Tải ở cuối trang

Sách giáo khoa ngữ văn lớp 7 tập 1

Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra (Thiên Trường vãn vọng) (Tự học có hướng dẫn) –

Cảm nhận được hổn thơ thắm thiết tình quê của Trần Nhân Tông trong bài Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra và sự hoà nhập giữa tâm hồn Nguyễn Trãi với cảnh trí Côn Sơn trong đoạn thơ trích Bài ca Côn Sơn. Tiếp tục hiểu thể thơ thất ngôn tứ tuyệt và sơ bộ hiểu thêm thể thơ lục bát. Bước đầu biết sử dụng từ Hán Việt đúng sắc thái biểu cảm, có ý thức tránh lạm dụng từ Hán Việt. Năm được đặc điểm của văn bản biểu cảm. Biết cách làm bài văn biểu cảm.VẢN BẢN (Tự học có hướng dẫn)BUỐI CHIÊU ĐỨNG Ở PHU THIÊN TRƯÖNG TRÔNG RA(Thiên Trường vãn vọng)Phiên âm Thôn hậu thôn tiền đạm tự yên Bán vô bán hữu tịch dương biên Mục đồng địch lí ngưu quy tận Bạch lộ song song phi hạ điền. (Trần Nhân Tông(*) Dịch nghĩaSau thôn trước thôn đều mờ mờ như khói phủ Bên bóng chiều (cảnh vật) nửa như có nửa như không Trong tiếng sáo mục đồng dẫn trâu về hết Từng đôi cò trắng hạ cánh xuống đồng. (Thiên Trường : tên đất, xem chú thích (+) ở cuối bài, vãn : buổi chiều, Vọng: trông. Thôn : làng, xóm, hậu: sau, tiền: trước, đạm: nhạt, tự: tựa như, yên: khói. Bán: nửa, vô: không, hữu: có, tịch: buổi chiều, ban đêm, dương: ánh sáng mặt trời, biên: bên. Mục: nuôi súc vật, đồng: trẻ con, địch: ống sáo có 7 lỗ, lí: trong, ngưu: trâu, quy: về, tận: hết. Bạch : trắng, lộ: con cò, song: hai cái, một đôi, phi: bay, hạ: xuống, điền: ruộng.) Dịch thơ Trước xóm sau thôn tựa khói lồng”) Bóng chiều man mác có dường không Mục đồng sáo vẳng” trâu về hết Cò trắng từng đôi liệng xuống đồng. (Ngô Tất Tố dịch, trong Thơ văn Lí – Trần, tập II, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 1989)75liNChú thích(A) Trần Nhân Tông (1258–1308) tên thật là Trần Khâm, con trưởng của Trần Thánh Tông, là một ông vua yêu nước, anh hùng, nổi tiếng khoan hoà, nhân ái, đã cùng vua cha lãnh đạ i cuộc kháng chiến chống giặc Mông-Nguyên thắng lợi vẻ vang. Ông theo đạo Phật. Năm 1299, ông về tu ở chùa Yên Tử (thuộc tỉnh Quảng Ninh ngày nay) và trở thành vị tổ thứ nhất của dòng thiền Trúc Lâm Yên Tử. Trần Nhân Tông còn là một nhà văn hoá, một nhà thơ tiêu biểu của thời Trần. Bài thơ Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra được sáng tác trong dịp Trần Nhân Tông về thăm quê cũ ở Thiên Trường (thuộc tỉnh Nam Định ngày nay). (1) Ở thôn quê Bắc Bộ, lúc chiều về, vào mùa thu, thường có lớp sương bao quanh làng xóm. (2) Mục đồng: trẻ chăn trâu, bò,… Sáo vẳng: tiếng sáo văng vẳng.ĐọC – HIÊU VẢN BẢN 1. Về thể thơ, bài Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra giống với bàithơ nào đã học? Hãy nêu một số đặc điểm của thể thơ đó và chỉ rõ những đặcđiểm ấy đã thể hiện ở bài thơ này như thế nào.76 2. Cụm từ nửa như có nửa như không (bán vô bán hữu) có nghĩa là gì ? Hãy hình dung quang cảnh được gợi lên ở câu thơ thứ hai này. 3. Trong bài thơ, cảnh vật được miêu tả vào thời điểm nào trong ngày và gồm những chi tiết gì ? (vềánh sáng, âm thanh, màu sắc và cảnh vật) 4. Qua các nội dung được miêu tả trong bài thơ, em có những cảm nhận gì trước cảnh tượng buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường và về tâm trạng của tác giả trước cảnh tượng đó ? 5.* Sau khi hiểu được giá trị của bài thơ, em có thêm suy nghĩ gì khi nhớ rằng tác giả là một ông vua chứ không phải là một người dân quê ? Từ đó, em có thể nói gì nữa về thời nhà Trần trong lịch sử nước ta ?Ghi nhớCảnh tượng buổi chiều ở phủ Thiên Trường là cảnh tượng vùng quê trầm lặng mà không đìu hiu. O đây vẫn ánh lên sự sống con người trong sự hoà hợp với cảnh vật thiên nhiên một cách nên thơ, chứng tỏ tác giả là con người tuy có địa vị tối cao nhưng tâm hồn vẫn gắn bó máu thịt với quê hương thôn dã.LUYÊN TÂP Từ việc đọc – hiểu hai câu thơ cuối, bằng trí tưởng tượng, viết một đoạn văn khoảng năm, sáu dòng để tả cảnh mục đồng thổi sáo dẫn trâu về nhà khi chiều xuống (Gợi ý: Xem tranh minh hoạ.) ĐọCTHÊM Chiều trời bảng lảng bóng hoàng hôn (°) Tiếng ốc xa đưa vẳng trống đồn. Gác mái ngư ông”) về viễn phố “) Gõ sừng mục tử (o) lại có thôn“). (Bà Huyện Thanh Quan, Chiều hôm nhớ nhà)(a) Hoàng hôn : khoảng thời gian mặt trời mới lặn, ánh sáng yếu ớt và mờ dần. (b). Ngư Ông: người đàn ông làm nghề đánh cá. (c) Viễn phố: bến xa (viễn: xa, phố: bến sông). (d). Mục tử: cùng nghĩa với mục đồng (e). Cô thôn: làng quê hẻo lánh (có: lẻ loi; thôn: làng, xóm). Trông bến nam bãi che mặt nước Cổ biếc um, dâu mướt màu xanh. Nhà thôn mấy xóm chông chênh Một đản cô đậu trước ghềnh chiều hôm, (Đoàn Thị Điểm (?) dịch, Chính phụ ngâm khúc) Từ cung điện nhà vua qua dinh thự các quan tới làng mạc nông dân, chưa có những đường hào ngăn cách quá ngặt nghèo như sau này. Chưa có một “bệ rồng” xa thẳm và lộng lẫy, chưa có những thành quách ững hào luỹ sâu thẳm lởm chởm cờ xí và gươm giáo, chưa có những kiến trúc nguy nga, những luật lệ gang sắt với một kỉ g trật tự chặ điện ở phủ Thiên Trường, vua vui lòng lắng nghe tiếng sáo của các em bé chăn trâu đi dọc theo đường làng, bên bờ ruộng, nơi hai cái cò trắng vừa là là hạ xuống:o oMục đồng địch lí ngưu quy tận Bạch lộ song song phi hạ điền. (Đặng Thai Mai, Mấy điều tâm đắc trong khi đọc lại văn họccủa một thời đại, trong Đặng Thai Mai toàn tập, tập 3, XB Văn học, Hà Nội, 1998)

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 4 / 5. Số lượt đánh giá: 1022

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống