Tải ở cuối trang

Sách giáo khoa ngữ văn lớp 7 tập 2

Cách làm bài văn lập luận chứng minh –

Cho đề văn: Nhân dân ta thường nói: “Có chí thì nên”. Hãy chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ đó. Tìm hiểu đề và tìm ý: a). Xác định yêu cầu chung của đề. Đề nêu ra một tư tưởng thể hiện bằng một câu tục ngữ và yêu cầu chứng minh tư tưởng đó là đúng đắn. b) Từ đó hãy cho biết câu tục ngữ khẳng định điều gì. Chí có nghĩa là gì ?Câu tục ngữ khẳng định vai trò, ý nghĩa to lớn của chí trong cuộc sống. Chí có nghĩa là hoài bão, lí tưởng tốt đẹp, ý chí, nghị lực, sự kiên trì. Ai có các điều kiện đó thì sẽ thành công trong sự nghiệp.c) Muốn chứng minh thì có hai cách lập luận: một là nêu dẫn chứng xác thực, hai là nêu lí lẽ (xem bài Tìm hiểu chung về phép lập luận chứng minh).- Xét về lí lẽ ta thấy, bất cứ việc gì, dù xem ra có vẻ giản đơn (như chơi thể thao, học ngoại ngữ,…) nhưng không có chí, không chuyên tâm, kiên trì thì liệu có làm được không? Huống gì ở đời, làm việc gì mà không gặp khó khăn ! Nếu gặp khó khăn mà bỏ dở thì chẳng làm được gì!- Xét về thực tế, xưa nay đã có biết bao tấm gương nêu cao ý chí, nhờ có chí mà thành công ! Hãy nêu một số tấm gương tiêu biểu. Ví dụ như anh Nguyễn Ngọc Kí bị liệt cả hai tay, phải tập viết bằng chân mà tốt nghiệp đại học; các vận48động viên khuyết tật điều khiển xe lăn bằng tay mà đoạt huy chương vàng ! Cô Pa-đu-la người Anh bị mù mà trở thành người mẫu thời trang. Ông Ốt-xtơ-rốp-xki bị mù mà trở thành nhà văn nổi tiếng,… Các ví dụ trong bài Đừng sợ vấp ngã đều là những tấm gương kiên trì làm nên sự nghiệp.2. Lập dàn bàia) Mở bài: Nêu vai trò quan trọng của lí tưởng, ý chí và nghị lực trong cuộc sống mà câu tục ngữ đã đúc kết. Đó là một chân lí. b) Thân bài (phần chứng minh) – Xét về lí: + Chí là điều rất cần thiết để con người vượt qua mọi trở ngại. + Không có chí thì không làm được gì. – Xét về thực tế: + Những người có chí đều thành công (nêu dẫn chứng). + Chí giúp người ta vượt qua những khó khăn tưởng chừng không thể vượt qua được (nêu dẫn chứng). c) Kết bài: Mọi người nên tu dưỡng ý chí, bắt đầu từ những việc nhỏ, để khi ra đời làm được việc lớn. 3. Viết bài Viết từng đoạn, từ Mở bài cho đến Kết bài. a) Mở bài: Có thể chọn một trong các cách mở bài sau đây: – Đi thẳng vào vấn đề: “Hoài bão, ý chí, nghị lực là điều không thể thiếu đối với những ai muốn thành đạt. Câu tục ngữ của dân gian. Có chí thì nên đã nêu bật tầm quan trọng đó”. – Suy từ cái chung đến cái riêng: “Sống tức là khắc phục khó khăn. Không có ý chí, niềm tin, nghị lực để khắc phục mọi trở ngại trên đường đời thì không thể thành đạt được. Do đó, từ xưa nhân dân ta đã dạy: Có chí thì nên “. – Suy từ tâm lí con người: “Ở đời mấy ai mà không mong muốn được thành đạt về sự nghiệp ? Nhưng không phải ai cũng có đủ niềm tin, nghị lực để tiếp tục sự nghiệp cho đến thành công. Bởi thế cho nên từ xưa nhân dân ta đã dạy: Có chí thì nên”.b) Thân bài- Trước hết, phải có từ ngữ chuyển đoạn, tiếp nối phần Mở bài: Thật vậy. hoặc Đúng như vậy.- Viết đoạn phân tích lí lẽ,- Viết đoạn nêu các dẫn chứng tiêu biểu về những người nổi tiếng, vì ai cũng biết họ nên dễ có sức thuyết phục.c) Kết bài- Có thể sử dụng từ ngữ chuyển đoạn: Tóm lại…, hoặc nhắc lại ý trong phần Mở bài: “Câu tục ngữ đã cho ta bài học…”.- Chú ý: Kết bài nên hô ứng với Mở bài.+ Nếu mở bài đi thẳng vào vấn đề thì kết bài cũng nêu ngay bài học:”Mỗi người chúng ta nên tu dưỡng ý chí, hoài bão, nghị lực để làm được những gì ta mong muốn”.+ Nếu mở bài bằng cách suy từ cái chung đến cái riêng thì có thể kết bằng ý: “Mỗi người chỉ sống có một lần, chỉ có một thời tuổi trẻ, nếu không có ý chí, hoài bão, nghị lực để làm một công việc xứng đáng, chẳng phải là đáng tiếc lắm hay sao ?”.+ Nếu mở bài bằng cách suy từ tâm lí ngại khó, thì nên kết bằng ý :”Cho nên có hoài bão tốt đẹp là rất đáng quý, nhưng đáng quý hơn nữa là nghị lực và niềm tin, nó đảm bảo cho sự thành công của con người”.4. Đọc lại và sửa chữaChi nhớ • Muốn làm bài văn lập luận chứng minh thì phải thực hiện bốn bước: tìm hiểu đề và tìm ý, lập dần bài, viết bài, đọc lại và sửa chữa. → Dàn bài:- Mở bài: Nêu luận điểm cần được chứng minh.- Thân bài: Nếu lí lẽ và dẫn chứng để chứng tỏ luận điểm là đúng đắn. – Kết bài: Nêu ý nghĩa của luận điểm đã được chứng minh. Chú ý lời văn phần Kết bài nên hô ứng với lời văn phần Mở bài• Giữa các phần và các đoạn văn cần có phương tiện liên kết50 4. NGUWAN 712-B Cho hai đề văn sau: Đề 1: Hãy chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ: Có công mài sắt, có ngày nên kim. Đề 2: Chứng minh tính chân lí trong bài thơ: Không có việc gì khó Chỉ sợ lòng không bền Đảo núi và lấp biển Quyết chíắt làm nên. (Hồ Chí Minh) Em sẽ làm theo các bước như thế nào ? Hai đề này có gì giống và khác so với đề văn đã làm mẫu ở trên ?

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 4.8 / 5. Số lượt đánh giá: 1083

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống