Mục lục Giải vở bài tập Địa Lí 4

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 4: tại đây

Giải Vở Bài Tập Lịch Sử 4 Bài 4: Một số dân tộc ở Tây Nguyên giúp HS giải bài tập, cung cấp cho HS những kiến thức cơ bản, chính xác, khoa học để các em có những hiểu biết cần thiết về lịch sử thế giới, nắm được những nét lớn của tiến trình lịch sử Việt Nam:

Bài 1. (trang 18 VBT Địa Lí 4): Hãy gạch bỏ khung chữ có nội dung không đúng

Lời giải:

Bài 2. (trang 18 VBT Địa Lí 4): Nối tên một số dân tộc ở Tây Nguyên với nửa vòng tròn ở giữa sao cho phù hợp:

Lời giải:

Bài 3. (trang 19 VBT Địa Lí 4): Quan sát hình 1, 2, 3 trang 84 SGK rồi điền từ vào chỗ trống cho phù hợp.

Lời giải:

   Ở Tây Nguyên, nam thường đóng khố, nữ thường quấn vấy. Trang phục ngày hội được trang trí hoa văn nhiều màu sắc. Gái trai đều thích mang đồ trang sức bằng kim loại.

Bài 4. (trang 19 VBT Địa Lí 4): Hãy quan sát hình bên và mô tả nhà rông.

Lời giải:

   – Nhà Rông được xây dựng chủ yếu bằng các vật liệu của chính núi rừng Tây Nguyên như cỏ tranh, tre, gỗ, lồ ô… và được xây cất trên một khoảng đất rộng, nằm ngay tại khu vực trung tâm của buôn.

   – Nhà Rông của mỗi dân tộc đều có những nét riêng trong kiến trúc, tạo dáng, trang trí hoa văn. Nhìn chung nhà Rông là ngôi nhà to hơn nhiều so với nhà bình thường, có kiến trúc cao. Có những ngôi nhà cao tới 18 m, với đặc điểm là mái nhọn xuôi dốc hình lưỡi búa vươn lên bầu trời với một dáng vẻ mạnh mẽ.

   – Nhà được dựng trên những cột cây to, thường là tám cột bằng cây đại thụ, thẳng, chắc, mái nhọn lợp bằng lá cỏ tranh, phơi kỹ cho đến khi khô vàng.

Bài 5. (trang 19 VBT Địa Lí 4): ): a. Đánh dấu x vào ô trống trước ý đúng nhất.

   b. Hãy kể về một lễ hội ở Tây Nguyên mà em biết (qua sách, báo, ti vi, …)

Lời giải:

   a) Lễ hội của các dân tộc ở Tây Nguyên được tổ chức vào:

Sau mỗi vụ thu hoạch
Dịp tiếp khách của cả buôn
Mùa xuân
X Chỉ có ý 1 và 3 là đúng

   b) Lễ hội cồng chiêng Tây Nguyên

   Thời gian diễn ra lễ hội: Hiện nay vẫn chưa có thời gian diễn ra lễ hội cồng chiêng Tây Nguyên cụ thể mà mỗi năm tổ chức vào một thời điểm khác nhau.

   Địa điểm diễn ra lễ hội cồng chiêng Tây Nguyên: Luân phiên trong 5 tỉnh Tây Nguyên đó là Đăk Lăk, Lâm Đồng, Kontum, Đăk Nông và Gia Lai.

   Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên có thể nói là một lễ hội lớn và hấp dẫn nhất ở Tây Nguyên mà ai cũng muốn một lần được tham dự. Nhờ vào những truyền thống quý báu còn lưu giữ và sự tinh tế trong nét văn hóa của người dân Tây Nguyên mà lễ hội này đã trở thành một di sản truyền khẩu và phi vật thể nhân loại được tổ chức UNESCO công nhận. Trong mùa lễ hội, bạn sẽ được hòa mình vào những giai điệu hào hùng hay nhẹ nhàng được phát ra từ những chiếc cồng chiêng do người dân Tây Nguyên tự tay làm ra. Nếu thích bạn hãy cùng những chàng trai, cô gái Tây Nguyên ca múa bên đống lửa bập bùng và thưởng thức đặc sản Tây Nguyên để hiểu rõ hơn về cuộc sống văn hóa của người dân nơi đây nha.

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 5 / 5. Số lượt đánh giá: 916

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống