- Giải Hóa Học Lớp 12
- Sách giáo khoa hóa học lớp 12
- Giải Hóa Học Lớp 12 Nâng Cao
- Giải Sách Bài Tập Hóa Lớp 12
- Sách Giáo Viên Hóa Học Lớp 12
- Sách Giáo Viên Hóa Học Lớp 12 Nâng Cao
- Sách Bài Tập Hóa Học Lớp 12
- Sách Bài Tập Hóa Học Lớp 12 Nâng Cao
Thí nghiệm 1: Tính chất hoá học của kali đi Cromat K2Cr2O, Cho vào ống nghiệm 1 – 2 ml dung dịch K2Cr2O, (màu da cam). Thêm dần từng giọt dung dịch FeSO4 và dung dịch H2SO4 cho đến khi có hiện tượng đổi màu. Mô tả sự đổi màu. Loại phản ứng nào đã xảy ra? Kết luận về tính chất của muối kali đicromat và viết phương trình hoá học của phản ứng xảy ra.Thí nghiệm 2: Điều chế và thử tính chất của hiđroxit sắt Rót vào 2 ống nghiệm, mỗi ống 2 ml nước cất đã được đun sôi, để nguội. Hoà tan vào ống nghiệm thứ nhất một ít FeSO4, vào ống nghiệm thứ hai một ít Fe2(SO4)3. Thêm vào mỗi ống nghiệm vài giọt dung dịch NaOH loãng. Mô tả các chất kết tủa vừa mới được tạo thành. Giải thích và viết các phương trình hoá học. Dùng đũa thuỷ tinh lấy nhanh mỗi loại kết tủa vừa được tạo thành ở trên rồi cho vào 2 ống nghiệm. Nhỏ vài giọt dung dịch HCl vào mỗi ống nghiệm. Nhận xét và kết luận về tính chất hoá học của mỗi loại kết tủa.Thí nghiệm 3: Tính chất hoá học của muối sắt Cho vào ống nghiệm 2 ml dung dịch FeCla, Nhỏ dần dần dung dịch KI vào ống nghiệm. Mô tả hiện tượng. Cho biết loại phản ứng nào đã xảy ra. Kết luận về tính chất hoá học của muối FeCl3. Viết phương trình hoá học.227 Thí nghiệm 4: Tính chất hoá học của đồng Cho vào 3 ống nghiệm, mỗi ống vài mảnh đồng. Rót vào ống nghiệm thứ nhất 1 ml dung dịch H2SO4 loãng, vào ống nghiệm thứ hai 1 ml H2SO4 đặc, vào ống nghiệm thứ ba 1 ml HNO3 loãng. Nêu hiện tượng quan sát được. Đun nóng nhẹ (phải cẩn thận) cả ba ống nghiệm. Mô tả các hiện tượng và viết phương trình hoá học của phản ứng đã xảy ra.