Trắc nghiệm Sinh học 12 Chương 3, 4 có đáp án năm 2021 mới nhất

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 12: tại đây

BÀI 44: TRAO ĐỔI VẬT CHẤT QUA CHU TRÌNH SINH ĐỊA HÓA

Câu 1: Chu trình sinh địa hóa là chu trình trao đổi:

  1. Các chất trong tự nhiên từ môi trường vào quần xã và ngược lại.
  2. Các hợp chất hữu cơ cần thiết cho sự sống trong tự nhiên.
  3. Vật chất giữa các quần thể sinh vật trong một quần xã với nhau.
  4. Vật chất giữa các quần xã sinh vật với nhau.

Đáp án:

Chu trình sinh địa hóa là chu trình trao đổi các chất trong tự nhiên từ môi trường vào quần xã và ngược lại.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 2: Chu trình sinh địa hoá là

  1. Chu trình chuyển hoá các chất vô cơ và hữu cơ trong tự nhiên, theo đường từ môi trường ngoài truyền qua các bậc dinh dưỡng, rồi từ đó truyền trở lại môi trường.
  2. Chu trình chuyển hoá các chất vô cơ và hữu cơ trong tự nhiên, theo đường từ môi trường ngoài truyền vào cơ thể sinh vật, qua các bậc dinh dưỡng, rồi từ cơ thể sinh vật truyền trở lại môi trường
  3. C. Chu trình chuyển hoá các chất vô cơ trong tự nhiên, theo đường từ môi trường ngoài truyền vào     cơ thể sinh vật, rồi truyền trở lại môi trường
  4. Chu trình chuyển hoá các chất vô cơ trong tự nhiên, theo đường từ môi trường ngoài truyền vào cơ thể sinh vật, qua các bậc dinh dưỡng, rồi từ cơ thể sinh vật truyền trở lại môi trường

Đáp án:

Chu trình sinh địa hoá là chu trình chuyển hoá các chất vô cơ trong tự nhiên, theo đường từ môi trường ngoài truyền vào cơ thể sinh vật, qua các bậc dinh dưỡng, rồi từ cơ thể sinh vật truyền trở lại môi trường.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 3: Khi nói về chu trình sinh địa hóa cacbon, phát biểu nào sau đây đúng ?

  1. Sự vận chuyển cacbon qua mỗi bậc dinh dưỡng không phụ thuộc vào hiệu suất sinh thái của bậc dinh dưỡng đó
  2. Một phần nhỏ cacbon tách ra từ chu trình dinh dưỡng để đi vào các lớp trầm tích
  3. Cacbon đi vào chu trình dinh dưỡng dưới dạng cacbon monoxit (CO)
  4. Toàn bộ cacbon sau khi đi qua chu trình dinh dưỡng được trở lại môi trường không khí

Đáp án:

Phát biểu đúng là B.

A sai.

C sai vì carbon đi vào chu trình dưới dạng carbon dioxit (CO2)

D sai vì: một phần carbon lắng đọng trong các vật chất trong các lớp trầm tích.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 4: Qua chu trình Cacbon, một số học sinh rút ra nhận xét sau:

(1). Cả thực vật và động vật đều thải CO2 vào khí quyển.

(2). Lượng CO2 được thải vào khí quyển tăng cao do hoạt động sản xuất công nghiệp, giao thông vận tải…

(3). Khí CO2 trong khí quyển góp phần làm Trái đất nóng lên, gây thêm nhiều thiên tai cho Trái đất.

(4). Tất cả cacbon được quần xã sinh vật trao đổi liên tục theo vòng tuần hoàn khép kín.

Tổ hợp những câu nhận xét đúng là:

  1. 1, 2 và 3    
  2. 2 và 3  
  3. 2, 3 và 4  
  4. 1, 2, 3 và 4.

Đáp án:

Tổ hợp nhận xét đúng là 1, 2 và 3

4 sai, cacbon trong quần xã tuần hoàn theo vòng tuần hoàn không khép kín, vì một lượng nhỏ  cacbon bị lắng đọng

Đáp án cần chọn là: A

Câu 5:Chu trình cacbon trong sinh quyển

  1. liên quan tới các yếu tố vô sinh của hệ sinh thái
  2. gắn liền với toàn bộ vật chất trong hệ sinh thái.
  3. là quá trình tái sinh một phần vật chất của hệ sinh thái.
  4. là quá trình tái sinh một phần năng lượng của hệ sinh thái.

Đáp án:

+ Trong chu trình Cacbon: Chỉ 1 phần nhỏ xác sinh vật sau khi phân giải chất hữu cơ thì được lắng đọng vật chất, còn phần lớn Cacbon đi vào chu trình dưới dạng CO2:
– Thực vật lấy CO2 để tạo chất hữu cơ đầu tiên thông qua Quang hợp.
– Khi sử dụng và phân huỷ các hợp chất chứa Cacbon, sinh vật trả lại CO2 và nước cho môi trường.
 Chu trình cacbon có một phần lắng đọng, 1 phần vật chất dược tái sinh.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 6: Chu trình cacbon trong sinh quyển

  1. gắn liền với toàn bộ vật chất trong hệ sinh thái.
  2. Chỉ liên quan tới một số nhóm loài của hệ sinh thái.
  3. là quá trình tái sinh một phần năng lượng của hệ sinh thái
  4. chỉ liên quan tới các yếu tố vô sinh của hệ sinh thái.

Đáp án:

Chu trình cacbon trong sinh quyển gắn liền với toàn bộ vật chất trong hệ sinh thái. Vì cơ bản các chất hữu cơ là hợp chất chứa Cacbon

Đáp án cần chọn là: A

Câu 7: Khi nói về chu trình nitơ, có bao nhiêu phát biểu đúng?

1. Vi khuẩn nitrat hóa chuyển hóa NH4+ thành NO2.

2. Để hạn chế sự thất thoát nitơ trong đất cần có biện pháp làm đất tơi xốp.

3. Lượng nitơ trong đất được tổng hợp nhiều nhất bằng con đường bón phân hóa học.

4. Vi khuẩn nốt sần rễ cây họ đậu chuyển hóa N2 thành NH3 cung cấp cho cây.

5. Nguồn dự trữ nitơ chủ yếu trong khí quyển, một phần trầm tích trong đất, ao, hồ, sông…

  1. 2
  2. 3
  3. 5
  4. 4

Đáp án:

Các ý đúng là: (2),(5)

Ý (1) sai vì vi khuẩn nitrat chuyển hóa NH4+ thành NO3.

Ý (3) sai

Ý (4) sai vì: Vi khuẩn nốt sần rễ cây họ đậu chuyển hóa N2 thành NH4+ cung cấp cho cây.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 8: Khi nói về chu trình sinh địa hóa nitơ, phát biểu nào sau đây không đúng?

  1. Vi khuẩn phản nitrat hóa có thể phân hủy nitrat (NO3-) thành nitơ phân tử (N2).
  2. Một số loài vi khuẩn, vi khuẩn lam có khả năng cố định nitơ từ không khí.
  3. Thực vật hấp thụ nitơ dưới dạng muối, như muối amôni (NH4+), nitrat (NO3-).
  4. Động vật có xương sống có thể hấp thu nhiều nguồn nitơ như muối amôni (NH4+).

Đáp án:

Phát biểu không đúng là D

Động vật có xương sống chỉ có khả năng lấy nguồn nito từ dạng NO3- từ trong các sinh vật khác.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 9: Trong chu trình nitơ, vi khuẩn nitrat hóa có vai trò

  1. Chuyển hóa NH4+ thành NO3
  2. Chuyển hóa N2 thành NH4+
  3. Chuyển hóa NO3 thành NH4+
  4. Chuyển hóa NO2 thành NO3

Đáp án:

Trong chu trình nitơ, vi khuẩn nitrat có vai trò chuyển hóa NO2 thành NO3

Đáp án cần chọn là: D

Câu 10: Trong chu trình sinh địa hóa, nhóm sinh vật nào trong số các nhóm sinh vật sau đây có khả năng biến đổi nitơ ở dạng NO3- thành nitơ ở dạng NH4+ là

  1. Thực vật tự dưỡng.  
  2. Động vật đa bào.
  3. Vi khuẩn cố định nitơ trong đất.
  4. Vi khuẩn phản nitrat hóa

Đáp án:

Sinh vật tự dưỡng hấp thu cả NO3- và cả NH4+ nhưng cây chỉ hấp thụ thẳng NH4+ còn NO3- thì phải trải qua giai đoạn chuyển hóa thành NH4+ trong cây thì cây mới hấp thụ được

Đáp án cần chọn là: A

Câu 11: Nhóm thực vật có khả năng cải tạo đất tốt nhất:

  1. Cây bọ Lúa
  2. Cây thân ngầm như dong, riềng
  3. Cây họ Đậu
  4. Các loại cỏ dại

Đáp án:

Nhóm thực vật có khả năng cải tạo đất tốt nhất là :

Các loại cây họ Đậu – chúng cộng sinh với các vi khuẩn cố định đạm (Nitơ), từ đó làm giàm dinh dưỡng cho đất

Đáp án cần chọn là: C

Câu 12: Trong sản xuất nông nghiệp để tăng hàm lượng nitơ trong đất, bà con nông dân thường sử dụng hiểu biết về mối quan hệ nào sau đây?

  1. giữa tảo và nấm sợi tạo địa y
  2. giữa rêu và cây lúa
  3. vi khuẩn sống trong dạ cỏ trâu bò
  4. giữa vi khuẩn tạo nốt sần và rễ cây họ đậu

Đáp án:

Giữa vi khuẩn tạo nốt sần và rễ cây họ đậu có mối quan hệ cộng sinh, nhờ đó có thể cố định nitơ, biến đổi nitơ không khí thành NH4+ và NO3 để cung cấp nitơ cho đất dưới dạng cây có thể hấp thụ được.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 13: Nhóm vi sinh vật nào dưới đây làm giảm lượng nitơ trong đất:

  1. Vi khuẩn lam 
  2. Vi khuẩn amoni
  3. Vi khuẩn nitrit hóa 
  4. Vi khuẩn phản nitrat hóa

Đáp án:

Trong điều kiện thiếu oxi, NO3 →N2 nhờ vi sinh vật phản nitrat hóa làm mất nito trong đất

Đáp án cần chọn là: D

Câu 14: Trong chu trình nitơ nhóm vi khuẩn nào gây thất thoát nguồn nitơ của cây?

  1. Vi khuẩn phản nitrat hóa.
  2. Vi khuẩn nitrat hóa.
  3. Vi khuẩn nitrit hóa.
  4. Vi khuẩn amôn hóa.

Đáp án:

Nhóm vi khuẩn gây thất thoát nguồn nito của cây là vi khuẩn phản nitrat hóa: trong điều kiện thiếu oxi, làm mất nito trong đất

Vi khuẩn này có khả năng phân thủy hợp chất nito rất tốt.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 15: Nhóm vi sinh vật nào sau đây không tham gia vào quá trình tổng hợp muối nitơ:

  1. Vi khuẩn cộng sinh trong nốt sần cây họ đậu  
  2. Vi khuẩn cộng sinh trong cây bèo hoa dâu
  3. Vi khuẩn sống tự do trong đất và nước
  4. Vi khuẩn sống kí sinh trên rễ cây họ đậu

Đáp án:

Nhóm vi sinh không tham gia vào quá trình tổng hợp muối nitơ là vi khuẩn sống kí sinh trên rễ cây họ đậu

Vi khuẩn sống kí sinh hút nguồn dinh dưỡng từ cây họ đậu, chúng không tổng hợp muối nitơ

Đáp án cần chọn là: D

Câu 16: Nhóm vi sinh vật nào sau đây tham gia vào quá trình tổng hợp muối nitơ:

  1. Vi khuẩn cộng sinh trong nốt sần cây họ đậu
  2. Vi khuẩn cộng sinh trong cây bèo hoa dâu
  3. Vi khuẩn sống tự do trong đất và nước
  4. Cả A, B và C

Đáp án:

Nhóm vi sinh vật tham gia vào quá trình tổng hợp muối nitơ: Vi khuẩn cộng sinh trong nốt sần cây họ đậu; Vi khuẩn cộng sinh trong cây bèo hoa dâu; Vi khuẩn sống tự do trong đất và nước…    

Đáp án cần chọn là: D

Câu 17: Trong chu trình sinh địa hóa có hiện tượng nào sau đây?

  1. Trao đổi các chất liên tục giữa môi trường và sinh vật
  2. Trao đổi các chất tạm thời giữa môi trường và sinh vật
  3. Trao đổi các chất liên tục giữa sinh vật và sinh vật
  4. Trao đổi các chất theo từng thời kì giữa môi trường và sinh vật

Đáp án:

Trong chu trình sinh địa hóa, có sự trao đổi các chất liên tục giữa môi trường và sinh vật.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 18: Trong chu trình sinh địa hóa, các chất trao đổi ?

  1. ngắt quãng giữa môi trường và sinh vật
  2. tạm thời giữa môi trường và sinh vật
  3. liên tục giữa môi trường và sinh vật
  4. theo từng thời kì giữa môi trường và sinh vật

Đáp án:

Trong chu trình sinh địa hóa, có sự trao đổi các chất liên tục giữa môi trường và sinh vật.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 19: Sự trao đổi chất trong chu trình địa hóa các chất bao gồm một số giai đoạn:

1. Vật chất từ cơ thể sinh vật trở lại môi trường

2. Sự trao đổi vật chất qua các bậc dinh dưỡng

3. Vật chất từ môi trường vào cơ thể dinh dưỡng

Trật tự đúng của các giai đoạn trong chu trình sinh địa hóa là?

  1. 2 – 1 – 3.
  2. 3 – 2 – 1.
  3. 3 – 1 – 2.
  4. 1 – 2 – 3.

Đáp án:

Sự trao đổi chất trong chu trình địa hóa các chất bao gồm: Vật chất từ môi trường vào cơ thể sinh vật → Sự trao đổi vật chất qua các bậc dinh dưỡng → Vật chất từ cơ thể sinh vật trở lại môi trường.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 20: Một chu trình sinh địa hóa gồm các khâu nào sau đây?

  1. Tổng hợp các chất, tuần hoàn vật chất trong tự nhiên và lắng đọng một phần vật chất trong đất, nước
  2. Tổng hợp các chất, tuần hoàn vật chất trong tự nhiên,phân giải các chất hữu cơ
  3. Tổng hợp các chất,phân giải các chất hữu cơ và lắng đọng một phần vật chất trong đất, nước
  4. Tổng hợp các chất, tuần hoàn vật chất trong tự nhiên, phân giải và lắng đọng một phần vật chất trong đất , nước

Đáp án:

Một chu trình sinh địa hóa gồm : Tổng hợp các chất, tuần hoàn vật chất trong tự nhiên, phân giải và lắng đọng một phần vật chất trong đất , nước

Đáp án cần chọn là: D

Câu 21: Trong chu trình sinh địa hóa, điều nào sau đây hoàn toàn không được nhắc tới?

  1. Sự chuyển hóa các chất hữu cơ thành vô cơ và ngược lại.
  2. Con đường vật chất từ ngoài vào cơ thể.
  3. Con đường vật chất từ trong cơ thể ra môi trường.
  4. Năng lượng trong hệ sinh thái.

Đáp án:

Chu trình sinh địa hoá là chu trình trao đổi các chất trong tự nhiên, nên hoàn toàn không nhắc tới năng lượng.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 22: Trong chu trình sinh địa hóa, không có sự chuyển hóa?

  1. Năng lượng trong hệ sinh thái
  2. vật chất từ ngoài vào cơ thể.
  3. vật chất từ trong cơ thể ra môi trường.
  4. các chất hữu cơ thành vô cơ và ngược lại.

Đáp án:

Chu trình sinh địa hoá là chu trình trao đổi các chất trong tự nhiên, nên hoàn toàn không nhắc tới năng lượng.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 23: Trong chu trình cacbon trong một hệ sinh thái, nguyên tố cacbon đã đi từ ngoài vào cơ thể sinh vật bằng phương thức nào?

  1. Quang hóa.
  2. Phân giải
  3. Hoại dưỡng
  4. Dị hóa

Đáp án:

Nguyên tố cacbon đã đi từ ngoài vào cơ thể sinh vật bằng phương thức quang hóa.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 24: Quang hợp, hô hấp và sự cháy liên quan trực tiếp đến chu trình sinh địa hoá nào?

  1. Nước.
  2. Cacbon.
  3. Nitơ.
  4. Phôtpho.

Đáp án:

Quang hợp , hô hấp và sự cháy liên quan trực tiếp đến chu trình sinh địa hoá cacbon

Đáp án cần chọn là: B

Câu 25: Quá trình nào sau đây không trả lại CO2 vào môi trường?

  1. Hô hấp của động vật và thực vật
  2. Lắng đọng vật chất
  3. Sản xuất công nghiệp, giao thông vận tải
  4. Sử dụng nhiên liệu hóa thạch.

Đáp án:

Quá trình lắng đọng vật chất không trả lại CO2 vào môi trường

Đáp án cần chọn là: B

Câu 26: Quá trình nào sau đây trả lại CO2 vào môi trường?

A. Hô hấp của động vật và thực vật

B. Sử dụng nhiên liệu hóa thạch

C. Sản xuất công nghiệp, giao thông vận tải

D. Cả A, B và C.

Đáp án:

Quá trình hô hấp của động vật và thực vật; sử dụng nhiên liệu hóa thạch; sản xuất công nghiệp, giao thông vận tải, … đều trả lại CO2 vào môi trường.

Quá trình lắng đọng vật chất không trả lại CO2 vào môi trường

Đáp án cần chọn là: D

Câu 27: Chu trình nước

  1. chỉ liên quan tới các nhân tố vô sinh của hệ sinh thái.
  2. không có ở sa mạc
  3. là một phần của chu trình tái tạo vật chất trong hệ sinh thái.
  4. là một phần của tái tạo năng lượng trong hệ sinh thái

Đáp án:

Chu trình nước là một phần của chu trình tái tạo vật chất trong hệ sinh thái

Đáp án cần chọn là: C

Câu 28: Chu trình nước

  1. chỉ liên quan tới các nhân tố vô sinh của hệ sinh thái.
  2. không có ở một số hệ sinh thái
  3. có liên quan hữu sinh của hệ sinh thái.
  4. là một phần của tái tạo năng lượng trong hệ sinh thái

Đáp án:

Chu trình nước là một phần của chu trình tái tạo vật chất trong hệ sinh thái, có liên quan hữu sinh của hệ sinh thái.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 29: Điều nào dưới đây không đúng với chu trình nước?

  1. Trong khí quyển, nước ngưng tụ tạo thành mưa rơi xuống lượng lớn ở đại dương.
  2. Trong tự nhiên, nước luôn vận động tạo nên chu trình nước toàn cầu.
  3. Trong khí quyển, nước ngưng tụ tạo thành mưa rơi xuống lượng lớn ở lục địa.
  4. Sự bốc hơi nước diễn ra từ đại dương, mặt đất và thảm thực vật.

Đáp án:

Diện tích lục địa chỉ khoảng 29% bề mặt Trái Đất, nhỏ hơn nhiều so với 71% đại dương nên lượng mưa rơi xuống đại dương lớn hơn.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 30: Điều nào dưới đây không đúng với chu trình nước?

  1. Trong khí quyển, nước ngưng tụ tạo thành mưa rơi xuống lượng ở đại dương lớn hơn ở lục địa.
  2. Trong tự nhiên, nước luôn vận động tạo nên chu trình nước toàn cầu.
  3. Sự bốc hơi nước diễn ra từ đại dương, mặt đất và thảm thực vật.
  4. Tất cả nước được chứa trong các đại dương.

Đáp án:

Phát biểu không đúng là C: Trong tự nhiên, nước được chứa trong cả đất liền và đại dương.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 31: Chu trình sinh địa hóa có ý nghĩa là:

  1. duy trì sự cân bằng vật chất trong sinh quyển
  2. duy trì sự cân bằng vật chất trong quần thể
  3. duy trì sự cân bằng vật chất trong quần xã
  4. duy trì sự cân bằng vật chất trong hệ sinh thái

Đáp án:

Chu trình sinh địa hóa giúp duy trì sự cân bằng vật chất trong sinh quyển.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 32: Chu trình sinh địa hóa duy trì sự cân bằng:

  1. năng lượng trong sinh quyển
  2. vật chất trong hệ sinh thái
  3. vật chất trong quần xã
  4. vật chất trong sinh quyển

Đáp án:

Chu trình sinh địa hóa giúp duy trì sự cân bằng vật chất trong sinh quyển.

Đáp án cần chọn là: D

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 5 / 5. Số lượt đánh giá: 990

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống