Xem toàn bộ tài liệu Lớp 12: tại đây
Câu 21: Giả sử một lưới thức ăn được mô tả như sau: Thỏ, chuột, châu chấu và chim sẻ đều ăn thực vật; châu chấu là thức ăn của chim sẻ; cáo ăn thỏ và chim sẻ; cú mèo ăn chuột. Phát biểu nào sau đây đúng về lưới thức ăn này?
(1) Cáo và cú mèo có ổ sinh thái về dinh dưỡng khác nhau.
(2) Có 4 loài cùng thuộc bậc dinh dưỡng cấp 2.
(3) Chuỗi thức ăn dài nhất gồm có 6 mắt xích.
(4) Cú mèo là sinh vật tiêu thụ bậc 3.
A. 3 B. 2 C. 1 D. 4
Đáp án: B
(1)- đúng
(2)- đúng, có 4 loài thuộc bậc dinh dưỡng cấp 2
(3)- sai, Chuỗi thức ăn dài nhất gồm có 4 mắt xích
(4)- sai, Cú mèo là sinh vật tiêu thụ bậc 2
Câu 22: Trong một quần xã sinh vật, xét các loài sau: cỏ, thỏ, mèo rừng, hươu, hổ, vi khuẩn gây bệnh ở thỏ và sâu ăn cỏ. Trong các nhận xét sau đây về mối quan hệ giữa các loài trên, có bao nhiêu nhận xét đúng?
1. Thỏ và vi khuẩn là mối quan hệ cạnh tranh khác loài.
2. Mèo rừng thường bắt những con thỏ yếu hơn nên có vai trò chọn lọc đối với quần thể thỏ.
3. Số lượng mèo rừng tăng do số lượng hươu tăng lên.
4. Sâu ăn cỏ, thỏ và hươu là các sinh vật thuộc bậc dinh dưỡng cấp 1.
5. Hổ là vật dữ đầu bảng có vai trò điều chỉnh số lượng cá thể của quần thể trong quần xã.
A. 5 B. 3 C. 2 D. 4
Đáp án: C
(1) sai, Thỏ và vi khuẩn là mối quan hệ vật chủ và kí sinh.
(2) đúng. Mèo rừng bắt những con thỏ yếu hơn →chọn lọc đào thải những cá thể thỏ yếu, chỉ giữ lại những cá thể thỏ khỏe mạnh hơn, do đó có vai trò chọn lọc với quần thể thỏ, giúp quần thể thỏ tiến hóa theo hướng thích nghi va chính sự tiến hóa thích nghi của thỏ lại là động lực để mèo rừng tiến hóa tiếp
(3) sai. Số lượng mèo rừng bị phụ thuộc và số lượng thỏ hoặc hươu trong quần xã và cũng bị điều chỉnh bởi hổ
(4) sai. Cỏ là sinh vật ăn sinh vật sản xuất (sinh vật dinh dưỡng cấp 1) ⇒ 4 sai.
(5) đúng. Hổ là vật dữ đầu bảng nên nó có vai trò điều chỉnh số lượng cá thể thuộc bậc dinh dưỡng thấp hơn
Câu 23: Ý có nội dung không đúng khi nói về chuỗi và lưới thức ăn là
A. cấu trúc của chuỗi thức ăn càng đơn giản khi đi từ vĩ độ cao xuống vĩ độ thấp.
B. cấu trúc của chuỗi thức ăn càng phức tạp khi đi từ vĩ độ cao xuống vĩ độ thấp.
C. cấu trúc của chuỗi thức ăn càng phức tạp khi đi từ khơi đại dương vào bờ.
D. quần xã trưởng thành có lưới thức ăn phức tạp hơn so với quần xã trẻ hay bị suy thoái
Đáp án: A
Vùng vĩ độ thấp gần xích đạo → Khí hậu nhiệt đới → Độ đa dạng thực vật, động vật cao. Đi từ vĩ độ thấp đến vĩ độ cao là khí hậu từ nhiệt đới → Ôn đới, hàn đới. Vùng ôn đới, hàn đới có độ đa dạng thực vật, động vật giảm dần
→ Đi từ vĩ độ thấp đến vĩ độ cao thì độ đa dạng sinh học giảm dần → Cấu trúc của chuỗi thức ăn càng đơn giản.
Đáp án A nói ngược lại → Đáp án A có nội dung không đúng
Câu 24: Xét chuỗi thức ăn: Cây ngô → Sâu → Nhái → Rắn → Đại bàng. Trong chuỗi thức ăn này, loài nào được xếp vào sinh vật tiêu thụ bậc 3?
A. Nhái. B. Đại bàng. C. Rắn. D. Sâu.
Đáp án: C
Sinh vật tiêu thụ bậc 1 là động vật sử dụng thực vật làm thức ăn.
Sinh vật tiêu thụ bậc 2 là động vật sử dụng sinh vật tiêu thụ bậc 1 làm thức ăn.
Sinh vật tiêu thụ bậc 3 là động vật sử dụng sinh vật tiêu thụ bậc 2 làm thức ăn.
→ Trong chuỗi thức ăn trên, sâu là sinh vật tiêu thụ bậc 1, nhái là sinh vật tiêu thụ bậc 2, rắn là sinh vật tiêu thụ bậc 3, đại bàng là sinh vật tiêu thụ bậc 4.
Câu 25: Cho phát biểu sau về cấu trúc của lưới thức ăn trong hệ sinh thái
I.Mỗi hệ sinh thái có một hoặc nhiều lưới thức ăn
II. Cấu trúc của lưới thức ăn luôn được duy trì ổn định, không phụ thuộc vào điều kiện sống
III. Khi bị mất một mắt xích nào đó, cấu trúc của lước thức ăn vẫn không thay đổi
IV. Lưới thức ăn càng đa dạng thì hệ sinh thái có tính ổn định càng cao
Có bao nhiêu phát biểu đúng
A. 2. B. 1. C. 4. D. 3.
Đáp án: B
Sai: Mỗi hệ sinh thái có một lưới thức ăn
Sai: Lưới thức ăn thay đổi theo mùa và thay đổi khi cấu trúc của quần xã bị thay đổi
Sai: Khi bị mất một mắt xích nào đó ⇒ cấu trúc quần xã bị thay đổi ⇒cấu trúc của lước thức ăn thay đổi
Câu 26: Chuỗi thức ăn: “Cỏ → Cào cào → Nhái → Rắn → Đại bàng”có bao nhiêu loài sinh vật tiêu thụ?
A. 4. B. 2. C. 3. D. 1.
Đáp án: A
Có 4 loài sinh vật tiêu thụ.
Câu 27: Giả sử lưới thức ăn sau đây gồm các loài sinh vật là A, B, C, D, E, H, I, K, M. Cho biết loài A là sinh vật sản xuất và loài E là sinh vật tiêu thụ bậc cao nhất. Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Lưới thức ăn này có tối đa 12 chuỗi thức ăn.
II. Chuỗi thức ăn dài nhất trong lưới này có 6 bậc dinh dưỡng.
III. Loài H thuộc bậc dinh dưỡng cấp 2 và cấp 3.
IV. Loài H tham gia vào 9 chuỗi thức ăn.
A. 3 B. 4 C. 2 D. 1
Đáp án: D
I. sai, lưới thức ăn trên có 13 chuỗi thức ăn.
II. sai, chuỗi dài nhất là A – I – K – H – C – D – E có 7 bậc dinh dưỡng.
III. sai, loài H thuộc cả bậc dinh dưỡng cấp 2, cấp 3 và cấp 4.
IV. đúng, loài H tham gia vào 9 chuỗi thức ăn:
Vậy chỉ có 1 nhận định đúng.
Câu 28: Giả sử một chuỗi thức ăn ở một hệ sinh thái vùng biển khơi được mô tả
Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng về chuỗi thức ăn này?.
I. Chỉ có động vật phù du và cá trích là sinh vật tiêu thụ.
II. Cá ngừ thuộc bậc dinh dưỡng cấp 3.
III. Mối quan hệ giữa cá ngừ và cá trích là quan hệ giữa sinh vật ăn thịt và con mồi.
IV. Sự tăng, giảm kích thước của quần thể cá trích có ảnh hưởng đến kích thước của quần thể cá ngừ.
A. 3. B. 2. C. 4. D. 1.
Đáp án: B
Nội dung 3, 4 đúng.
Nội dung 1 sai vì sinh vật tiêu thụ bao gồm: động vật phù du, cá trích, cá ngừ. Nội dung 2 sai vì cá ngừ thuộc bậc dinh dưỡng cấp 4.
Câu 29: Xét một lưới thức ăn như sau:
Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Chuỗi thức ăn dài nhất có 7 mắt xích.
II. Quan hệ giữa loài C và loài E là quan hệ cạnh tranh khác loài.
III. Trong 10 loài nói trên, loài A tham gia vào tất cả các chuỗi thức ăn.
IV. Tổng sinh khối của loài A lớn hơn tổng sinh khối của 9 loài còn lại.
A. 1. B. 4. C. 2. D. 3.
Đáp án: D
Có 3 phát biểu đúng, đó là I, III, IV. Giải thích:
– I đúng vì chuỗi dài nhất là A, D, C, G, E, I, M.
– II sai vì hai loài cạnh tranh nếu cùng sử dụng chung một nguồn thức ăn. Hai loài C và E không sử dụng chung nguồn thức ăn nên không cạnh tranh nhau.
– III và IV đúng vì loài A là bậc dinh dưỡng đầu tiên nên tất cả các chuỗi thức ăn đều có loài A và tổng sinh khối của loài là lớn nhất
Câu 30: Trong giờ thực hành, một bạn học sinh đã mô tả ngắn gọn quan hệ sinh thái giữa các loài trong một vườn xoài như sau: Cây xoài là thức ăn của sâu đục thân, sâu hại quả, chim ăn quả, côn trùng cánh cứng ăn vỏ cây và loài động vật ăn rễ cây. Chim ăn sâu côn trùng cánh cứng, sâu đục thân và sâu hại quả. Chim sâu và chim ăn hạt đều là thức ăn của chim ăn thịt cỡ lớn. Động vật ăn rễ cây là thức ăn của rắn, thú ăn thịt và chim ăn thịt cỡ lớn. Từ các mô tả này, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Chuỗi thức ăn dài nhất trong lưới thức ăn này có tối đa 4 mắt xích.
II. Nếu số lượng động vật ăn rễ cây bị giảm mạnh thì sự cạnh tranh giữa chim ăn thịt cỡ lớn và rắn gay gắt hơn so với sự cạnh tranh giữa rắn và thú ăn thịt.
III. Chim ăn thịt cỡ lớn có thể là động vật tiêu thụ bậc 2, cũng có thể là động vật ăn thịt bậc 3.
IV. Các loài sâu đục thân, sâu hại quả, động vật ăn rễ cây và côn trùng cánh cứng có ổ sinh thái trùng nhau hoàn toàn.
A. 2. B. 1. C. 3. D. 4.
Đáp án: A
Có 2 phát biểu đúng, đó là I và III.
Giải thích: dựa vào mô tả nói trên, chúng ta vẽ được lưới thức ăn:
– I đúng vì chuỗi thức ăn dài nhất là chuỗi:
Cây → Côn trùng cánh cứng → Chim sâu → Chim ăn thịt cỡ lớn (có 4 mắt xích).
– II sai vì khi động vật ăn rễ cây giảm số lượng thì rắn và thú ăn thịt sẽ thiếu thức ăn nghiêm trọng, khi đó chúng cạnh tranh gay gắt hơn. Còn chim ăn thịt cỡ lớn sử dụng nhiều nguồn thức ăn, cho nên thiếu động vật ăn rễ cây thì không ảnh hưởng lớn đến nó.
– III đúng vì chim ăn thịt cỡ lớn có thể là bậc dinh dưỡng cấp 3 hoặc cấp 4.
– IV sai vì các loài sâu đục thân, sâu hại quả, động vật ăn rễ cây và côn trùng cánh cứng đều sử dụng cây làm thức ăn nhưng có sự phân hóa ổ sinh thái (mỗi loài ăn một bộ phận khác nhau của cây).