Chương 1: Cơ chế di truyền và biến dị

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 12: tại đây

Câu 35: Trong quá trình giảm phân của cơ thể đực, ở một số tế bào có cặp NST mang cặp gen Bb không phân li trong giảm phân I, giảm phân II bình thuờng; các tế bào còn lại giảm phân bình thường. Cơ thể cái giảm phân bình thường. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau về phép lai P: ♂AaBbDd x ♀AaBbdd là đúng?

I. Có tối đa 24 loại kiểu gen đột biến.

II. Cơ thể đực có thể tạo ra tối đa 16 loại giao tử

III. Thể ba có thể có kiểu gen là AabbbDd.

IV. Thể một có thể có kiểu gen là aabdd.

A. 2     B. 1     C. 3     D. 4

Đáp án: C

Cặp Aa: Aa x Aa → AA:2Aa:1aa

Cặp Bb:

+ giới đực: Bb, O, b, B

+ giới cái: B, b

Số kiểu gen bình thường: 3 (BB, Bb,bb); kiểu gen đột biến: 4 (BBb, Bbb, B, b)

Cặp Dd: Dd x dd → 1Dd:1dd

Xét các phát biểu:

I đúng, có 3 x 4 x 2= 24 KG đột biến

II đúng, cơ thể đực có thể tạo 2 x 4 x 2= 16 giao tử

III sai, không thể tạo ra hợp tử chứa bbb

IV đúng,

Câu 36: Một loài thực vật có bộ NST 2n = 16; một loài thực vật khác có bộ NST 2n = 18. Theo lí thuyết, giao tử được tạo ra từ quá trình giảm phân bình thường ở thể song nhị bội được hình thành từ hai loài trên có số lượng NST là

A. 15     B.16     C. 18     D.17

Đáp án: D

Cây song nhị bội thể có bộ NST lưỡng bội của cả 2 loài,

Giao tử tạo ra có n1 + n2 = 8 + 9 = 17 NST

Câu 37: Nghiên cứu ở một loài thực vật nguời ta thấy cây dùng làm bố khi giảm phân không xảy ra đột biến và trao đổi chéo có thể cho tối đa 28 loại giao tử. Lai 2 cây của loài này với nhau thu được một hợp tử F1. Hợp tử nguyên phân liên tiếp 4 đợt tạo ra các tế bào mới với tổng số 384 nhiễm sắc thể ở trạng thái chưa nhân đôi. Hợp tử thuộc dạng

A. Thể lệch bội.     B. Thể ba nhiễm.

C. Thể tứ bội.     D. Thể tam bội.

Đáp án: D

Cơ thể cho tối đa 28 loại giao tử → có 8 cặp NST. → 2n = 16

Một hợp tử nguyên phân liên tiếp 4 lần cho 24 = 16 tế bào

Số NST trong mỗi tế bào là 384 ÷ 16 = 24 → thể tam bội

Câu 38: Nghiên cứu một loài thực vật, phát hiện thấy tối đa 120 kiểu thể ba kép (2n + 1 + 1 ) khác nhau có thể xuất hiện trong quần thể của loài. Bộ NST lưỡng bội của loài đó là

A. 240     B. 32     C. 120     D. 16

Đáp án: B

Nghiên cứu thực vật phát hiện ra 120 thể ba kép ( 2n+1+1) khác nhau có thể xuất hiện trong quần thể.

Gọi n là bộ NST đơn bội của loài.

Số thể ba kép tối đa có thể xuất hiện trong quần thể là: n(n-1): 2 = 120 → n = 16

Bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội của loài 2n = 32.

Câu 39: Một loài thực vật, xét 4 cặp gen trội lặn hoàn toàn là Aa, Bb, Dd, Ee nằm trên 4 cặp NST khác nhau, mỗi gen quy định một tính trạng và alen lặn là alen đột biến. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Có tối đa 216 kiểu gen ở các đột biến lệch bội thể một.

II. Giả sử trong loài có các đột biến thể một ở các cặp NST khác nhau thì sẽ có tối đa 48 kiểu gen quy định kiểu hình có 4 tính trạng trội.

III. Giả sử trong loài có các đột biến thể ba ở các cặp NST khác nhau thì sẽ có tối đa 112 kiểu gen quy định kiểu hình có 4 tính trạng trội.

IV. Giả sử trong loài có các đột biến thể một ở các cặp NST khác nhau thì sẽ có tối đa 112 kiểu gen quy định kiểu hình có 3 tính trạng trội.

A. 4     B. 1.     C. 2     D. 3

Đáp án: A

– Số kiểu gen lệch bội thể một là

– Số kiểu gen quy định kiểu hình có 4 tính trạng trội khi có thể một:

+ Ở các thể lưỡng bội có số kiểu gen là 24 = 16

+ Ở các hể một có số kiểu gen là

Tổng số kiểu gen là 16 + 32 = 48.

– Số kiểu gen quy định kiểu hình có 4 tính trạng trội khi có thể ba:

+ Ở các thể lưỡng bội có số kiểu gen là 24 = 16

+ Ở các thể một có số kiểu gen là

Tổng số kiểu gen là 16 + 96 = 112.

– Số kiểu gen quy định kiểu hình có 3 tính trạng trội khi có thể một:

+ Ở các thể lưỡng bội có số kiểu gen là

+ Ở các thể một có số kiểu gen là

Tổng số kiểu gen là 32 + 80 = 112.

Câu 40: Trong hình thành loài nhờ cơ chế lai xa và đa bội hóa, lúa mì Triticum monococcum (hệ gen AA, 2n = 14) lai với lúa mì hoang dại Aegilops speltoides (hệ gen BB, 2n = 14) được con lai (hệ gen AB, 2n = 14), bị bất thụ; gấp đôi bộ NST của lúa lai tạo lúa mì Triticum dicoccum (hệ gen AABB, 4n = 28), cho dạng lúa mì này lai với lúa mì hoang dại Aegilops squarrosa (hệ gen DD, 2n = 14) được con lai có hệ gen ABD với 3n = 21, bất thụ; gấp đôi số lượng NST của con lai tạo dạng lúa mì Triticum aestivum (lúa mì hiện nay) có hệ gen AABBDD với 6n = 42. Lúa mì hiện nay được gọi là

A. thể song nhị bội.     B. thể tam bội.

C. thể lục bội.     D. thể đa bội chẵn.

Đáp án: A

Loài lúa mì trồng lục bội (T.aestivum) là kết quả của sự lai xa và đa bội hóa của ba loại lúa mì lưỡng bội: Loài lúa mì (T. monococcum), lúa mì hoang dại Aegilops speltoides, lúa mì hoang dại Aegilops squarrosa. Do đó bộ NST của con lai dạng lúa mì Triticum aestivum (lúa mì hiện nay) mang bộ NST của cả 3 loài lúa mì trên → Gọi là thể song nhị bội

Câu 41: Ở một loài loài (2n = 46), Một trong số các hợp tử này nguyên phân liên tiếp 5 đợt ở kì giữa của lần nguyên phân thứ 5, người ta đếm được trong các tế bào con có 1504 cromatit. Hợp tử này là dạng đột biến nào?

A. Thể bốn.     B. Thể ba.

C. Thể không.      D. Thể một.

Đáp án: B

Kì giữa của lần nguyên phân thứ 5 tức là đã qua 4 đợt nguyên phân do đó có 24=16 tế bào con đang nguyên phân

Kì giữa NST ở dạng kép thì mỗi NST có 2 cromatit dính nhau ở tâm động.

→ số NST trong 1 tế bào = 1504/(16× 2) = 47 NST

→ Hợp tử thuộc dạng 2n+1

Câu 42: Ở một loài động vật giao phối, xét phép lai P: ♂AaBb × ♀ AaBb Giả sử trong quá trình giảm phân của cơ thể đực, ở một số tế bào, cặp nhiễm sắc thể mang cặp gen Aa không phân li trong giảm phân I, các sự kiện khác diễn ra bình thường; cơ thể cái giảm phân bình thường. Theo lí thuyết, sự kết hợp ngẫu nhiên giữa các loại giao tử đực và cái trong thụ tinh có thể tạo ra tối đa bao nhiêu loại hợp tử lưỡng bội và bao nhiêu loại hợp tử lệch bội thể ba?

A. 3 và 6     B. 12 và 4

C. 9 và 6     D. 9 và 12

Đáp án: C

P: ♂AaBb × ♀ AaBb

quá trình giảm phân của cơ thể đực, ở một số tế bào, cặp nhiễm sắc thể mang cặp gen Aa không phân li trong giảm phân I, các sự kiện khác diễn ra bình thường-> kg: Aa, 0, A, a

Cơ thể cái giảm phân bình thường Aa tạo G A,a

Loại hợp tử lưỡng bội (bình thường tạo ra) 9 loại

Loại hợp tử lệch bội thể ba (2n+1): (AAa,AAa) x (BB: Bb:bb) 6 loại

Câu 43: Đậu Hà Lan có bộ NST 2n = 14. Tế bào sinh dưỡng của đậu Hà Lan có chứa 16 NST có thể được tìm thấy ở

A. thể một hoặc thể bốn kép.

B. thể ba.

C. thể một hoặc thể ba.

D. thể bốn hoặc thể ba kép.

Đáp án: D

Ở đậu Hà Lan 2n =14. tế bào sinh dưỡng chứa 2n=16 NST. Dạng 2n+2 hoặc 2n +1 +1.

Các dạng đột biến có thể gặp là thể ba kép hoặc thể bốn.

Câu 44: Ở một loài thực vật có 2n = 24 NST. Trong loài xuất hiện một thể đột biến đa bội có 36 NST. Theo lí thuyết, phát biểu nào sau đây sai?

A. Thể đột biến này có thể trở thành loài mới.

B. Thể đột biến này là thể tam bội.

C. Thể đột biến này được phát sinh do rối loạn nguyên phân của hợp tử.

D. Thể đột biến này thường sinh trưởng nhanh hơn dạng lưỡng bội.

Đáp án: C

n =12 → 36 =3n (thể tam bội)

A đúng, nếu thể tam bội cách ly sinh sản với thể lưỡng bội.

B đúng.

C sai, thể này được hình thành do kết hợp giữa giao tử n và 2n

D đúng, cơ quan sinh dưỡng phát triển mạnh.

Câu 45: Một loài thực vật có bộ nhiễm sắc thể 2n = 14, gồm 7 cặp (kí hiệu I → VII), trên mỗi cặp nhiễm sắc thể xét một cặp gen có 2 alen. Biết mỗi gen quy định một tính trạng, tính trạng trội là trội hoàn toàn. Khi khảo sát một quần thể của loài này, người ta phát hiện 4 dạng đột biến (kí hiệu A, B, C, D). Phân tích bộ NST của các dạng đột biến thu được kết quả sau:

Dạng đột biến Số lượng nhiễm sắc thể đếm được ở từng cặp
I II III IV V VI VII
A 3 3 3 3 3 3 3
B 1 2 2 2 2 2 2
C 3 2 2 2 2 2 2
D 2 2 2 2 4 2 2

Trong các kết luận sau, có bao nhiêu kết luận đúng?

I. Đột biến dạng A giảm phân tạo giao tử bình thường chiếm tỉ lệ 0,78125%.

II. Đột biến dạng D có tối đa 25.515 kiểu gen.

III. Đột biến dạng C có tối đa 192 kiểu gen quy định kiểu hình trội về tất cả các tính trạng.

IV. Đột biến dạng B có 256 kiểu gen quy định kiểu hình mang 1 tính trạng lặn

A. 3     B. 2     C. 1     D. 4

Đáp án: C

Dạng đột biến Số lượng nhiễm sắc thể đếm được ở từng cặp KL
I II III IV V VI VII
A 3 3 3 3 3 3 3 Tam bội (3n)
B 1 2 2 2 2 2 2 Thể một (2n – 1)
C 3 2 2 2 2 2 2 Thể ba (2n + 1)
D 2 2 2 2 4 2 2 Thể bốn (2n + 2)

Xét 1 cặp gen có 2 alen, số kiểu gen

Số kiểu gen tối đa KG quy định KH trội KG quy định KH lặn
Thể lưỡng bội Tam bội Tứ bội Thể lưỡng bội Tam bội Đơn bội
3 4 5 2 3 1 1

I sai. Dạng 3n giảm phân tạo giao tử bình thường chiếm 1/2

II đúng. Số kiểu gen của thể bốn: (coi như cặp NST mang đột biến là thể tứ bội)

III sai, dạng C: 2n +1

Số kiểu gen quy định kiểu hình trội về tất cả các tính trạng:

kiểu gen.

IV sai.

Nếu cặp NST đột biến mang gen quy định tính trạng lặn sẽ có:

Nếu cặp NST đột biến không mang gen quy định tính trạng lặn sẽ có:

Đột biến dạng B có 1792 kiểu gen quy định kiểu hình mang 1 tính trạng lặn

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 5 / 5. Số lượt đánh giá: 1178

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống