Chương 1: Cơ chế di truyền và biến dị

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 12: tại đây

Câu 30: NST ở sinh vật nhân sơ được cấu tạo gồm: một phân tử ADN vòng kép

A. Liên kết với prôtêin phi histôn.

B. Liên kết với prôtêin histôn.

C. Không liên kết với prôtêin histôn.

D. Không liên kết với prôtêin phi histôn.

Đáp án: C

Câu 31: Dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể có thể làm thay đổi vị trí của các gen giữa 2 nhiễm sắc thể là

A. Đột biến mất đoạn.

B. Đột biến đảo đoạn,

C. Đột biến lặp đoạn.

D. Đột biến chuyển đoạn.

Đáp án: D

Câu 32: Thứ tự cấu trúc siêu hiển vi của nhiễm sắc thể từ đơn giản đến phức tạp là

A. Nuclêôxôm, sợi chất nhiễm sắc, sợi cơ bản, siêu xoắn, crômatit.

B. Sợi chất nhiễm sắc, nuclêôxôm, sợi cơ bản, siêu xoắn, crômatit.

C. Nuclêôxôm, sợi cơ bản, sợi chất nhiễm sắc, siêu xoắn, crômatit

D. Sợi chất nhiễm sắc, sợi cơ bản, nuclêôxôm, siêu xoắn, crômatit.

Đáp án: A

Câu 33: Dạng đột biến lặp đoạn nhiễm sắc thể thường gây nên hậu quả là

A. Thường làm thay đổi cường độ biểu hiện của tính trạng.

B. Thường làm giảm khả năng sinh sản.

C. Thường gây chết đối với thể đột biến.

D. Thường không ảnh hưởng đến sức sống.

Đáp án: A

Câu 34: Tìm số phát biểu đúng:

I. Đảo đoạn có thể làm mất cân bằng trong hệ gen

II. Đột biến lặp đoạn có thể tạo gen mới trong tiến hoá

III. Đột biến mất đoạn làm mất cân bằng trong hệ gen

IV. Đảo đoạn giữ vững mức độ hoạt động của gen

A. 2     B. 3     C. 4     D. 5

Đáp án: B

Câu 35: Nhiễm sắc thể được cấu tạo từ các thành phần cơ bản là

A. ADN và prôtêin phi histon.

B. ADN, ARN và prôtêin histon.

C. ADN và prôtêin histon.

D. ADN, ARN và prôtêin phi histon.

Đáp án: C

Câu 36: Mức xoắn 1 của NST là:

A. Sợi cơ bản, đường kính 11nm

B. Sợi chất nhiễm sắc, đường kính 30nm

C. Siêu xoắn, đường kính 300nm

D. crômatic, đường kính 700nm

Đáp án: A

Câu 37: Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể là những biến đổi về

A. Mặt hình thái, số lượng và cấu trúc của nhiễm sắc thể, làm hỏng các gen có trên nhiễm sắc thể.

B. Cấu trúc nhiễm sắc thể dẫn đến sự sắp xếp lại các gen và làm thay đổi hình dạng của nhiễm sắc thể.

C. Mặt số lượng nhiễm sắc thể, làm thay đổi thành phần và số lượng các gen trên nhiễm sắc thể.

D. Cấu trúc nhiễm sắc thể nhưng không làm thay đổi thành phần và trật tự sắp xếp các gen trên nhiễm sắc thể.

Đáp án: B

Câu 38: Một nuclêôxôm được cấu tạo từ các thành phần cơ bản là

A. 9 phân tử prôtêin histon và đoạn ADN chứa khoảng 146 cặp nuclêôtit.

B. 8 phân tử prôtêin histon và đoạn ADN chứa khoảng 140 cặp nuclêôtit.

C. 8 phân tử prôtêin histon và đoạn ADN chứa khoảng 146 cặp nuclêôtit.

D. 9 phân tử prôtêin histon và đoạn ADN chứa khoảng 140 cặp nuclêôtit.

Đáp án: C

Câu 39: Cho nhiễm sắc thể có cấu trúc và trình tự các gen là ABCDE*FGH (dấu* biểu hiện cho tâm động). Đột biến tạo ra nhiễm sắc thể có cấu trúc ABCF*EDGH thuộc loại

A. Đảo đoạn ngoài tâm động.

B. Đảo đoạn mang tâm động

C. Chuyển đoạn trên một nhiễm sắc thể.

D. Lặp đoạn.

Đáp án: B

Câu 40: Trong một quần thể thực vật, trên nhiễm sắc thể số II các gen phân bố theo trình tự là ABCDEFGH, do đột biến đảo đoạn NST, người ta phát hiện thấy các gen phân bố theo các trình tự khác nhau là

1. ABCDEFGH.     2. AGCEFBDH

3. ABCGFEDH.     4. AGCBFEDH

Mối liên hệ trong quá trình phát sinh các dạng đột biến đảo đoạn ở trên:

A. 1 → 3 → 4 → 2

B. 1 → 4 → 3 → 2

C. 1 ← 3 ← 4 → 2

D. 1 → 2 → 3 → 4

Đáp án: A

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 4 / 5. Số lượt đánh giá: 1052

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống