Xem toàn bộ tài liệu Lớp 12: tại đây
Câu 11: Khi xử lí các dạng lưỡng bội có kiểu gen AA, Aa, aa bằng tác nhân consixin, có thể tạo ra được các dạng tứ bội nào sau đây?
(1) AAAA. (2) AAAa. (3) AAaa. (4) Aaaa. (5) aaaa.
Phương án đúng là:
A. (1), (2) và (3)
B. (1), (3) và (5)
C. (1), (2) và (4)
D. (1), (4) và (5)
Đáp án: B
Xử lý bằng consixin khiến cho thoi phân bào không được hình thành, sẽ tạo ra cơ thể có kiểu gen: AAAA, Aaaa, aaaa.
Câu 12: Ở mộ loài thực vật, cặp NST số 1 chứa cặp gen Aa, cặp NST số 3 chứa cặp gen bb. Nếu ở tất cả các tế bào, cặp NST số 1 không phân li trong giảm phân II, cặp NST số 3 phân li bình thường thì cơ thể có kiểu gen Aabb giảm phân sẽ tạo ra các loại giao tử có kiểu gen
A. AAb, aab, b
B. Aab, b, Ab, ab
C. AAbb
D. Abb, abb, Ab, ab
Đáp án: A
Giải thích :
Ở tất cả các tế bào, cặp NST số 1 không phân li trong giảm phân II cho giao tử chứa NST là AA, aa, O; cặp NST số 3 phân li bình thường cho giao tử chứa b → Các loại giao tử tạo ra là: (AA, aa, O)(b) = AAb, aab, b.
Câu 13: Ở một loài thực vật, alen A quy định quả đỏ, a quy định quả vàng. Ở thể tam nhiễm, hạt phấn (n+1) không cạnh tranh được với hạt phấn n, còn các loại tế bào noãn đều có khả năng thụ tinh. Phép lai nào dưới đây cho tỉ lệ ở đời con là 2 cây quả đỏ : 1 cây quả vàng?
A. Mẹ Aaa x Bố AA
B. Mẹ Aa x Bố Aaa
C. Mẹ AAa x Bố AA
D. Mẹ Aa x Bố AAA
Đáp án: B
Giải thích :
Đời con có cây quả vàng nên cây bố và mẹ đều phải cho giao tử chỉ chứa a → cây quả vàng ở F1 = 1/3 = 1/2 x 2/3 → Đáp án B.
Câu 14: Cơ thể tứ bội được tạo thành không phải do
A. sự thụ tinh của 2 giao tử 2n thuộc 2 cá thể khác nhau
B. sự tạo thành giao tử 2n từ thể lưỡng bội và sự thụ tinh của hai giao tử này
C. NST ở hợp tử nhân đôi nhưng không phân li
D. NST ở tế bào sinh dưỡng nhân đôi nhưng không phân li
Đáp án: D
Câu 15: Cơ chế phát sinh các giao tử (n-1) và (n+1) là do
A. một cặp NST tương đồng không phân li ở kì sau của giảm phân
B. một cặp NST tương đồng không được nhân đôi
C. thoi phân bào không được hình thành
D. cặp NST tương đồng không xếp song song ở kì giữa I của giảm phân
Đáp án: A
Câu 16: Ở một loài thực vật (2n=22), cho lai 2 cây lưỡng bội với nhau được các hợp tử F1. Một trong số các hợp tử này nguyên phân liên tiếp 4 đợt. Ở kì giữa của lần nguyên phân thứ tư, người ta đếm được trong các tế bào có 336 cromatit. Hợp tử này là dạng bột biến
A. thể bốn B. thể ba
C. thể không D. thể một
Đáp án: D
Giải thích :
Gọi bộ NST trong tế bào là a → số cromatit ở kì giữa trong 1 tế bào là 2a. Ở kì giữa lần nguyên phân thứ 4 có 23 = 8 tế bào phân chia → 2a x 8 = 336 → a = 21 = 2n – 1.
Câu 17: Phương pháp nào sau đây có thể tạo ra cây tam bội mang kiểu gen Aaa?
A. Tác động consixin trong quá trình nguyên phân của cây Aa
B. Gây đột biến đa bội trong qúa trình giảm phân của cả bố mẹ trong phép lai Aa x Aa.
C. Gây đột biến đa bội trong qúa trình giảm phân của bố hoặc mẹ trong phép lai Aa x Aa.
D. Gây đột biến đa bội trong qúa trình giảm phân của một bên bố hoặc mẹ trong phép lai Aa x Aa.
Đáp án: D
Câu 18: Một hợp tử của một loài nguyên phân bình thường 3 đợt, môi trường đã cung cấp nguyên liệu tương đương với 147 NST đơn. Biết rằng loài nói trên có bộ NST lưỡng bội 2n = 14. Cơ chế đã tạo ra hợp tử nói trên là
A. không hình thành thoi phân bào trong quá trình nguyên phân
B. không hình thành thoi phân bào trong giảm phân ở tế bào sinh giao tử của cả bố và mẹ
C. không hình thành thoi phân bào ở tế bào sinh giao tử của bố hoặc của mẹ khi giảm phân
D. một cặp NST nào đó đã không phân li trong giảm phân
Đáp án: C
Số NST trong hợp tử là 147 : (23 – 1) = 21
⇒ Bộ NST của cơ thể đó là 3n = 21
⇒ Nguyên nhân hình thành: không hình thành thoi phân bào ở tế bào sinh giao tử của bố hoặc của mẹ khi giảm phân ⇒ Tạo giao tử 2n kếy hợp với giao tử n bình thường tạo cơ thể tam bội 3n
Câu 19: Gen D có 540 nucleotit loại G, gen d có 450 G. F1 có kiểu gen Dd lai với nhau, F2 thấy xuất hiện loại hợp tử chứa 1440 nucleotit loại X. Hợp tử đó có kí hiệu bộ gen là
A. DDD B. Ddd
C. DDdd D. Dddd
Đáp án: B
Giải thích :
Loại hợp tử chứa 1440 nucleotit loại X = 540 + 450 x 2 → hợp tử chứa 1 gen D và 2 gen d → Kiểu gen của hợp tử là Ddd.
Câu 20: Giao phấn cây cà chua lưỡng bội thuần chủng có quả đỏ với cây cà chua lưỡng bội quả vàng thu được F1 đều có quả đỏ. Xử lí consixin để tứ bội hóa các cây F1 rồi chọn hai cây F1 để giao phấn với nhau. Ở F2 thu được 253 cây quả đỏ và 23 cây quả vàng. Phát biểu nào sau đây là đúng về hai cây F1 nói trên?
A. Một cây là 4n và cây còn lại là 2n do tứ bội hóa không thành công
B. Cả 2 cây F1 đều là 4n do tứ bội hóa đều thành công
C. Cả 2 cây F2 đều là 2n do tứ bội hóa không thành công
D. Có 1 cây là 4n và 1 cây là 3n
Đáp án: A