Chương 3: Hệ sinh thái sinh quyển và bảo vệ môi trường

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 12: tại đây

Câu 11: Trong các nội dung sau đây, có bao nhiêu nhận định là bằng chứng tiến hóa phân tử chứng minh nguồn gốc chung của các loài:

1- AND của các loài khác nhau thì khác nhau ở nhiều đặc điểm.

2- Axit nucleic của các loài sinh vật đều được cấu tạo từ 4 loại nucleotit.

3- Protein của các loài đều được cấu tạo từ khoảng 20 loại axit amin.

4- Mọi loài sinh vật đều được cấu tạo từ tế bào.

5- Mã di truyền dùng chung cho các loài sinh vật.

6- Vật chất di truyền trong mọi tế bào đều là nhiễm sắc thể.

A. 4     B. 5     C. 3     D. 6

Đáp án: C

Các nhận định là bằng chứng tiến hóa phân tử là 2, 3, 5

Đáp án C

1 sai. đây không phải bằng chứng chứng minh nguồn gốc chung của các loài

4 sai, đây là bằng chứng tế bào học

6 sai

Câu 12: Khi nói về các bằng chứng tiến hóa, phát biểu nào sau đây đúng ?

A. Những cơ quan ở các loài khác nhau được bắt nguồn từ một cơ quan ở loài tổ tiên mặc dù hiện tại các cơ quan này có thể thực hiện các chức năng khác nhau được gọi là cơ quan tương tự

B. Cơ quan thoái hóa cũng là cơ quan tương đồng vì chúng được bắt nguồn tự một cơ quan ở một loài tổ tiên nhưng nay không còn chức năng hoặc chức năng bị tiêu giảm

C. Những cơ quan thực hiện các chức năng như nhau nhưng không được bắt nguồn từ một nguồn gốc được gọi là cơ quan tương đồng

D. Các loài động vật có xương sống có các đặc điểm ở giai đoạn trưởng thành rất khác nhau thì không thể có các giai đoạn phát triển phôi giống nhau

Đáp án: B

Phát biểu đúng là B, VD : ruột thừa ở người và manh tràng ở động vật là cơ quan tương đồng

Cơ quan tương đồng: là những cơ quan nằm ở những vị trí tương ứng trên cơ thể, có cùng nguồn gốc trong quá trình phát triển phôi nên có kiểu cấu tạo giống nhau.

Cơ quan tương tự: những cơ quan khác nhau về nguồn gốc nhưng đảm nhiệm những chức năng giống nhau nên có kiểu hình thái tương tự.

Nhiều loài có hình thái khi trưởng thành khác nhau nhưng có các giai đoạn phát triển phôi giống nhau

Câu 13: Trong quá trình hình thành loài khác khu vực địa lí, cách li địa lí

A. là nhân tố làm biến đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể.

B. làm phong phú thêm vốn gen của quần thể.

C. duy trì sự khác biệt về tần số alen và thành phần kiểu gen giữa các quần thể.

D. là nhân tố tiến hóa quan trọng trong quá trình hình thành loài mới.

Đáp án: C

Cách ly địa lý chỉ có vai trò duy trì sự khác biệt về tần số alen và thành phần kiểu gen giữa các quần thể được tạo ra bởi các nhân tố tiến hóa

Câu 14: Học thuyết tiến hóa hiện đại dã làm sáng tỏ các con đường hình thành loài mới. Theo đó, có bao nhiêu nhận định nào sau đây đúng?

I. Các nhân tố đột biến, giao phối, chọn lọc tự nhiên đóng vai trò quan trọng trong các con đường hình thành loài mới.

II. Quá trình hình thành đặc điểm thích nghi sẽ dẫn đến hình thành loài mới.

III. Cách li tập tính và cách li sinh thái có thể dẫn đến hình thành loài mới.

IV. Quần thể mới có vốn gen ngày càng khác biệt so với quần thể gốc, khi xảy ra cách li địa lí hoặc cách ly sinh sản thì loài mới hình thành.

A. 4     B. 3     C. 2     D. 1

Đáp án: C

Xét các phát biểu :

I đúng, đột biến làm phát sinh các alen mới, giao phối làm phát tán các alen trong quần thể, CLTN đóng vai trò chọn lọc giữ lại cá thể mang biến dị có lợi

II sai, nếu không có sự cách ly sinh sản thì không có sự hình thành loài mới.

III đúng

IV sai, Quần thể mới có vốn gen ngày càng khác biệt so với quần thể gốc, khi xảy ra cách ly sinh sản thì loài mới hình thành

Câu 15: Trong các phát biểu dưới đây, phát biểu đúng khi nói về sự phát sinh sự sống trên Trái đất là

A. tế bào nhân sơ được tạo ra ở giai đoạn tiến hóa tiền sinh học.

B. prôtêin được tạo ra ở giai đoạn tiến hóa hóa học.

C. axit nuclêic có khả năng tự nhân đôi đầu tiên là ADN.

D. tế bào sơ khai (tế bào nguyên thủy) là sinh vật đầu tiên.

Đáp án: B

Phát biểu đúng là B

A sai vì tế bào nhân sơ được tạo ra ở giai đoạn tiến hóa sinh học

C sai vì ARN có khả năng tự nhân đôi đầu tiên (trước ADN)

D sai, tế bào sơ khai không phải sinh vật đầu tiên

Câu 16: Theo tiến hóa hiện đại, CLTN đóng vai trò:

A. Sàng lọc và giữ lại những cá thể có kiểu gen quy định kiểu hình thích nghi mà không tạo ra các kiểu gen thích nghi.

B. Vừa giữ lại những cá thể có kiểu gen quy định kiểu hình thích nghi vừa tạo ra các kiểu gen thích nghi.

C. Tạo ra các kiểu gen thích nghi mà không đóng vai trò sàng lọc và giữ lại những cá thể có kiểu gen quy định kiểu hình thích nghi.

D. Tạo ra các kiểu gen thích nghi từ đó tạo ra các cá thể có kiểu gen quy định kiểu hình thích nghi.

Đáp án: A

CLTN có vai trò Sàng lọc và giữ lại những cá thể có kiểu gen quy định kiểu hình thích nghi mà không tạo ra các kiểu gen thích nghi

CLTN không có khả năng tạo ra kiểu gen thích nghi

Câu 17: Sử dụng phương pháp giải phẫu và so sánh phôi sinh học có thể kiểm chứng được bao nhiêu giả thuyết sau đây?

(1) Mối quan hệ họ hàng giữa người và lợn

(2) Ti thể trong tế bào nhân thực là do vi khuẩn sống nội cộng sinh tạo thành

(3) % axit amin tương đồng giữa Hemoglobin của người và Hemoglobin của cá

(4) Xương cụt là dấu tích của đuôi ở động vật

A. 4     B. 3     C. 2     D. 1

Đáp án: C

Ta có thể kiểm chứng được các giả thuyết sau: 1,4

Câu 18: Trong biến động số lượng cá thể của quần thể, có bao nhiêu nhân tố sinh thái sau bị chi phối bởi mật độ cá thể?

(1) Sức sinh sản

(2) Khí hậu

(3) Mức tử vong

(4) Số lượng kẻ thù

(5) Nhiệt độ

(6) Các chất độc

(7) Sự phát tán của các cá thể

A. 3     B. 5     C. 2     D. 4

Đáp án: D

Các nhân tố bị chi phối bởi mật độ cá thể là: (1),(3),(4),(7)

Câu 19: Vốn gen là

A. tập hợp tất cả các gen có trong một cá thể ở một thời điểm nhất định.

B. tập hợp tất cả các nhiễm sắc thể có trong một cá thể ở một thời điểm nhất định,

C. tập hợp tất cả các alen có trong quần thể ở một thời điểm nhất định.

D. tập hợp tất cả các alen cùng quy định một tính trạng ở một thời điểm nhất định.

Đáp án: C

Câu 20: Khi số lượng cá thể của quần thể chạm tới sức chứa của môi trường điều gì sẽ xảy ra ?

A. Mật độ của quần thể tăng theo cấp số

B. Mật độ của quần thể giảm theo cấp số

C. Tốc độ tăng trưởng của quần thể sẽ tăng

D. Tốc độ tăng trưởng của quần thể sẽ giảm

Đáp án: D

Câu 21: Phát biểu nào dưới đây là chính xác về các đặc trưng cơ bản của quần thể?

A. Hầu hết các loài động vật có kích thước lớn trong tự nhiên đều có đường cong tăng trưởng chữ

B. Hầu hết các quần thể động vật, tỉ lệ giới tính được duy trì ở trạng thái1:1.

C. Trong môi trường giới hạn, tốc độ tăng trưởng của quần thể đạt giá trị lớn nhất khi kích thước nhỏ nhất.

D. Trong quần thể, các cá thể trong tuổi sinh sản đóng vai trò quan trọng nhất đối với sự tồn tại của quần thể.

Đáp án: D

A sai vì các loài động vật có kích thước lớn trong tự nhiên đều có đường cong tăng trưởng chữ S

B sai vì có nhiều loài có tỷ lệ giới tính khác 1 :1 : VD ngỗng, vịt…tỷ lệ giới tính là 2 :3

C sai vì khi quần thể có kích thước nhỏ thì tốc độ tăng trưởng chậm vì sức sinh sản chậm (số lượng cá thể ít)

Câu 22: Khi nói về ý nghĩa của sự phát tán cá thể cùng loài từ quần thể này sang quần thể khác, phát biểu sau đây sai?

A. Điều chỉnh số lượng cá thể của quần thể.

B. Giảm tỉ lệ sinh sản và tăng tỉ lệ tử vong của quần thể.

C. Phân bố lại cá thể trong quần thể cho phù hợp với nguồn sống.

D. Giảm bớt tính chất căng thẳng của sự cạnh tranh.

Đáp án: B

Phát biểu sai là B, xuất cư, nhập cư không làm giảm tỉ lệ sinh sản và tăng tỉ lệ tử vong của quần thể.

Câu 23: Hệ sinh thái nông nghiệp

A. Có chuỗi thức ăn dài hơn hệ sinh thái tự nhiên

B. có tính đa dạng cao hơn hệ sinh thái tự nhiên

C. có năng suất cao hơn hệ sinh thái tự nhiên

D. có tính ổn định cao hơn hệ sinh thái tự nhiên

Đáp án: C

Hệ sinh thái nông nghiệp có chuỗi thức ăn ngắn, năng lượng truyền lên bậc dinh dưỡng cao hơn là lớn

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 4 / 5. Số lượt đánh giá: 1001

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống