Xem toàn bộ tài liệu Lớp 12: tại đây
Câu 11: Sau khi phá rừng trồng lúa bà con nông dân có thể trồng lúa một hai vụ mà không phải bón phân. Tuy nhiên, sau đó nếu không bón phân thì năng suất lúa giảm đáng kể. Giải thích nào dưới đây là đúng?
A. Các chất dinh dưỡng từ đất đã không được luân chuyển trở lại cho đất vì chúng đã bị con người đã chuyển đi nơi khác nên đất trở nên nghèo dinh dưỡng.
B. Vì trồng lúa nước nên các chất dinh dưỡng từ đất đã bị pha loãng vào nước nên đất trở nên nghèo dinh dưỡng.
C. Các chất dinh dưỡng đã bị rửa trôi nên đất trở nên nghèo dinh dưỡng.
D. Các chất dinh dưỡng trong đất đã bị bốc hơi cùng với nước nên đất trở nên nghèo dinh dưỡng.
Đáp án: A
Nếu không bón phân thì năng suất lúa giảm đáng kể vì các chất dinh dưỡng từ đất đã không được luân chuyển trở lại cho đất vì chúng đã bị con người đã chuyển đi nơi khác nên đất trở nên nghèo dinh dưỡng
Câu 12: Cho các hoạt động của con người sau đây:
I. Khai thác và sử dụng hợp lí các dạng tài nguyên có khả năng tái sinh.
II. Bảo tồn đa dạng sinh học.
III. Tăng cường sử dụng chất hóa học để diệt trừ sâu hại trong nông nghiệp.
IV. Khai thác và sử dụng triệt để nguồn tài nguyên khoáng sản.
Giải pháp của phát triển bền vững là các hoạt động
A. II và III. B. I và II.
C. I và III. D. III và IV.
Đáp án: B
Giải pháp phát triển bền vững là các hoạt động:
I. Khai thác và sử dụng hợp lí các dạng tài nguyên có khả năng tái sinh.
II. Bảo tồn đa dạng sinh học.
Câu 13: Các hình thức sử dụng tài nguyên thiên nhiên
(1) Sử dụng năng lượng gió để sản xuất điện.
(2) Sử dụng tối đa các nguồn nước
(3) Tăng cường trồng rừng để cung cấp đủ nhu cầu cho sinh hoạt và phát triển công nghiệp.
(4) Thực hiện các biện pháp: tránh bỏ hoang đất, chống xói mòn và chống ngập mặn cho đất.
Trong các hình thức trên, có bao nhiêu hình thức sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên.
A. 5 B. 3 C. 2 D. 4
Đáp án: B
Các hình thức sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên là: (1), (3), (4).
Câu 14: Tài nguyên nào sau đây là tài nguyên tái sinh?
A. Rừng. B. Than đá.
C. Khoáng sản. D. Dầu mỏ.
Đáp án: A
Câu 15: Trong những hoạt động sau đây của con người, có bao nhiêu hoạt động góp phần vào việc sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên?
I. Sử dụng tiết kiệm nguồn điện.
II. Trồng cây gây rừng.
III. Xây dựng hệ thống các khu bảo tồn thiên nhiên.
IV. Vận động đồng bào dân tộc sống định canh, định cư, không đốt rừng làm nương rẫy.
A. 1. B. 3. C. 2. D. 4.
Đáp án: D
Tất cả các hoạt động trên đều góp phần vào việc sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên.
Câu 16: Nguyên nhân làm suy giảm chất lượng cuộc sống của con người:
I. Sự gia tăng nhanh dân số tạo sức ép lên nguồn tài nguyên thiên nhiên.
II. Khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên không bền vững.
III. Môi trường ngày càng ô nhiễm.
IV. Sự bất công trong việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên giữa các nước phát triển và các nước đang phát triển.
A. 4. B. 2. C. 3. D. 5.
Đáp án: B
Để nâng cao chất lượng cuộc sống thì cần đảm bảo sự đa dạng sinh học, khai thác các tài nguyên thiên nhiên một cách hợp lí, đảm bảo phát triển bền vững…
Trong các nguyên nhân của đề bài: Các nguyên nhân 1, 2, 3, 4 làm suy giảm chất lượng cuộc sống của con người
Vậy có 4 nguyên nhân làm suy giảm chất lượng cuộc sống của con người.
Câu 17: Để góp phần khắc phục suy thoái môi trường và sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên, chúng ta cần
I. Hạn chế sử dụng các nguồn tài nguyên vĩnh cửu
II. Bảo tồn đa dạng sinh học bằng di chuyển tất cả các loài trong tự nhiên về các khu vực bảo tồn nhân tạo
III. Phân loại, tái chế và tái sử dụng các loại rác thải
IV. Sử dụng các loài thiên địch trong bảo vệ mùa màng Số biện pháp phù hợp là
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Đáp án: B
Các nội dung góp phần khắc phục suy thoái môi trường và sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên là: 1 và 4.
Sử dụng các loài thiên địch để hạn chế hóa chất làm ô nhiễm tài nguyên đất và nước.
Câu 18: Những hoạt động nào sau đây của con người là giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng hệ sinh thái?
I. Bón phân, tưới nước, diệt cỏ dại đối với các hệ sinh thái nông nghiệp.
II. Khai thác triệt để các nguồn tài nguyên không tái sinh.
III. Loại bỏ các loài tảo độc, cá dữ trong các hệ sinh thái ao hồ nuôi tôm, cá.
IV. Xây dựng các hệ sinh thái nhân tạo một cách hợp lí.
Có bao nhiêu giải pháp đúng?
A. 4. B. 2. C. 3. D. 5.
Đáp án: C
Các giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng hệ sinh thái là: (1); (3); (4).
Câu 19: Có bao nhiêu biện pháp sau đây góp phần bảo vệ đa dạng sinh học?
I. Tích cực sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo.
II. Tăng cường sử dụng các phương tiện giao thông công cộng.
III. Bảo vệ rừng, tích cực chống xói mòn đất.
IV. Tăng cường khai thác các nguồn dầu mỏ, khí đốt để phát triển kinh tế.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Đáp án: C
Có 3 phát biểu đúng, đó là I, II và III.
IV sai vì khai thác mỏ dầu, khí đốt thì sẽ làm suy thoái môi trường, phá hoại đa dạng sinh học.
Câu 20: Có bao nhiêu biện pháp nào sau đây góp phần phát triển bền vững tài nguyên thiên nhiên?
I. Duy trì đa dạng sinh học.
II. Lấy đất rừng làm nương rẫy.
III. Khai thác và sử dụng hợp lí tài nguyên tái sinh.
IV. Kiểm soát sự gia tăng dân số, tăng cường công tác giáo dục về bảo vệ môi trường.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Đáp án: C
Câu 21: Giải pháp khắc phục và làm tăng cường chất lượng cuộc sống của con người trong xã hội một cách bền vững và lâu dài:
(1) Điều chỉnh sự gia tăng dân số phù hợp với điều kiện tự nhiên.
(2) Khai thác triệt để các nguồn tài nguyên phục vụ con người
(3) Tái chế, xử lý rác thải và tăng cường sử dụng năng lượng sạch.
(4) Bảo vệ tài nguyên tái sinh và sử dụng hợp lý tài nguyên không tái sinh.
Số lượng các giải pháp đúng:
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Đáp án: C
Giải pháp khắc phục và làm tăng cường chất lượng cuộc sống của con người trong xã hội một cách bền vững và lâu dài:
(1) Điều chỉnh sự gia tăng dân số phù hợp với điều kiện tự nhiên. → đúng
(2) Khai thác triệt để các nguồn tài nguyên phục vụ con người → sai
(3) Tái chế, xử lý rác thải và tăng cường sử dụng năng lượng sạch. → đúng
(4) Bảo vệ tài nguyên tái sinh và sử dụng hợp lý tài nguyên không tái sinh. → đúng
Câu 23: Trong số các hoạt động dưới đây:
(1). Trồng rừng, phủ xanh đất trống đồi núi trọc bằng các loại cây rừng.
(2). Tăng cường chăn nuôi bò và các loài động vật có hoạt động cộng sinh với sinh vật sản sinh mê tan.
(3). Khai thác dầu mỏ và các loại đá phiến nhằm cung cấp nhiên liệu cho các loài phương tiện giao thông sử dụng xăng.
(4). Sử dụng các bình nước nóng năng lượng mặt trời.
(5). Xây dựng các trung tâm dữ liệu sử dụng năng điện năng từ gió.
Số các hoạt động có khả năng làm giảm tốc độ nóng lên toàn cầu gây ra bởi hiện tượng hiệu ứng nhà kính.
A. 2 B. 3 C. 4 D. 1
Đáp án: B
Các hoạt động có khả năng làm giảm tốc độ nóng lên toàn cầu gây ra bởi hiện tượng hiệu ứng nhà kính.
(1). Trồng rừng, phủ xanh đất trống đồi núi trọc bằng các loại cây rừng.
(4). Sử dụng các bình nước nóng năng lượng mặt trời.
(5). Xây dựng các trung tâm dữ liệu sử dụng năng điện năng từ gió.