- Soạn Văn – Sách Giải Văn – Sách Học Tốt Ngữ Văn Lớp 8
- Soạn Văn – Sách Giải Văn – Sách Học Tốt Ngữ Văn Lớp 8 (Ngắn Gọn)
- Soạn Văn – Sách Giải Văn – Sách Học Tốt Ngữ Văn Lớp 8 (Cực Ngắn)
- Giải Vở Bài Tập Ngữ Văn Lớp 8
- Tác Giả – Tác Phẩm Văn Lớp 8
- Sách giáo khoa ngữ văn lớp 8 tập 1
- Tập Làm Văn Mẫu Lớp 8
- Sách Giáo Viên Ngữ Văn Lớp 8 Tập 1
- Sách Giáo Viên Ngữ Văn Lớp 8 Tập 2
- Sách Bài Tập Ngữ Văn Lớp 8 Tập 1
- Sách Bài Tập Ngữ Văn Lớp 8 Tập 2
Phiên âm Tẩu lộ tài tri tẩu lộ nan, Trùng san chi ngoại hựu trùng san; Trùng san đăng đáo cao phong hậu, Vạn lí dư đồ cố miện gian. Dịch nghĩa Có đi đường mới biết đường đi khó, Hết lớp núi này lại tiếp đến lớp núi khác; Khi đã vượt các lớp núi lên đến đỉnh cao chót, Thì muôn dặm nước non thu cả vào trong tầm mắt. (Tẩu: đi, chạy, lộ: đường, tài: mới, tri: biết, nan: khó, trùng: nhiều lớp chồng lên nhau, san (sơn): núi, chi: quan hệ từ nối các phần trong một cụm từ, thường chỉ sự sở hữu, ngoại: ngoài, hựu: lại, lại lần nữa, đăng: lên, đảo: đến, cao: cao, phong: đỉnh núi, chỏm núi, hậu: sau, sau khi, vạn: vạn, lí: dặm, dư đổ:bản địa đồ, lãnh thổ, cố miện gian (cố: quay đầu nhìn, miện: đưa mắt nhìn, gian: khoảng giữa, trong khoảng): trong tầm mắt, trong tầm nhìn…) Dịch thơ (bản dịch của Nam Trân) Đi đường mới biết gian lao”), Núi cao rồi lại núi cao trập trùng”, Núi cao lên đến tận cùng, Thu vào tầm mắt muôn trùng” nước non. (Hồ Chí Minh, Nhật kí trong tù, Hồ Chí Minh toàn tập, Sđd)Chú thích(1) Gian lao: gian khổ, vất vả.(2) Trập trùng: có hình thế lớp lớp nối tiếp nhau thành dãy dài và cao thấp không đều.(3) Trùng: ở đây có nghĩa là tầng, lớp giống nhau nối tiếp nhau.Đọc – HIÊU VẢN BẢN1. Đọc kĩ các phần phiên âm, dịch nghĩa, dịch thơ, chú thích để hiểu rõ nghĩa các câu thơ.2. Tìm hiểu kết cấu bài thơ. (Gợi ý : dựa vào mô hình kết cấu bài tứ tuyệt Đường luật – khai, thừa, chuyển, hợp – đã được biết ở lớp dưới; chú ý mối liên hệ lô-gíc giữa các câu thơ và vị trí của câu thứ ba.)3. Việc sử dụng các điệp ngữ trong bài thơ (cả ở bản chữ Hán và bản dịch thơ) có hiệu quả nghệ thuật như thế nào ?4. Phân tích câu 2 và câu 4 để làm rõ nỗi gian lao của người đi đường núi và niềm vui sướng của người đứng trên cao ngắm cảnh. Hai câu thơ này, ngoài ý nghĩa miêu tả, còn ngụ ý gì nữa không ?5. Theo em, đây có phải là bài thơ tả cảnh, kể chuyện không? Vì sao ? Hãy nêu vắn tắt nội dung ý nghĩa bài thơ.Ghi nhớĐi đường là bài thơ tứ tuyệt giản dị mà hàm súc, mang ý nghĩa tư tưởng sâu sắc, từ việc đi đường núi đã gợi ra chân lí đường đời: vượtqua gian lao chồng chất sẽ tới thắng lợi vẻ vang.ĐọC THÊM”NHÂT Kí TRONG Từ” VẢ THơ Hồ CHÍMINH ở PÁC BóNgay từ sau khi về nước (tháng 2-1941) đến ngày Tổng khởi nghĩa, sống rất gian khổ ở trong Pác Bó (Cao Bằng), vị lãnh tụ tối cao của dân tộc đã chăm chỉ lặng lẽ làm rất nhiều bài ca kêu gọi các tầng lớp đồng bào tham gia Mặt trận Việt Minh đánh giặc cứu nước, tuyên truyền cho đường lối đoàn kết bằng những hình ảnh ngụ ngôn giản dị (Hòn đá, Con cáo và tổ ong, Bài ca sợi chỉ), tuyên truyền cho chiến tranh du kích (Bài ca du kích), phổ biến “lịch sử nước ta”, “địa lí nước ta”… như một cán bộ tuyên truyền vô danh. Những sáng tác đó có khi chỉ là40 những câu bẻ vần để dễ nhớ, dễ truyền miệng nhưng đã làm lay động lòng người mạnh mẽ. Dù thế nào, thứ văn chương quên mình là văn chương, được viết bởi một bậc đại bút nhưng đã vượt lên trên mọi quyền lực của văn chương đó vẫn làm ta xúc động và mang đầy ý nghĩa. Bên cạnh thơ ca tuyên truyền được sáng tác một cách bền bỉ, dồi dào, thời kì này, Hồ Chí Minh còn có mảng thơ trữ tình nghệ thuật đặc sắc. Đó là mấy bài thơ tứ tuyệt làm rải rác trong những ngày ở rừng Pác Bó : Pác Bó hùng Vĩ, Tức cảnh Pác Bó, Suối Lê-nin, Thướng sơn (Lên núi),… Ở chùm thơ này, gây ấn tượng đậm nhất là hình ảnh vị lãnh tụ cách mạng trong cuộc sống bí mật đầy gian khổ vào một thời kì bão táp của lịch sử, lại đồng thời, thật sự là một “khách lâm tuyền”, sống hoà hợp nhịp nhàng với suối rừng hang động, mang dáng dấp ung dung như một ẩn sĩ”), đạo sĩ” và chứa chan tâm hồn thi sĩ. Đó là tập Nhật kí trong tù, như cách nói hóm hỉnh của Đặng Thai Mai, một thi phẩm có được do sự “lỡ tay đánh rơi vào kho tàng văn học, như một cử chỉ đùa, một hành động ngẫu nhiên…”($) của Hồ Chí Minh. Người chiến sĩ vĩ đại mà đấu tranh trở thành lẽ sống, thành nhịp sống hằng ngày ấy đã khổ tâm vô hạn vì cứ sống nhàn, nhàn quá đổi trong tù, giữa lúc Tráng sĩ đua nhau ra mặt trận – Hoàn cầu lửa bốc rực trời xanh, đành phải ngâm ngợi cho khuây phần nào nỗi sốt ruột mong sớm trở về vị trí chiến đấu. Và hơn một trăm bài thơ nhật kí được viết ra chỉ để cho khuây ấy lại thật sự là một tác phẩm văn chương vô giá.Đúng như Xuân Diệu nhận xét: “Cái hay vô song của tập thơ là chất người cộng sản Hồ Chí Minh”.”Chất người cộng sản Hồ Chí Minh” – đó là tấm lòng nhân ái mênh mông mà sâu thẳm, một tình thương quên mình. Người hầu như không bận tâm tới những nông nỗi khổ cực ghê gớm mà bản thân đang phải chịu đựng, nhưng lại hết sức nhạy bén để cảm thông sâu xa với mọi vui buồn sướng khổ của những người tù(a) Ấn sĩ: người đi ở ẩn, lánh đời (b) Đạo sĩ: người tu tiên. ” (c) Đặng Thai Mai, Đọc lại tập thơ “Ngục trung nhật kí”, trong Tạp chí Văn học,5 – 1970. Câu này ý nói Nhật kĩ trong tù ra đời một cách ngẫu nhiên, vì trước đó, Hồ Chí Minh đâu có ý định sáng tác tập thơ !41chung quanh, hay của những người nông dân, người phu đường bắt gặp trên đường chuyển lao. “Chất người” ấy còn thể hiện ở tỉnh thần “thép” vĩ đại của người chiến sĩ, một mặt sôi sục khát khao chiến đấu, đêm ngày mong mỏi tự do để tung bay vào bão táp cách mạng, mặt khác, lại ung dung bình tĩnh, có phong thái một triết nhân”, chẳng những không hề nao núng mà còn vượt lên rất cao trên tất cả mọi thứ cùm xích của nhà tù địa ngục trần gian. Do đó, ta hiểu vì sao trong chuỗi ngày bị tù đày, Hồ Chí Minh vừa cảm thấy đau khổ vô hạn vì mất tự do, đêm ngày mong mỏi tự do tới cháy ruột, lại vừa cảm thấy mình là “người tự do”, là “khách tiên” trong tù : Tự do tiên khách trên trời Biết chăng trong ngực có người khách tiên ? “Chất người” ấy còn thể hiện ở tấm lòng yêu nước, thương nước cháy bỏng của con người mang tên Ái Quốc. Qua cuốn nhật kí, có thể thấy hầu như không lúc nào, con người ấy không đau đáu nỗi niềm đất nước. Khi bị nhốt trong ngục hay khi bị giải đi trên đường, khi nghe tiếng sáo hay khi ngắm “cành lá”, “vừng hồng”, khi khoẻ cũng như khi “ốm nặng”, lúc “không ngủ được” cũng như khi “vừa chợp mắt”…, hầu như lúc nào Nguyễn Ái Quốc cũng day dứt nghĩ về “đất Việt cảnh lầm than”. Người đã “hoà lệ thành thơ” để nói về nỗi niềm cố quốc tha hương”) xót xa đó. Và trong “chất người cộng sản” ấy đồng thời còn có chất người nghệ sĩ thật sự. Hồ Chí Minh đã xốn xang bối rối trước một đêm trăng đẹp và đã để tâm hồn vượt ngục tìm đến giao hoà với vầng trăng – Lòng theo vời vợi mảnh trăng thu –, đã bâng khuâng lắng nghe một tiếng chuông chùa, tiếng sáo trẻ chăn trâu, đã âu yếm dõi theo một cánh chim bay về rừng, một chòm mây lơ lửng lưng trời lúc hoàng hôn… trong khi bản thân đang bị trói giải trên đường. Từ chất người tuyệt vời đó mà có chất thơ tuyệt vời đó. Nhật kí trong tù cho thấy một phong cách“) thơ vừa rất độc đáo vừa đa dạng, nhiều màu sắc thẩm mĩ,(a) Triết nhân: nhà triết học, người nghiên cứu về những quy luật chung nhất của thế giới, thường dùng chỉ người thông thái được quý trọng.(b) Cổ quốc: đất nước đã xa cách; tha hương: quê người.(c) Phong cách: những nét riêng độc đáo trong sáng tác của một nghệ sĩ.42Kết hợp thật hài hoà những yếu tố tưởng như mâu thuẫn: giản dị vô cùng mà cũng hàm súc vô cùng, cổ điển rất mực và hiện đại cũng rất mực, vừa hiện thực tới nghiêm ngặt, trần trụi, vừa lãng mạn bay bổng, rực rỡ, vừa sáng ngời chất thép vừa man mác chất thơ…(Nguyễn Hoành Khung. Một mùa thơ rộ nở, trong Thơ Việt Nam 1930–1945 NXB Văn học, Hà Nội, 1994)