Xem toàn bộ tài liệu Lớp 12: tại đây
Câu 1: Xét các cặp cơ quan sau:
(1) Tuyển nọc độc của rắn và tuyến nước bọt của người.
(2) Vòi hút của bướm và đôi gàm dưới của bọ cạp.
(3) Gai xương rồng và cây lá lúa.
(4) Cánh bướm và cánh chim.
Có bao nhiêu cặp cơ quan tương đồng?
A. 3 B. 1
C. 2 D. 4
Đáp án: A
Câu 2: Khi nói về các bằng chứng tiến hóa, phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Những cơ quan thực hiện các chức năng như nhau những không được bắt nguồn từ một nguồn gốc được gọi là cơ quan tương tự.
B. Các cơ quan ở các loài khác nhau được gọi là tương đồng nếu chúng được bắt nguồn từ cùng một cơ quan ở loài tổ tiên mặc dù hiện tại, các cơ quan này có thể thực hiện các chức năng rất khác nhau.
C. Cơ quan thoái hóa cũng là cơ quan tương tự vì chúng được bắt nguồn từ một cơ quan ở một loài tooe tiên nhưng nay không còn chức năng hoặc chức năng bị tiêu giảm.
D. Phân tíc trình tự các axit amin của cùng một loại protein hay trình tự các nucleotit của cùng một gen ở các loài khác nhau có thể cho ta biết mối quan hệ họ hàng giữa các loài.
Đáp án: C
Câu 3: Điều nào sau đây là không đúng khi nói về cơ quan tương đồng và cơ quan tương tự?
A. Gai hoa hồng và gai xương rồng là cặp cơ quan tương đồng.
B. Cơ quan tương đồng phản ánh sự tiến hóa phân li.
C. Cơ quan tương tự phản ánh sự tiến hóa đồng quy.
D. Những cơ quan thoái hóa cũng là những cơ quan tương đồng.
Đáp án: A
Câu 4: Cơ quan thoái hóa mặc dù không có chức năng gì nhưng vẫn được duy trì qua rất nhiều thế hệ. Từ thực tế này chúng ta có thể rút ra được kết luận gì?
A. Các gen quy định cơ quan thoái hóa vẫn cần thiết cho sinh vật.
B. Cac gen quy định cơ quan thoái hóa được di truyền từ tooe tiên và thời gian tiến hóa chưa đủ dài để CLTN loại bỏ chúng.
C. Các gen quy định cơ quan thoái hóa không chịu sự tác động của CLTN.
D. Các gen quy định các cơ quan thoái hóa là những gen trội.
Đáp án: B
Câu 5: Có bao nhiêu nhận xét về CLTN dưới đây là đúng?
(1) CLTN không tạo ra kiểu gen thích nghi, nó chỉ có vai trò sàng lọc, đào thải các kiểu gen quy định kiểu hình kém thích nghi và giữ lại những kiểu gen quy định kiểu hình thích nghi.
(2) CLTN đào thải alen trội sẽ thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể nhanh hơn so với đào thải alen lặn.
(3) Các cá thể cùng loài, sống trong 1 khu vực địa lí luôn được CLTN tích lũy biến dị theo một hướng duy nhất.
(4) CLTN tác động lên quần thể vi khuẩn làm thay đổi tần số alen nhanh hơn so với tác động lên quần thể động vật bậc cao.
(5) CLTN tác động trực tiếp lên alen, nó loại bỏ tất cả các alen có hại ra khỏi quần thể.
A. 3 B. 2
C. 1 D. 4
Đáp án: A
Câu 6: Theo quan niệm hiện đại, các yếu tố ngẫu nhiên tác động vào quần thể
A. làm thay đổi tần số alen không theo hướng xác định
B. không làm thay đỏi tần số các alen quần thể
C. luôn làm tăng tần số kiểu gen đồng hợp tử và giảm tần số kiểu gen dị hợp tử
D. luôn làm tăng tính đa dạng di truyền của quần thể
Đáp án: A
Câu 7: Trong các đặc điểm sau đây, có bao nhiêu đặc điểm mà cả nhân tố di – nhập gem và nhân tố đột biến đều có?
(1) Đều có thể làm xuất hiện các kiểu gen mới trong quần thể.
(2) Đều làm thay đổi tần số alen không theo hướng xác định.
(3) Đều có thể dẫn tới làm giảm tính đa dạng di truyền của quần thể.
(4) Đều có thể làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể.
(5) Đều có thể làm xuất hiện các alen mới trong quần thể.
A. 5 B. 4
C. 2 D. 3
Đáp án: B
Câu 8: Các nhân tố sau:
(1) CLTN. (2) Giao phối ngẫu nhiên. (3) Giao phối không ngẫu nhiên.
(4) Các yếu tố ngẫu nhiên. (5) Đột biến. (6) Di – nhập gen.
Các nhân tố có thể làm giảm tính đa dạng di truyền của quần thể là:
A. (2), (3), (4) và (6)
B. (1), (3), (4) và (6)
C. (3), (4), (5) và (6)
D. (1), (3), (4) và (6)
Đáp án: B
Câu 9: Khẳng định nào sau đây là không chính xác?
A. Giá trị thích nghi của một đột biến gen có thể được thay đổi khi nó dược đặt trong tổ hợp gen mới hoặc trong môi trường mới.
B. Phần lớn các đột biến tự nhiên là có hại cho cơ thể sinh vật vì nó phá vỡ các mối quan hệ hài hòa trong nội bộ cơ thể và giữa cơ thể với môi trường.
C. Đột biến NST được oi là nguồn nguyên liệu chủ yếu của tiến hóa vì nó phổ biến và ít ảnh hướng tới sức sống của sinh vật.
D. Đối với từng gen thì tần số đột biến tự nhiên là thấp, nhưng trong kiểu gen có hàng vạn gen nên tỉ lệ giao tử mang gen đột biến lại cao.
Đáp án: C
Câu 10: Nhận định nào dưới đây về quá trình hình thành loài bằng con đường sinh thái không đúng?
A. Khó tách bạch con đường địa lí với con đường sinh thái vì khi loài mở rộng khu phân bố địa lí đồng thời cùng gặp những điều kiện sinh thái khác nhau.
B. Trong cùng 1 khu vực phân bố địa lí, các quần thể của loài được chọn lọc theo hướng thích nghi với những điều kiện sinh thái khác nhau, hình thành các nòi sinh thái, rồi hình thành loài mới.
C. Sự hình thành loài bằng con đường sinh thái được dùng với nghĩa hẹp để chỉ trường hợp loài mới được hình thành từ một nòi sinh thái ở ngay trong khi vực phân bố của loài gốc.
D. Thường gặp ở thực vật và động vật có thể di chuyển xa.
Đáp án: D
Câu 11: Theo quan niệm hiện đại, sự cách li địa lí có vai trò là
A. hạn chế sự giao phối tự do giữa các cá thể cùng loài
B. gây nên những biến đổi kiểu hình của sinh vật
C. chọn lọc làm biến đổi kiểu gen của cá thể và quần thể
D. nhân tố gây nên các quá trình đột biến
Đáp án: A
Câu 12: Loài vượn người có quan hệ họ hàng gần nhất với người là:
A. Đười ươi B. Gorila
C. Tinh tinh D. Vượn
Đáp án: C
Câu 13: Những điểm giống nhau giữa người và vượn người chứng tỏ
A. người và vượn người tiến hóa theo 2 hướng khác nhau
B. vượn người là tổ tiên của loài người
C. người và vượn người có quan hệ họ hàng thân thuộc, gần gũi
D. người và vượn người ngày nay phát sinh từ 1 nguồn gốc chung từ vượn người hóa thạch nhưng tiến hóa theo 2 hướng khác nhau.
Đáp án: C
Câu 14: Tổ tiên chính của loài người là
A. vượn người hiện đại
B. tinh tinh
C. đười ươi
D. vượn người hóa thạch
Đáp án: D
Câu 15: Nhân tố quan trọng nhất ảnh hưởng tới sự hình thành loài người là:
A. đột biến
B. lao động, tiếng nói, chữ viết
C. giao phối
D. CLTN
Đáp án: B