- Giải Vở Bài Tập Ngữ Văn Lớp 6
- Tác Giả – Tác Phẩm Văn Lớp 6
- Đề Kiểm Tra Ngữ Văn Lớp 6
- Sách giáo khoa ngữ văn lớp 6 tập 1
- Sách Giáo Viên Ngữ Văn Lớp 6 Tập 1
- Sách Giáo Viên Ngữ Văn Lớp 6 Tập 2
- Tập Làm Văn Mẫu Lớp 6
- Bài Tập Ngữ Văn Lớp 6 Tập 1
- Bài Tập Ngữ Văn Lớp 6 Tập 2
Giời chớm hè. Cây cối um tùm. Cả làng thơm. Cây hoa lan nở hoa trắng xoá. Hoa giẻ từng chùm mảnh dẻ. Hoa móng rồng(I) bụ bẫm thơm như mùi mít chín ở góc vườn ông Tuyên. Ong vàng, ong vò vẽ, ong mật đánh lộn nhau để hút mật ở hoa. Chúng đuổi cả bướm. Bướm hiển lành bỏ chỗ lao xao. Từng đàn rủ nhau lặng lẽ bay đi.Sớm. Chúng tôi tụ hội ở góc sân. Toàn chuyện trẻ em. Râm ran.Các…Các…Các.Một con bồ các(?) kêu váng lên. Cái con này bao giờ cũng vừa bay vừa kêu cứ như bị ai đuổi đánh.Chị Điệp nhanh nhảu:- Bồ các là bác chim ri. Chim ri là dì sáo sậu. Sáo sậu(3) là cậu sáo đen. Sáo đen là em tu hú, Tu hú lại là chú bồ các,… Thế thì ra dây mơ, rễ má thế nào mà chúng đều có họ với nhau. Họ của chúng đều hiền cả. Chúng đều mang vui đến cho giời đất. Sáo sậu, sáo đen hót, đậu cả lên lưng trâu mà hót mừng được mùa. Nhà bác Vui có con sáo đen tọ toẹ(+) học nói. Nó bay đi ăn, chiều chiều lại về với chủ. Con tu hú to nhất họ, nó kêu “tu hú” là mùa tu hú(5) chín; không sai một tẹo nào. Cả làng có mỗi cây tu hú ở vườn ông Tấn. Tu hú đỗ ngọn cây tu hú mà kêu. Quả chín đỏ, đầy ụ như mâm xôi gấc. Tiếng tu hú hiếm hoi, quả hết, nó bay đi đâu biệt. Một đàn chim ngói sạt qua rồi vội vã kéo nhau về hướng mặt trời lặn. Nhạn tha hồ vùng vẫy tít mây xanh “chéc chéc”. Khi con bìm bịp kêu “bịp bịp” tức là đã thổng buổi(6). Nghe đâu trước đây có một ông sư dữ như hổ mang. Lúc ông ta chết, giời bắt ông ta hoá thân làm con bìm bịp. Ông ta phải tự nhận là bịp, mở miệng ra là “bịp bịp”. Giời khoác cho nó bộ cánh nâu, suốt đêm ngày rúc trong bụi cây. Khi nó kêu thì một loạt chim ác, chim xấu mới ra mặt. Ít khi chúng ra mặt vào buổi sớm. Kia kia, con diều hâu bay cao tít, nó có cái mũi khoằm, đánh hơi tỉnh lắm : Đâu có xác chết. Đâu có gà con. Khi tiếng nó rú lên, tất cả gà con chui vào cánh mẹ. Tôi đã nhìn tận mắt cuộc ẩu đả dưới gốc vối già nhà tôi: Con diều hâu lao như mũi tên xuống, gà mẹ xù cánh vừa kêu vừa mổ, vừa đạp diều hâu. Tôi mải ngắm nên không cứu được gà. Diều hâu tha được con gà con, lại lao vụt lên mây xanh. Thường thì nó vừa lượn vừa ăn ngay. Lần này nó chưa kịp ăn, những mũi tên đen, mang hình đuôi cá từ đâu tới tấp bay đến. Ấy là những con chèo bẻo. Chúng lao vào đánh con diều hâu túi bụi. Lông diều hâu bay vung tứ linh, miệng kêu la”chéc, chéc”, con mồi rời mỏ diều hâu rơi xuống như một quả rụng. Diều hâu biến mất. Con diều hâu được mẻ hú vía, lần sau cụ bảo cũng không dám đến. Nếu có đến lại là con khác ! Người ta nói chèo bẻo là kẻ cắp. Kẻ cắp hôm nay gặp bà già(7). Nhưng từ đây tôi lại quý chèo bẻo. Ngày mùa, chúng thức suốt đêm. Mới tờ mờ đất nó đã cất tiếng gọi người: “Chè cheo chét”. Chúng nó trị kẻ ác. Thì ra, người có tội khi trở thành người tốt thì tốt lắm. Cùng họ với diều hâu là quạ ; quạ đen, quạ khoang. Lia lia láu láu như quạ dòm chuồng lợn. Không bắt được gà con, không ăn trộm được trứng; nó vào chuồng lợn. Quạ vừa bay lên, chèo bẻo vây tứ phía, đánh. Có con quạ chết đến rũ xương. Chèo bẻo ơi, chèo bẻo !111Chèo bẻo chỉ sợ mỗi chim cắt. Chim cắt cánh nhọn như dao bầu chọc tiết lợn. Bao nhiêu con bồ câu của nhà chú Chàng đã bị chim cắt xỉa chết. Khi đánh nhau, cắt chỉ xỉa bằng cánh. Chúng là loài quỷ đen, vụt đến, vụt biến… cho đến nay chưa có loài chim nào trị được nó. Họ nhà chèo bẻo chắc là nhiều phen muốn trị tội cắt. Một cuộc trị tội diễn ra thật! Hai con chèo bẻo đang bay, một con cắt vụt lao ra. Nó xỉa cánh hụt. Lập tức một đàn chèo bẻo hàng chục con xông lên cứu bạn. Cuộc đánh nhau rất dữ. Trẻ con ở dưới reo ầm lên. Cắthốt hoảng cho nên xỉa cánh đều trượt. Hàng chục chèo bẻo thi nhau vào mổ. Cắt kiệt sức rồi, quay tròn xuống đồng Xóc như cái diều đứt dây. Chúng tôi ùa chạy ra, con cắt còn ngấp ngoái”. Bây giờ tôi mới tận mắt nhìn thấy con cắt.(Duy Khán (*), Tuổi thơ im lặng, NXB Kim Đồng, Hà Nội, 1996)Chú thích(*) Duy Khán (1934-1993) quê ở huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh. Tuổi thơ im lặng (1985) là tập hồi kí tự truyện của tác giả. Thông qua hồi tưởng và kỉ niệm tuổi thơ, tác giả dựng lại những nét chấm phá về cuộc sống ở làng quê thuở trước trong những bức tranh thiên nhiên, sinh hoạt, đồ vật và hình ảnh con người. Cuộc sống ấy tuy nghèo khó, vất vả nhưng giàu sức sống bền bỉ và chứa đựng bản sắc văn hoá độc đáo của làng quê. Bài Lao xao trích từ tác phẩm Tuổi thơ im lặng của Duy Khán, tác phẩm được giải thưởng Hội Nhà văn năm 1987. (1). Móng rồng: cây leo, lá dài, hoa màu vàng và thơm, cánh hoa uốn lại như móng con rồng, thường trồng làm cảnh. (2) Bồ các (cũng gọi là ác lầ): chim cỡ vừa, đuôi dài, lông đen, trên bụng và vai có lông trắng, hay đi kiếm ăn trên đồng ruộng. (3) Sáo sậu: loài sáo đầu trắng, cổ đen, lưng màu nâu xám, bụng trắng, kiếm ăn từng đôi ở các nương bãi. (4) Tọ toẹ: mới tập nói còn chưa sõi. (5) Tu hú: ở đây là cây vải (theo cách gọi của một số địa phương); sở dĩ gọi như thế vì vải chín vào đầu mùa hè, khi chim tu hú kêu.(6) Thống buổi (tiếng địa phương); xế, quá nửa buổi112(7) Kẻ cắp gặp bà già (thành ngữ): kẻ tinh ranh, quỷ quyệt lại gặp đối thủ xứng đáng, khôn ngoan, dày dạn kinh nghiệm.(8). Ngấp ngoái (thường viết ngắc ngoải) : trạng thái sắp hấp hối, chỉ còn chờ chết.Đọc – HIÊU VẢN BẢN 1. Bài văn tả và kể về các loài chim ở làng quê có theo một trình tự nào không, hay hoàn toàn tự do ? Để trả lời câu này, em hãy: a) Thống kê theo trình tự tên của các loài chim được nói đến. b) Tìm xem các loài chim có được sắp xếp theo từng nhóm loài gần nhau hay không ? c) Tìm hiểu cách dẫn dắt lời kể, cách tả, cách xâu chuỗi hình ảnh, chi tiết. 2. Nhận xét về nghệ thuật miêu tả các loài chim. Cụ thể là: a) Chúng được miêu tả về những phương diện nào và mỗi loài được miêu tả kĩ điểm gì ? (hình dạng, màu sắc, tiếng kêu hoặc hót, hoạt động và đặc tính). b) Kết hợp tả và kể như thế nào? Tìm những dẫn chứng cho thấy các loài chi được tả trong môi trường sinh sống, hoạt động của chúng và trong mối quan hệ giữa các loài.c) Nhận xét về tài quan sát và tình cảm của tác giả với thiên nhiên, làng quê qua việc miêu tả các loài chim. 3. Trong bài có sử dụng nhiều chất liệu văn hoá dân gian như thành ngữ, đồng dao, truyện cổ tích. Hãy tìm các dẫn chứng. Cách cảm nhận đậm chất dân gian về các loài chim trong bài tạo nên nét đặc sắc gì và có điều gì chưa xác đáng ? 4. Bài văn đã cho em những hiểu biết gì mới và những tình cảm như thế nào về thiên nhiên, làng quê qua hình ảnh các loài chim ?Ghi nhớ Bằng sự quan sát tinh tường, vốn hiểu biết phong phú và tình cảm yêu mến cảnh sắc quê hương, tác giả bài văn đã vẽ nên những bức tranh cụ thể sinh động, nhiều màu sắc về thế giới các loài chim ở đồng quê.8 – NGIT AN62A 113Em hãy quan sát và miêu tả một loài chim quen thuộc ở quê em.