một cặp nucleotit loại G-X.

D. thay thế một cặp G-X bằng một cặp A-T.

Đáp án: A

A – G =5% và A +G = 50% → A =27,5%; G =22,5%. Số nuclêôtit loại A = 660 → N =(660 x 100) : 27,5 = 2400 nuclêôtit → G = 540.

L = N/2 x3,4 = 4080Å

Khi bị đột biến gen vẫn giữ chiều dài 4080Å → tổng số nuclêôtit không đổi → Đây là đột biến dạng thay thế.

Gen đột biến có G/A = 82,1%; Gen bình thường: G/A = 81,82%

Tỷ lệ G/A tăng → G tăng, A giảm → Dạng đột biến thay thế cặp A-T bằng cặp G-X.

Câu 26: Cho biết bộ ba 5’GXU3′ quy định tổng hợp axit amin Ala; bộ ba 5’AXU3′ quy định tổng hợp axit amin Thr. Một đột biến điểm xảy ra ở giữa alen làm cho alen A thành alen a, trong đó phân tử mARN của alen a bị thay đổi cấu trúc ở một bộ ba dẫn tới axit amin Ala được thay bằng axit amin Thr. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Alen a có thể có chiều dài lớn hơn chiều dài của alen A.

II. Đột biến này có thể là dạng thay thế cặp A-T bằng cặp T-A.

III. Nếu alen A có 150 nuclêôtit loại A thì alen a sẽ có 151 nuclêôtit loại A.

IV. Nếu alen A phiên mã một lần cần môi trường cung cấp 200 nuclêôtit loại X thì alen a phiên mã 2 lần cũng cần môi trường cung cấp 400 nuclêôtit loại X.

A. 2     B. 1     C. 4     D. 3

Đáp án: A

– Theo bài ra, đột biến đã làm cho G của mARN được thay bằng A của ARN. Do đó, đây là đột biến thay thế cặp G-X bằng cặp A-T → I và II sai.

– Vì đột biến thay cặp G-X bằng cặp A-T cho nên alen a sẽ nhiều hơn alen A 1 cặp A-T.

→ Nếu alen A có 150A thì alen a sẽ có 151A.

– Vì đột biến làm cho G của mARN được thay bằng A của mARN nên khi alen A phiên mã 1 lần cần môi trường cung cấp 100X thì alen a phiên mã 2 lần sẽ cần môi trường cung cấp 200X → IV đúng.

Câu 27: Gen A có chiều dài 510nm bị đột biến điểm trở thành alen A. Nếu alen a có 3721 liên kết hiđro thì có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Nếu alen a có chiều dài 510,34 nm thì chứng tỏ đột biến thêm 1 cặp nuclêôtit.

II. Nếu alen A có tổng số 3720 liên kết hiđro thì chứng tỏ đột biến thay thế cặp A-T bằng cặp G-X.

III. Nếu alen a có 779 số nuclêôtit loại T thì chứng tỏ alen a dài 510 nm.

IV. Nếu alen a có 721 số nuclêôtit loại X thì chứng tỏ đây là đột biến thay thế một cặp nuclêôtit.

A. 1.     B. 2.     C. 3.     D. 4.

Đáp án: D

– I đúng vì alen a dài hơn alen A 0,34nm → Thêm một cặp nuclêôtit.

– II đúng vì nếu alen A có 3720 liên kết hiđro thì chúng đột biến điểm làm tăng 1 liên kết hiđro → Đột biến thay thế cặp A-T bằng cặp G-X.

– III đúng vì alen a có 3721 liên kết hiđro và có 779 T thì suy ra có 721 số nuclêôtit loại G → Tổng số nuclêôtit của alen a là 3000 → Alen a có chiều dài 510nm.

– IV đúng vì alen a có 3721 liên kết hiđro và có 721 X thì suy ra có 779 số nuclêôtit loại A → Tổng số nuclêôtit của alen a là 3000 → Alen A và alen a có tổng số nuclêôtit bằng nhau → Dây là đột biến thay thế một cặp nuclêôtit.

Câu 28: Gen A quy định tổng hợp chuỗi polipeptit có 36 axit amin. Gen A bị đột biến điểm trở thành alen a. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Alen a có thể ít hơn alen A 1 nuclêôtit.

II. Alen a có thể nhiên hơn alen A 3 liên kết hiđro.

III. Chuỗi polipeptit do alen a quy định có thể chỉ có 10 axit amin.

IV. Nếu chuỗi polipeptit do alen a quy định tổng hợp có 50 axit amin thì chứng tỏ đây là đột biến thêm cặp nuclêôtit.

A. 1     B. 2     C. 3     D. 4

Đáp án: B

– Phát biểu I sai vì nếu là đột biến mất cặp thì alen đột biến ít hơn alen A 2 nuclêôtit. Vì gen có cấu trúc mạch kép nên không bao giờ đột biến lại mất 1 nuclêôtit.

– Phát biểu II đúng vì nếu là đột biến thêm 1 cặp G-X thì alen a sẽ tăng thêm 3 liên kết hiđro.

– Phát biểu III đúng vì nếu đột biến làm xuất hiện bộ ba kết thúc ở vị trí cách bộ ba mở đầu 10 bộ ba thì chuỗi polipeptit chỉ có 10 axit amin.

– Phát biểu IV sai vì đột biến mất cặp hoặc thay thế một cặp nuclêôtit cũng có thể làm cho bộ ba kết trở thành bộ ba mã hóa, điều đó sẽ dẫn tới làm tăng số axit amin của chuỗi polipeptit → Khẳng định chắc chắn đây là đột biến thêm cặp là sai.

Câu 29: Gen A dài 306 nm, có 20% nuclêôtit loại Adenin. Gen A bị đột biến thành alen a . Alen a bị đột biến thành alen a1. Alen a1 bị đột biến thành alen a2. Cho biết đột biến chỉ liên quan đến 1 cặp nuclêôtit. Số liên kết hidro của gen A ít hơn so với alen a là 1, nhiều hơn so với số liên kết hidro của alen a1 là 2 và nhiều hơn so với alen a2 là 1. Tính tổng số nuclêôtit của cơ thể mang kiểu gen Aaa1a2?

A. A = T = 1439; G = X = 2160.

B. A = T = 1438; G = X = 2160.

C. A = T = 1436; G = X = 2162.

D. A = T = 1441; G = X = 2159.

Đáp án: C

N =(3060 ÷ 3,4) × 2 = 1800; A = 360; G = 540.

Ta có đột biến gen A → a → a1 → a2

Vì đột biến chỉ liên quan tới 1 cặp nuclêôtit.

A ít hơn a 1 liên kết H chứng tỏ gen A bị đột biến thay thế 1 cặp A-T bằng 1 cặp G-X để trở thành gen a.

Số nuclêôtit của a: A = 359, G = 541

A nhiều hơn a1 là 2 liên kết, a sẽ nhiều hơn a1 3 liên kết chứng tỏ gen a bị đột biến mất 1 cặp G-X để trở thành gen a1.

Số nuclêôtit của a1: A = 359; G = 540

A nhiều hơn so với a2 là 1. nên a1 sẽ nhiều hơn a2 1 liên kết → a2 1 bị đột biến thay thế 1 cặp A-T bằng 1 cặp G-X. Số nuclêôtit của a2 là: A = 358. G = 541

Tổng số nuclêôtit của cơ thể : Aaa1a2 là:

A = 360 + 359 + 359 + 358 = 1436.

G = X = 540 + 541+ 540 + 541 =2162

Câu 30: Cho biết bộ ba 5’GXU3’ quy định tổng hợp axit amin Ala; bộ ba 5’AXU3’ quy định tổng hợp axit amin Thr. Một đột biến điểm xảy ra ở giữa alen làm cho alen A thành alen a, trong đó phân tử mARN của alen a bị thay đổi cấu trúc ở một bộ ba dẫn tới axit amin Ala được thay bằng axit amin Thr. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Alen a có thể có chiều dài lớn hơn chiều dài của alen A.

II. Đột biến này có thể là dạng thay thế cặp A-T bằng cặp T-A.

III. Nếu alen A có 150 nuclêôtit loại A thì alen a sẽ có 151 nuclêôtit loại A.

IV. Nếu alen A phiên mã một lần cần môi trường cung cấp 200 nuclêôtit loại X thì alen a phiên mã 2 lần cũng cần môi trường cung cấp 400 nuclêôtit loại X.

A. 1.     B. 4.     C. 3.     D. 2.

Đáp án: D

Theo bài ra, đột biến đã làm làm cho G của mARN được thay bằng A của ARN. Do đó, đây là đột biến thay thế cặp G-X bằng cặp A-T. → I và II

Vì đột biến thay cặp G-X bằng cặp A-T cho nên alen a sẽ nhiều hơn alen A 1 cặp A-T. → Nếu alen A có 150A thì alen a sẽ có

Vì đột biến làm cho G của mARN được thay bằng A của mARN nên khi alen A phiên mã 1 lần cần môi trường cung cấp 100X thì alen a phiên mã 2 lần sẽ cần môi trường cung cấp → IV đúng.

Câu 31: Một gen cấu trúc có 4050 liên kết hiđrô, hiệu số giữa nuclêôtit loại G với loại nuclêôtit khác chiếm 20%. Sau đột biến chiều dài gen không đổi.Cho các phát biểu sau:

I. Gen ban đầu có số luợng từng loại nuclêôtit là A = T = 450, G = X = 1050.

II. Nếu sau đột biến tỉ lệ A/G của gen đột biến bằng 42,90% thì đây là dạng đột biến thay thế 1 cặp G – X bằng 1 cặp A-T.

III. Nếu sau đột biến tỉ lệ A/G bằng 42,72% thì đây là dạng đột biến thay thế 1 cặp A – T bằng 1 cặp G – X.

IV. Dạng đột biến thay thế 1 cặp A – T bằng 1 cặp G – X sẽ làm thay đổi 1 axit amin trong chuỗi polipeptit.

Số phát biểu đúng là

A. 4.     B. 3.     C. 1.     D. 2

Đáp án: D

Xét gen trước đột biến có %G – %A = 20%, ta có hệ phương trình:

Ta có H = 4050 = N + G = (100% + 35%)N N = 3000 nucleotit

Số lượng nucleotit từng loại của gen là: A – T = 15% x 3000 = 450; G = X = 35% x 3000 =1050 → I đúng

Do chiều dài của gen không thay đổi dau đột biến đột biến thay thế cặp nucleotit.

Nếu thay 1 cặp G-X bằng 1 cặp A-T, ta có tỷ lệ → II sai.

Nếu thay 1 cặp A-T bằng 1 cặp G-X, ta có tỷ lệ

→ III đúng

IV sai, Dạng đột biến thay thế 1 cặp A-T bằng 1 cặp G-X có thể không làm thay đổi trình tự axit amin trong chuỗi polipeptit (tính thoái hóa của mã di truyền)

Câu 32: Xét gen A ở sinh vật nhân sơ. A bị đột biến thành gen a, gen a hơn A một liên kết hidro. Biết A và a có cùng kích thước, vùng mã hóa của chúng mã hóa cho một chuỗi polypeptide hoàn chỉnh có 298 axitamin. Có bao nhiêu ý sau đây đúng khi nói về A và a?

I. Số nuclêôtít tại vùng mã hóa của gen a là 1800.

II. A và a là hai gen alen, cùng quy định một tính trạng.

III. Đột biến hình thành a là đột biến mất một cặp nucleotide.

IV. Chuỗi polypeptide do a hai gen mã hóa luôn khác nhau về trình tự axitamin.

A. 3     B. 2     C. 4     D. 1

Đáp án: B

Hai gen có cùng kích thước, gen a có nhiều hơn gen A 1 liên kết hidro → đột biến thay thế 1 cặp A-T bằng 1 cặp G-X

Có 298 axit amin trong chuỗi polipeptit hoàn chỉnh → số N của gen là: N = 1800

Xét các phát biểu

I đúng

II đúng

III sai

IV sai, có thể đột biến này làm thay codon này bằng codon khác nhưng vẫn mã hoá a.a đó nên trình tự a.a không thay đổi (tính thoái hoá của mã di truyền)

Câu 33: Alen A ở vi khuẩn E. coli bị đột biến điểm thành alen a. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Alen a và alen A có thể có số lượng nuclêôtit bằng nhau.

