Trắc nghiệm Sinh học 12 Chương 3, 4 có đáp án năm 2021 mới nhất

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 12: tại đây

BÀI 45: DÒNG NĂNG LƯỢNG TRONG HỆ SINH THÁI VÀ HIỆU SUẤT SINH THÁI

Câu 1: Phát biểu nào sau đây là đúng về dòng năng lượng trong một hệ sinh thái?

  1. Có thể được chuyển đổi từ dạng năng lượng này sang dạng năng lượng khác.
  2. Tạo thành chu kì trong hệ sinh thái, được sử dụng lại liên tục.
  3. Ít phụ thuộc vào nguồn năng lượng mặt trời.
  4. Tạo thành dòng qua hệ sinh thái, mức độ tiêu hao ít dần qua các bậc dinh dưỡng.

Đáp án:

Dòng năng lượng đi vào trong hệ sinh thái qua sinh vật sản xuất, được truyền theo 1 chiều, từ dạng này qua dạng khác rồi cuối cùng trả lại hết cho môi trường

Đáp án cần chọn là: A

Câu 2: Đặc điểm nào sau đây là đúng khi nói về dòng năng lượng trong hệ sinh thái?

  1. Sinh vật đóng vai trò quan trọng nhất trong việc truyền năng lượng từ môi trường vô sinh vào chu trình dinh dưỡng là các sinh vật phân giải như vi khuẩn, nấm.
  2. Năng lượng truyền trong hệ sinh thái theo chu trình tuần hoàn và được sử dụng trở lại.
  3. Ở mỗi bậc dinh dưỡng, phần lớn năng lượng bị tiêu hao qua hô hấp, tạo nhiệt, chất thải,… chỉ có khoảng 10% năng lượng truyền lên bậc dinh dưỡng cao hơn.
  4. Trong hệ sinh thái, năng lượng được truyền một chiều từ sinh vật qua các bậc dinh dưỡng tới sinh vật sản xuất rồi trở lại môi trường.

Đáp án:

Đặc điểm đúng khi nói về dòng năng lượng trong hệ sinh thái là: Ở mỗi bậc dinh dưỡng, phần lớn năng lượng bị tiêu hao qua hô hấp, tạo nhiệt, chất thải,… chỉ có khoảng 10% năng lượng truyền lên bậc dinh dưỡng cao hơn.

A sai do sinh vật đóng vai trò quan trọng nhất trong việc truyền năng lượng từ môi trường vô sinh vào chu trình dinh dưỡng là sinh vật sản xuất.

B, D sai do trong hệ sinh thái, năng lượng chỉ được truyền theo một chiều từ sinh vật sản xuất qua các bậc dinh dưỡng tới môi trường.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 3: Đặc điểm nào sau đây là đúng khi nói về dòng năng lượng trong hệ sinh thái?

  1. Sinh vật đóng vai trò quan trọng nhất trong việc truyền năng lượng từ môi trường vô sinh vào chu trình dinh dưỡng là các sinh vật phân giải như vi khuẩn, nấm.
  2. Năng lượng truyền trong hệ sinh thái theo chu trình tuần hoàn và được sử dụng trở lại.
  3. Ở mỗi bậc dinh dưỡng, phần lớn năng lượng bị tiêu hao qua hô hấp, tạo nhiệt, chất thải,… chỉ có khoảng 10% năng lượng truyền lên bậc dinh dưỡng cao hơn.
  4. Trong hệ sinh thái, năng lượng được truyền một chiều từ sinh vật qua các bậc dinh dưỡng tới sinh vật sản xuất rồi trở lại môi trường.

Đáp án:

Đặc điểm đúng khi nói về dòng năng lượng trong hệ sinh thái là: Ở mỗi bậc dinh dưỡng, phần lớn năng lượng bị tiêu hao qua hô hấp, tạo nhiệt, chất thải,… chỉ có khoảng 10% năng lượng truyền lên bậc dinh dưỡng cao hơn.

A sai do sinh vật đóng vai trò quan trọng nhất trong việc truyền năng lượng từ môi trường vô sinh vào chu trình dinh dưỡng là sinh vật sản xuất.

B, D sai do trong hệ sinh thái, năng lượng chỉ được truyền theo một chiều từ sinh vật sản xuất qua các bậc dinh dưỡng tới môi trường.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 4: Trong các hệ sinh thái, khi chuyển từ bậc dinh dưỡng thấp lên bậc dinh dưỡng cao liền kề, trung bình năng lượng bị thất thoát tới 90%. Phần lớn năng lượng thất thoát đó bị tiêu hao

  1. qua các chất thải (ở động vật qua phân và nước tiểu).
  2. do hoạt động của nhóm sinh vật phân giải.
  3. qua hô hấp (năng lượng tạo nhiệt, vận động cơ thể,…).
  4. do các bộ phận rơi rụng (rụng lá, rụng lông, lột xác ở động vật).

Đáp án:

Phần lớn năng lượng thất thoát chủ yếu do bị tiêu hao qua hô hấp (năng lượng tạo nhiệt, vận động cơ thể), chỉ có 10% năng lượng được giữ lại ở bậc dinh dưỡng lớn hơn.  

Đáp án cần chọn là: C

Câu 5: Nhóm sinh vật có mức năng lượng cao nhất trong một hệ sinh thái là:

  1. Động vật ăn thịt
  2. SV sản xuất
  3. SV phân hủy
  4. Động vật ăn thực vật

Đáp án:

Nhóm sinh vật có mức năng lương cao nhất trong hệ sinh thái là sinh vật sản xuất

Đáp án cần chọn là: B

Câu 6: Nhóm sinh vật có mức năng lượng thấp nhất trong một hệ sinh thái là:

  1. SV ở cuối chuỗi thức ăn
  2. SV sản xuất
  3. SV tiêu thụ
  4. Động vật ăn thực vật

Đáp án:

Nhóm sinh vật có mức năng lương thấp nhất trong hệ sinh thái là sinh vật ở cuối chuỗi thức ăn.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 7: Trong các hệ sinh thái, tại sao thuật ngữ chu trình được sử dụng để mô tả việc tuần hoàn vật chất, trong khi dòng chảy được sử dụng để nói về trao đổi năng lượng?

  1. Vật chất được sử dụng nhiều lần, nhưng năng lượng đi qua và ra khỏi hệ sinh thái.
  2. Cả vật chất và năng lượng được tái chế và sau đó được chuyển sang các hệ sinh thái khác như một dòng chảy.
  3. Vật chất được luân chuyển từ hệ sinh thái này sang hệ sinh thái khác, nhưng năng lượng liên tục chảy trong hệ sinh thái.
  4. Cả vật chất và năng lượng chảy theo một dòոg không bao giờ kết thúc trong một hệ sinh thái.

Đáp án: 

Chu trình là có sự quay vòng tuần hoàn, còn dòng chảy thì không có sự quay vòng.

Thuật ngữ chu trình để diễn tả sự tuần hoàn, luân chuyển từ dạng này thành dạng khác, được sử dụng cho vật chất vì vật chất được sử dụng nhiều lần (tái sử dụng)

Thuật ngữ dòng chảy diễn tả sự vận chuyển 1 chiều, được sử dụng cho năng lượng vì năng lựơng đi vào hệ sinh thái, qua các bậc dinh dưỡng rồi lại trả lại môi trường (không được tái sử dụng)

Đáp án cần chọn là: A

Câu 8: Trong các hệ sinh thái, tại sao tuần hoàn vật chất là chu trình, còn trao đổi năng lượng là dòng chảy?

  1. Năng lượng được sử dụng nhiều lần, nhưng vật chất đi qua và ra khỏi hệ sinh thái.
  2. Cả vật chất và năng lượng được tái chế và sau đó được chuyển sang các hệ sinh thái khác như một dòng chảy.
  3. Vật chất được luân chuyển tuần hoàn đi vào, đi ra và quay trở lại hệ sinh thái, nhưng năng lượng không tuần hoàn mà luôn nhận từ ánh sáng mặt trời, không có sự tái tạo lại
  4. Cả vật chất và năng lượng chảy theo một dòոg không bao giờ kết thúc trong một hệ sinh thái.

Đáp án:

Thuật ngữ chu trình để diễn tả sự tuần hoàn, luân chuyển từ dạng này thành dạng khác, được sử dụng cho vật chất vì vật chất được sử dụng nhiều lần (tái sử dụng)

Thuật ngữ dòng chảy diễn tả sự vận chuyển 1 chiều, được sử dụng cho năng lượng vì năng lựơng đi vào hệ sinh thái, qua các bậc dinh dưỡng rồi lại trả lại môi trường (không được tái sử dụng)

Đáp án cần chọn là: C

Câu 9: Khoảng bao nhiêu kg sinh vật ăn thịt có thể được tạo ra bằng một khu cánh đồng có chứa 1000 kg thức ăn thực vật nếu hiệu suất sinh thái chỉ khoảng 10%?

  1. 10000
  2. 1000
  3. 100
  4. 10

Đáp án:

Có khoảng 10% năng lượng và sinh khối được chuyển từ bậc dinh dưỡng thấp lên bậc dinh dưỡng cao hơn

→ có khoảng 0,1 x 1000 = 100 kg sinh vật ăn cỏ được tạo ra

→ có khoảng 0,1 x 100 = 10 kg sinh vật ăn thịt được tạo ra

Đáp án cần chọn là: D

Câu 10: Hiệu suất sinh thái là 10%. Nếu sinh vật tiêu thụ bậc 1 ăn 2000kg thực vật thì……… sẽ được chuyến vào mô của sinh vật tiêu thụ bậc 1.

  1. 200 kg.
  2. 20kg
  3. 2kg
  4. đáp án khác.

Đáp án:

2000 x 10% = 200kg.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 11: Giả sử năng lượng đồng hóa của các sinh vật dị dưỡng trong một chuỗi thức ăn như sau:

Sinh vật tiêu thụ bậc 1: 1 500 000 Kcal.

Sinh vật tiêu thụ bậc 2: 180 000 Kcal.

Sinh vật tiêu thụ bậc 3: 18 000 Kcal

Sinh vật tiêu thụ bậc 4: 1 620 Kcal

Hiệu suất sinh thái giữa bậc dinh dưỡng cấp 3 với bậc dinh dưỡng cấp 2 và giữa bậc dinh dưỡng cấp 4 với bậc dinh dưỡng cấp 3 trong chuỗi thức ăn trên lần lượt là:

  1. 9% và 10%.
  2. 12% và 10%
  3. 10% và 12%
  4. 12% và 9%.

Đáp án:

Hiệu suất sinh thái giữa

bậc dinh dưỡng cấp 3 với bậc dinh dưỡng cấp 2 là : 180 000 : 1 500 000 = 12%

bậc dinh dưỡng cấp 4 với bậc dinh dưỡng cấp 3 là : 18 000 : 180 000 = 10

Đáp án cần chọn là: B

Câu 12: Sử dụng chuỗi thức ăn sau để xác định hiệu suất sinh thái của sinh vật tiêu thụ bậc 1 so với sinh vật sản xuất:

Sinh vật sản xuất (2,1.106 calo) → sinh vật tiêu thụ bậc 1 (1,2.104 calo) → sinh vật tiêu thụ bậc 2 (1,1.102 calo) → sinh vật tiêu thụ bậc 3 (0,5.102 calo)

  1. 0,57%
  2. 0,92%
  3. 0,0052%
  4. 45,5%

Đáp án:

Hiệu suất giữa sinh vật tiêu thụ bậc 1 và sinh vật sản xuất là:×100%=0,57%

Đáp án cần chọn là: A

Câu 13: Trong hệ sinh thái ở một khu rừng nhiệt đới, ánh sáng môi trường cung cấp 106 kcal/m2/ngày nhưng thực vật chỉ sử dụng được 3,5%, năng lượng mất đi do hô hấp 90%. Sinh vật tiêu thụ bậc 1 sử dụng được 35 kcal, sinh vật tiêu thụ bậc 2 sử dụng được 3,5 kcal, sinh vật tiêu thụ bậc 3 sử dụng được 0,52kcal. Hiệu suất sinh thái giữa bậc dinh dưỡng cấp 2 với bậc dinh dưỡng cấp 1 và giữa bậc dinh dưỡng cấp 4 với bậc dinh dưỡng cấp 3 lần lượt là

  1. 10% và 10%. 
  2. 10% và 14,9%. 
  3. 1% và 10%.
  4. 1% và 14,9%.

Đáp án:

SVSX:×10%×3,5%=3500

SVTT1:35kcal

SVTT2:3,5kcalS

VTT3:0,52 kcalS 

→ Hiệu suất sinh thái bậc 2/ bậc 1 =×100=1%

Hiệu suất sinh thái bậc 4/ bậc ba:×100%=14,9%

Đáp án cần chọn là: D

Câu 14: Các dẫn liệu sau đây biểu thị dòng năng lượng đi qua một chuỗi thức ăn trong hệ sinh thái gồm các loài ngô, châu chấu và gà. Các thông số liên quan đến dòng năng lượng (biểu thị qua tỉ lệ %) gồm: I là năng lượng tiêu thụ, A là năng lượng hấp thụ, F là năng  lượng thải bỏ (phân, nước tiểu, vỏ cây..), R là năng lượng mất đi do hô hấp và p là năng lượng sản xuất được.

Các loài

I

A

F

R

p

Ngô

100

40

60

35

5

Châu chấu

100

34

60

24

10

100

90

10

88

2

Hiệu suất sinh thái về năng lượng của chuỗi thức ăn trong hệ sinh thải nói trên là?

  1. 0,02%
  2. 0,01%.
  3. 10%.
  4. 5%.

Đáp án:

Hiệu suất sinh thái là tỷ lệ % giữa năng lượng được tích tụ ở 1 bậc dinh dưỡng nào đó so với năng lượng được tích tụ ở 1 bậc dinh dưỡng bất kỳ trước đó.

Theo bảng: trong 100% năng lượng tiêu thụ của ngô chỉ có 5% được sử dụng cho châu chấu

→ Hiệu suất sinh thái (châu chấu/ngô): 5%

→ Hiệu suất sinh thái của chuỗi thức ăn (gà/ngô): 2% x 10% x 5% = 0,01%

Đáp án cần chọn là: B

Câu 15: Cho sơ đồ tháp sinh thái năng lượng sau:

Trong các kết luận sau đây có bao nhiêu kết luận không đúng

(1). Có 87% năng lượng từ thức ăn đã được sử dụng cho các hoạt động sống của sinh vật tiêu thụ bậc 1

(2). Hiệu suất sinh thái của sinh vật tiêu thụ bậc 2 bằng 12%

(3). Tỉ lệ tích luỹ năng lượng của sinh vật tiêu thụ bậc 3 bằng 9%

(4). Nếu chuỗi thức ăn trên đã sử dụng 10% năng lượng mà sinh vật sản xuất đồng hoá được thì sản lượng quang hợp của cỏ là 8,6.109 kcal

  1. 1
  2. 2
  3. 3
  4. 4

Đáp án:

Ta có hiệu suất sinh thái của sinh vật tiêu thụ bậc 2 là: (1.29 x 107 : 1.075 x 108) x 100 = 12 % → 2 đúng

% Năng lượng từ thức ăn đã được sử dụng cho các hoạt động sống của sinh vật tiêu thụ bậc 1 là : 100 – 12 = 88 % → 1 sai

Tỉ lệ tích lũy năng lượng của sinh vật tiêu thụ bậc 3 chính là hiệu suất sinh thái của sinh vật tiêu thụ bậc ba là:

(1,161 x 106 : 1.29 x 107) x100 = 9 % → 3 đúng

Nếu chuỗi thức ăn trên sử dụng 10% năng lượng mà sinh vật sản xuất đồng hóa thì sản lượng quang hợp của cỏ vẫn là 8,6 x 108 vì cỏ chính là sinh vật sản xuất → 4 sai

Vậy có 1, 4 sai

Đáp án cần chọn là: B

Câu 16: Một hệ sinh thái nhận được năng lượng mặt trời 106 kcal / m2/ ngày.

+ Chi có 2,5% năng lượng đó được dùng trong quang hợp

+ Số năng lượng mất đi do hô hấp là 90%.

+ Sinh vật tiêu thụ cấp I sử dụng được 25 kcal;

+ Sinh vật tiêu thụ cấp II sử dụng được 2,5 kcal;

+ Sinh vật tiêu thụ cấp m sử dụng được 0,5 kcal.

Kết luận nào sau đây không chính xác?

  1. Sản lượng sinh vật thực tế ở thực vật là 2,5. 103 kcal
  2. Hiệu suất sinh thái ở bậc dinh dưỡng cấp 3 là 20%
  3. Sản lượng sinh vật toàn phần ở thực vật là 2,5 . 104 kcal
  4. Hiệu suất sinh thái ờ sinh vật tiêu thụ cấp 1 là 1%.

Đáp án:

Sản lượng sinh vật toàn phần ở thực vật là

 (2,5 x 106 ): 100  = 2,5 x 104 → C đúng.

Thực tế 90% năng lượng  mất đi do hô hấp nên sản lượng thức tế là 

 0.1 x 2,5 x 104   = 2,5 x 103 →  A đúng.

Hiệu suất sinh thái ở bậc dinh dưỡng cấp 3 (tức là sinh vật tiêu thụ bậc 2; bậc dinh dưỡng cấp 1 là sinh vật sản xuất) là: (2,5 : 25) x 100 = 10% → B sai

Hiệu suất sinh thái ở sinh vật tiêu thụ bậc 1 là: (25 : 25) x 100 = 1% → D đúng.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 17: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về sản lượng sinh vật sơ cấp tinh?

  1. Những hệ sinh thái như hồ nông, hệ cửa sông, rạn san hô và rừng ẩm thường xanh nhiệt đới thường có sản lượng sinh vật sơ cấp tinh thấp do có sức sản xuất thấp
  2. Trong sinh quyển, tổng sản lượng sinh vật sơ cấp tỉnh được hình thành trong các hệ sinh thái dưới nước lớn hơn tổng sản lượng sinh vật sơ cấp tỉnh được hình thành trong các hệ sinh thái trên cạn
  3. Sản lượng sinh vật sơ cấp tinh bằng sản lượng sinh vật sơ cấp thô trừ đi phần hô hấp của thực vật
  4. Những hệ sinh thái có sức sản xuất cao nhất, tạo ra sản lượng sinh vật sơ cấp tinh lớn nhất là các hoang mạc và vùng nước của đại dương thuộc vĩ độ thấp

Đáp án:

A sai vì những hệ sinh thái như hồ nông, hệ cửa sông, rạn san hô và rừng ẩm thường xanh nhiệt đới thường có sản lượng sinh vật sơ cấp tinh cao nhất.

B sai vì: Tổng sản lượng sinh vật sơ cấp tinh được hình thành trong các hệ sinh thái trên cạn cao hơn HST dưới nước.

D cũng sai: các hoang mạc, vùng nước của đại dương thuộc vĩ độ thấp có sức sản xuất thấp.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 18: Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về sản lượng sinh vật sơ cấp tinh (sản lượng thực tế để nuôi các nhóm sinh vật dị dưỡng)?

  1. Những hệ sinh thái có sức sản xuất thấp nhất, tạo ra sản lượng sơ cấp tinh lớn nhất là ở các hoang mạc và vùng nước của đại dương thuộc vĩ độ thấp.
  2. Những hệ sinh thái như hồ nông, hệ cửa sông, rạn san hô và rừng ẩm thường xanh nhiệt đới thường có sản lượng sơ cấp tinh cao do có sức sản xuất cao.
  3. Sản lượng sơ cấp tinh bằng sản lượng sơ cấp thô trừ đi phần hô hấp của thực vật
  4. Sản lượng sơ cấp tinh bằng sản lượng sơ cấp thô cộng với phần hô hấp của thực vật.

Đáp án:

Phát biểu C đúng. Sản lượng sinh vật sơ cấp tinh bằng sản lượng sơ cấp thô trừ đi phần hô hấp của thực vật. → D sai.

A, B sai vì những hệ sinh thái như hồ nông, hệ cửa sông, rạn san hô và rừng ẩm thường xanh nhiệt đới thường có sản lượng sinh vật sơ cấp tinh cao nhất do có sức sản xuất thấp.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 19: Nguồn năng lượng cung cấp cho các hệ sinh thái trên Trái đất là:

  1. năng lượng gió
  2. năng lượng điện
  3. năng lượng nhiệt
  4. năng lượng mặt trời

Đáp án:

Nguồn năng lượng cung cấp cho các hệ sinh thái trên Trái đất là năng lượng mặt trời.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 20: Trong hệ sinh thái, nhóm sinh vật nào sau đây có vai trò truyền năng lượng từ môi trường vô sinh vào quần xã sinh vật?

  1. Sinh vật sản xuất.
  2. Sinh vật tiêu thụ bậc 1.
  3. Sinh vật tiêu thụ bậc 2.
  4. Sinh vật phân giải.

Đáp án:

Nhóm sinh vật có vai trò truyền năng lượng từ môi trường vô sinh vào quần xã sinh vật là sinh vật sản xuất vì chúng có khả năng tự dưỡng hấp thụ năng lượng ánh sáng mặt trời

Đáp án cần chọn là: A

Câu 21: Dòng năng lượng trong hệ sinh thái được truyền qua:

  1. quan hệ dinh dưỡng của các sinh vật trong chuỗi thức ăn
  2. quan hệ dinh dưỡng giữa các sinh vật cùng loài trong quần xã
  3. quan hệ dinh dưỡng của các sinh vật cùng loài và khác loài
  4. quan hệ dinh dưỡng và nơi ở của các sinh vật trong quần xã

Đáp án:

Dòng năng lượng trong hệ sinh thái được truyền qua quan hệ dinh dưỡng của các sinh vật trong chuỗi thức ăn.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 22: Trong hệ sinh thái,

  1. vật chất được truyền theo một chiều từ sinh vật sản xuất qua các bậc dinh dưỡng tới môi trường, còn năng lượng được trao đổi qua chu trình dinh dưỡng.
  2. năng lượng và vật chất được trao đổi qua chu trình dinh dưỡng
  3. năng lượng được truyền theo một chiều từ sinh vật sản xuất qua các bậc dinh dưỡng  tới môi trường
  4. năng lượng được truyền theo một chiều từ sinh vật sản xuất qua các bậc dinh dưỡng tới môi trường, còn vật chất được trao đổi qua chu trình dinh dưỡng

Đáp án:

Trong hệ sinh thái, năng lượng được truyền theo một chiều từ sinh vật sản xuất qua các bậc dinh dưỡng tới môi trường, vật chất được trao đổi qua chu trình sinh địa hóa.

→ Vật chất được trao đổi qua chu trình sinh dưỡng là sai → Loại các đáp án A,B,D

Đáp án cần chọn là: C

Câu 23: Khi chuyển từ bậc dinh dưỡng thấp lên bậc dinh dưỡng cao hơn thì dòng năng lượng có hiện tượng là:

  1. càng giảm
  2. càng tăng
  3. không thay đổi
  4. tăng hoặc giảm tùy thuộc bậc dinh dưỡng

Đáp án:

Khi chuyển từ bậc dinh dưỡng thấp lên bậc dinh dưỡng cao hơn thì dòng năng lượng càng giảm.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 24: Năng lượng chứa trong các bậc dinh dưỡng của chuỗi thức ăn thay đổi như thể nào?

  1. Năng lượng ngày một tăng lên qua các bậc dinh dưỡng của chuỗi thức ăn.
  2. Năng lượng lúc tăng, lúc giảm khi lần lượt đi qua các bậc dinh dưỡng của chuỗi thức ăn
  3. Năng lượng của bậc dinh dưỡng sau luôn nhỏ hơn bậc trước liền kề
  4. Năng lượng giữa hai bậc dinh dưỡng liền kề gần như bằng nhau

Đáp án:

Do năng lượng bị thất thoát qua mỗi bậc dinh dưỡng nên năng lượng của bậc dinh dưỡng sau luôn nhỏ hơn bậc trước liền kề.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 25: Nhóm sinh vật nào không có mặt trong quần xã thì dòng năng lượng và chu trình trao đổi các chất trong tự nhiên vẫn diễn ra bình thường

  1. sinh vật sản xuất, sinh vật ăn động vật
  2. động vật ăn động vật, sinh vật sản xuất
  3. động vật ăn thực vật, động vật ăn động vật
  4. sinh vật phân giải, sinh vật sản xuất

Đáp án:

Không có động vật ăn thực vật, động vật ăn động vật thì dòng năng lượng và chu trình trao đổi các chất trong tự nhiên vẫn diễn ra bình thường.

Khi đó, sinh vật sản xuất vẫn là đầu vào cho dòng năng lượng và sẽ bị phân hủy bởi sinh vật phân giải.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 26: Nhóm sinh vật nào không có mặt trong quần xã thì dòng năng lượng và chu trình trao đổi các chất trong tự nhiên không thể diễn ra bình thường

  1. sinh vật sản xuất
  2. động vật ăn động vật,
  3. động vật ăn thực vật, động vật ăn động vật
  4. Sinh vật tiêu thụ

Đáp án:

Không có động vật ăn thực vật, động vật ăn động vật thì dòng năng lượng và chu trình trao đổi các chất trong tự nhiên vẫn diễn ra bình thường.

Khi đó, sinh vật sản xuất vẫn là đầu vào cho dòng năng lượng và sẽ bị phân hủy bởi sinh vật phân giải.

Đáp án cần chọn là: A

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 5 / 5. Số lượt đánh giá: 1059

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống