Khái niệm về liên kết hoá học Khi nói liên kết hoá học, ta không nói liên kết chung cho toàn phân tử, mà chỉ nói một liên kết nào đó giữa hai nguyên tử trong phân tử. Thí dụ : Trong phân tử SO2 có hai liên kết hoá học giữa nguyên tử lưu huỳnh và hai nguyên tử oxi, trong đó một liên kết là liên kết đôi, còn liên kết thứ hai là liên kết cho – nhận.2. Áp dụng quy tắc bát tử để giải thích sự hình thành liên kết hoá học Quy tắc bát tử (8 electron) là quy tắc nhằm giải thích khuynh hướng của nguyên tử các nguyên tố có thể nhường hay nhận thêm electron, hoặc góp chung electron để đạt được cấu hình bền vững của các khí hiếm.II – LIÊN KÊTION – Các khái niệm: + Cation : là ion mang điện tích dương. + Anion : là ion mang điện tích âm.s-hho(NC)-A 81Cation hay anion có thể là một nhóm nguyên tử (nhiều nguyên tử) mang điện tích dương hay âm, còn được gọi là ion đa nguyên tử. Liên kết ion là liên kết được tạo thành do lực hút tĩnh điện giữ điện tích trái dấu. Liên kết cộng hoá trị là liên kết được hình thành giữa hai nguyên tử bằng một hay nhiều cặp electron chung. – Đôi electron dùng chung có thể nằm ở giữa hai nguyên tử liên kết (liên kết cộng hoá trị không cực), hoặc lệch về nguyên tử của một nguyên tố (liên kết cộng hoá trị có cực). – Khi biểu diễn công thức electron của phân tử, người ta thường biểu thị hai obitan xen phủ tạo liên kết bằng một cặp electron dùng chung (bằng hai dấu chấm giữa hai nguyên tử liên kết). – Một trong các thuyết hiện đại về liên kết hoá học cho rằng: Nguyên nhân của sự hình thành liên kết cộng hoá trị là do sự xem phủ của các obitan nguyên tử. Nếu vùng xen phủ giữa các obitan càng lớn, liên kết hình thành càng bền.IV – SU LAI HOÁ CÁC OBITAN NGUYÊN TỦ3.4.- Lai hoá là sự tổ hợp các obitan hoá trị của một nguyên tử ở các phân lớp khác nhau, tạo thành các obitan lai hoá giống nhau để xen phủ với các obitan hoá trị của các nguyên tử khác, tạo thành các liên kết cộng hoá trị. – Giải thích sự tổ hợp các obitan nguyên tử để hình thành các kiểu lai hoá sp, sp?, spo và lấy các thí dụ minh hoạ.- BẢI TÂPTrình bày nội dung của quy tắc bát tử. Vận dụng quy tắc bát tử để giải thích sự hình thành liên kếtion trong các phân tử: LIF, KBr, CaCl2.. Sử dụng mô hình xen phủ của các obitan nguyên tử để giải thích sự hình thành liên kếtCộng hoá trị trong các phân tử: 12, HBr.. Hãy Viết công thức electron và Công thức cấu tạo của các phân tử sau : PH3, SO2;HNO3, C4H10.. Dựa trên lí thuyết lai hoá các obitan nguyên tử, mô tả sự hình thành liên kết trong cácphân tử: BeCl2 BCla. Biết phân tử BeCl2 có dạng đường thẳng, còn phân tử BCla có dạng tam giác đều.s-hhi once