II. Nếu đột biến mất cặp nuclêôtit thì alen a và alen A có chiều dài bằng nhau.

III. Chuỗi pôlipeptit do alen a và chuỗi pôlipeptit do alen A quy định có thể có trình tự axit amin giống nhau.

IV. Nếu đột biến thay thế một cặp nuclêôtit ở vị trí giữa gen thì có thể làm thay đổi toàn bộ các bộ ba từ vị trí xảy ra đột biến cho đến cuối gen.

A. 3.     B. 4.     C. 1.     D. 2.

Đáp án: D

Ý đúng là III, đột biến thay thế có thể không làm thay đổi chuỗi polipeptit tạo thành

Ý I, II không thể chắc chắn đúng vì đột biến mất, thêm sẽ làm thay đổi số lượng nuclêôtit và chiều dài gen

Ý IV sai vì đột biến thay thế không làm thay đổi các bộ ba còn lại trên gen

Câu 34: Ở một loài sinh vật, xét một locut gồm 2 alen A và a, trong đó alen A là một đoạn ADN dài 306nm và có 2338 liên kết hiđrô, alen a là sản phẩm đột biến từ alen A. Một tế bào xoma chứa cặp alen Aa tiến hành nguyên phân liên tiếp 3 lần, số nucleotit cần thiết cho quá trình tái bản của các alen là 5061A và 7532G. Cho kết luận sau:

I. Gen A có chiều dài lớn hơn gen a

II. Gen A có G = X = 538; A = T =362.

III. Gen a có A = T = 361; G = X = 539

IV. Đây là dạng đột biến thay thế một cặp A – T bằng một cặp G – X

Số kết luận đúng là

A. 1     B. 3     C. 4     D. 2

Đáp án: D

Xét gen A có:

Tổng số nucleotit là :

Số nucleotit từng loại là: (2) đúng

Xét cặp gen Aa tái bản 3 lần thì cần môi trường cung cấp 5061A và 7532 G

=> Số nucleotit từng loại trong gen a là:

A = T = 5061 : (23 – 1) – 362 = 361.

G = X = 7532 : (23 – 1) – 538 = 538.

=>(3) sai,

(4) sai, (1) đúng.

Câu 35: Alen A ở vi khuẩn E.coli đột biến thành alen a. Biết rằng alen A ít hơn alen a 2 liên kết hidro. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

1. Nếu alen a và alen A có số lượng nuclêôtit bằng nhau thì đây là đột biến điểm.

2. Nếu alen a và alen A có chiều dài bằng nhau và alen A có 500 nucleotit loại G thì alen a có 498 nucleotit loại X.

3. Chuỗi pôlipeptit do alen a và chuỗi pôlipeptit do alen A quy định có thể có trình tự axit amin giống nhau.

4. Nếu alen A có 400 nucleotit loại T và 500 nucleotit loại G thì alen a có thể có chiều dài 306,34nm.

A. 2     B. 3     C. 4     D. 1

Đáp án: A

I sai. Vì đột biến này làm tăng 2 liên kết hidro nên nếu là đột biến không làm thay đổi tổng số nucleotit thì chứng tỏ đây là đột biến thay 2 cặp A-T bằng 2 cặp G-X. → Không phải là đột biến điểm.

II sai. Vì nếu 2 alen có chiều dài bằng nhau thì chứng tỏ đây là đột biến thay thế 2 cặp A-T bằng 2 cặp G-X→ số nucleotit loại X của alen a = số nucleotit loại X của alen A + 2 = 500 + 2 = 502.

III đúng. Vì nếu đột biến thay thế 2 cặp A-T bằng 2 cặp G-X thì có thể sẽ không làm thay đổi axit amin.

IV đúng. Vì alen A có tổng số 1800 nucleotit nên có chiều dài = 306nm. Nếu đột biến này là đột biến thêm 1 cặp nucleotit thì chứng tỏ sẽ làm tăng chiều dài của alen ban đầu lên 0,34nm.

→ Alen a có chiều dài 306nm + 0,34 = 306,34nm.

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 4 / 5. Số lượt đánh giá: 983

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống