Xem toàn bộ tài liệu Lớp 10: tại đây
1. Tệp và thư mục
– Chức năng: để tổ chức thông tin lưu trên bộ nhớ ngoài
a) Tệp và tên tệp
– Khái niệm tệp: còn được gọi là tập tin, là 1 tập hợp các thông tin ghi trên bộ nhớ ngoài, tạo thành 1 đơn vị lưu trữ do hệ điều hành quản lí. Mỗi tệp có 1 tên để truy cập.
– Đặt tên tệp:
Tên tệp được đặt theo quy định riêng của từng hệ điều hành.
Trong các hệ điều hành Windows của Microsoft:
• Tên tệp không quá 255 kí tự, thường gồm hai phần: phần tên (Name) và phần mở rộng (còn gọi là phần đuôi – Extention) và được phân cách nhau bằng dấu chấm ″.″;
• Phần mở rộng của tên tệp không nhất thiết phải có và được hệ điều hành sử dụng để phân loại tệp;
• Không được dùng các kí tự sau trong tên tệp: \ / : ∗? ″ < > |.
• Ví dụ: Abcde; CT1.PAS; AB.CDEF; My Documents;…
Trong hệ điều hành MS DOS, tên tệp có một số quy định như:
• Tên tệp thường gồm phần tên và phần mở rộng, hai phần này được phân cách bởi dấu chấm “.”;
• Phần tên không quá 8 kí tự, phần mở rộng có thể có hoặc không, nếu có thì không được quá ba kí tự;
• Tên tệp không được chứa dấu cách.
• Ví dụ: ABCD; DATA.IN;…
b) Thư mục
– Chức năng: quản lí các tệp dễ dàng, tệp được lưu trữ trong các thư mục.
– Tính chất của thư mục:
+ Thư mục có thể lưu trữ các thư mục khác( thư mục con)
+ Ngoại trừ thư mục gốc, toàn bộ thư mục phải đặt tên theo quy tắc như đặt tên tệp
+ Cấu trúc thư mục có dạng cây
– Sử dụng đường dẫn để định vị tệp. đường dẫn bao gồm tên các thư mục có chiều đi từ thư mục mẹ đến thư mục con chứa tệp phân cách nhau bởi dấu ″\″ và sau cùng là tên tệp.
– Ví dụ: C:\PASCAL\BAITAP\BT1.PAS.
C:\PASCAL\BTO.PAS; C:\PASCAL\BGIDEMO.PAS.
2. Hệ thống quản lí tệp
– Chức năng:
+ Là một thành phần của hệ điều hành.
+ Tổ chức thông tin trên bộ nhớ ngoài
+ Cung cấp các dịch vụ để người dùng có thể dễ dàng thực hiện việc đọc/ghi thông tin trên bộ nhớ ngoài
+ Đảm bảo cho các chương trình đang hoạt động trong hệ thống có thể đồng thời truy cập tới các tệp.
– Đặc trưng:
+ Đảm bảo tốc độ truy cập thông tin cao, làm cho hiệu suất chung của hệ thống không bị phụ thuộc nhiều vào tốc độ của thiết bị ngoại vi;
+ Độc lập giữa thông tin và phương tiện mang thông tin;
+ Độc lập giữa phương pháp lưu trữ và phương pháp xử lí;
+ Sử dụng bộ nhớ ngoài một cách hiệu quả;
+ Tổ chức bảo vệ thông tin giúp hạn chế ảnh hưởng của các lỗi kĩ thuật hoặc chương trình.
– Một số thao tác có thể thực hiện: tạo thư mục, đối tên, xóa, sao chép, di chuyển tệp/thư mục, xem nội dung thư mục, tìm kiếm tệp/thư mục,…đảm bảo thuận tiện tối đa cho người dùng