Chương 5: Di truyền học người

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 12: tại đây

Câu 1: Cho biết các công đoạn được tiến hành trong chọn giống như sau:

(1) Chọn lọc các tổ hợp gen mong muốn.

(2) Tạo dòng thuần chủng có kiểu gen khác nhau.

(3) Lai các dòng thuần chủng với nhau.

Quy trình tạo giống lai có ưu thế lai cao được thực hiện theo trình tự:

A. (1) → (2)→ (3)

B. (1) → (3) → (2)

C. (2) → (3) → (1)

D. (3) → (1) → (2)

Đáp án: C

Câu 2: Loại biến dị di truyền phát sinh trong quá trình lai giống là

A. đột biến gen

B. đột biến NST

C. biến dị tổ hợp

D. biến dị đột biến

Đáp án: C

Câu 3: Cho các thành tự sau:

(1) Tạo giống cà chua có gen làm chin quả bị bất hoạt.

(3) Tạo giống dâu tằm tứ bội.

(3) Tạo giống lúa “gạo vàng” có khả năng tổng hợp β – caroten trong hạt.

(4) Tạo giống dưa hấu đa bội

Các thành tự được tạo ra bằng công nghệ gen là

A. (3) và (4)

B. (1) và (3)

C. (1) và (2)

D. (2) và (4)

Đáp án: B

Câu 4: Để tạo dòng thuần ổn định trong chọn giống cây trồng, phương pháp hiệu quả nhất là

A. lưỡng bội hóa các tế bào đơn bội của hạt phấn

B. tứ bội hóa các tế bà thu được do lai xa

C. lai các tế bào sinh dưỡng của 2 loài khác nhau

D. cho tự thụ phấn bắt buộc

Đáp án: A

Câu 5: Cho các phương pháp sau:

(1) Nuôi cấy mô tế bào.

(2) Sinh sản sinh dưỡng.

(3) Nuôi cấy hạt phấn rồi lưỡng bội hóa các dòng đơn bội.

(4) Tự thu phấn bắt buộc.

Ở thực vật, để duy trì năng suất và phẩm chất của 1 giống có ưu thế lai, các phương pháp sẽ được sử dụng là:

A. (1) và (2)

B. (1), (2) và (3)

C. (1), (2), (3) và (4)

D. (1) và (3)

Đáp án: A

Câu 6: Các phát biểu dưới đây nói về thể truyền sử dụng trong công nghệ gen, phát biểu nào là đúng?

A. Thành phần có thể được sử dụng làm thể truyền gồm plasmit, vi khuẩn E. coil và virut.

B. Thể truyền có chứa các enzim cắt và nối cho phép tạo ra ADN tái tổ hợp.

C. Thể truyền giúp tế bào nhận phân chia đồng đều vật chất di truyền về các tế bào con khi tế bào phân chia.

D. Thể truyền giúp đoạn gen mới có thể tồn tại, nhân lên và hoạt động được trong tế bào nhận.

Đáp án: D

Câu 7: Trong số các xu hướng sau:

(1) Tần số các alen không đổi qua các thế hệ.

(2) Tần số các alen biến đổi qua các thế hệ.

(3) Thành phần kiểu gen biến đổi qua các thế hệ.

(4) Thành phần kiểu gen không đổi qua các thế hệ.

(5) Quần thể phân hóa thành các dòng thuần.

(6) Đa dạng về kiểu gen.

(7) Các alen lặn có xu hướng được biểu hiện.

Những xu hướng xuất hiện trong quần thể tự thụ phấn và giao phối gần là:

A. (1), (3), (5) và (7)

B. (2), (3), (5) và (7)

C. (2), (3), (5) và (6)

D. (1), (4), (6) và (7)

Đáp án: A

Câu 8: Trong cơ thể có 4 cặp gen nằm trên 4 cặp NST tương đồng, cơ thể bố có 3 cặp gen dị hợp, 1 cặp gen đồng hợp còn mẹ thì ngược lại. Có bao nhiêu kiểu giao phối có thể xảy ra?

A. 16        B. 256

C. 32        D. 62

Đáp án: B

Số kiểu gen của bố là: 2 x 2 x 2 x 1 x C41 = 32

Số kiểu gen của mẹ là: 1 x 1 x 1 x 2 x C41 = 8

Số kiểu giao phối là: 32 x 8 = 256

Câu 9: Ba gen nằm trên 3 cặp NST thường khác nhau. Trong đó gen thức nhất có 3 alen, gen thứ hai có 4 alen, gen thứ ba có 5 alen. Tính số kiểu gen dị hợp tối đa có thể có trong quần thể.

A. 900        B. 840

C. 180        D. 60

Đáp án: B

Số kiểu gen dị hợp tối đa có thể tạo ra là:

Câu 10: Quần thể có thành phần kiểu gen nào sau đây đang có cấu trúc di truyền theo định luật Hacđi – Vanbec?

A. Quần thể có tỉ lệ kiểu gen 0,5AA : 0,25Aa : 0,04aa.

B. Quần thể có tỉ lệ kiểu gen 1Aa.

C. Quần thể có tỉ lệ kiểu gen 1aa.

D. Quần thể có tỉ lệ kiểu gen 0,36AA : 0,28Aa : 0,36aa.

Đáp án: C

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 4 / 5. Số lượt đánh giá: 1050

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống