- Soạn Văn – Sách Giải Văn – Sách Học Tốt Ngữ Văn Lớp 7
- Giải Vở Bài Tập Ngữ Văn Lớp 7
- Tác Giả – Tác Phẩm Văn Lớp 7
- Sách giáo khoa ngữ văn lớp 7 tập 1
- Tập Làm Văn Mẫu Lớp 7
- Soạn Văn – Sách Giải Văn – Sách Học Tốt Ngữ Văn Lớp 7 (Ngắn Gọn)
- Soạn Văn – Sách Giải Văn – Sách Học Tốt Ngữ Văn Lớp 7 (Cực Ngắn)
- Sách Giáo Viên Ngữ Văn Lớp 7 Tập 1
- Sách Giáo Viên Ngữ Văn Lớp 7 Tập 2
- Sách Bài Tập Ngữ Văn Lớp 7 Tập 1
- Sách Bài Tập Ngữ Văn Lớp 7 Tập 2
Hãy nêu ví dụ và cho biết: Trong đời sống, khi nào người ta cần chứng minh ? Khi cần chứng minh cho ai đó tin rằng lời nói của em là thật, em phải làm như thế nào ? Từ đó em rút ra nhận xét:Thế nào là chứng minh ? Trong văn bản nghị luận, khi người ta chỉ được sử dụng lời văn (không được dùng nhân chứng, vật chứng) thì làm thế nào để chứng tỏ một ý kiến nào đó là đúng sự thật và đáng tin cậy ?3. Đọc bài văn nghị luận sau và trả lời câu hỏi.ĐÙNG SỢ VÁP NGĀĐã bao lần bạn vấp ngã mà không hề nhớ. Lần đầu tiên chập chững bước đi, bạn đã bị ngã. Lần đầu tiên tập bơi, bạn uống nước và suýt chết đuối phải không? Lần đầu tiên chơi bóng bàn, bạn có đánh trúng bóng không? Không sao đâu vì…Oan Đi-xnây(o) từng bị toà báo sa thải vì thiếu ý tưởng. Ông cũng nếm mùi phá sản nhiều lần trước khi sáng tạo nên Đi-xnây-len.Lúc còn học phổ thông, Lu-i Pa-xtơo) chỉ là một học sinh trung bình. Về môn Hoá, ông đứng hạng 15 trong số 22 học sinh của lớp.Lép Tôn-xtôi“), tác giả của bộ tiểu thuyết nổi tiếng Chiến tranh và hoà bình, bị đình chỉ học đại học vì “vừa không có năng lực, vừa thiếu ý chí học tập”.(a) Oan Đị-xnây (1901–1966): nhà làm phim hoạt hình Mĩnổi tiếng, người sáng lập Đi-xnây-len, công viên giải trí khổng lồ tại Ca-li-phoóc-ni-a, nước Mĩ.(b) Lu-i Pa-xtơ (1822–1895): nhà khoa học Pháp, người đặt nền móng cho ngành vi sinh vật học cận đại.(c) Lép Tôn-xtôi (1828–1910): nhà văn Nga vĩ đại.41Hen-ri Photo) thất bại và cháy túi tới năm lần trước khi thành công.Ca sĩô-pê-ranổi tiếng En-ri-cô Ca-ru-xô” bị thầy giáo cho là thiếu chất giọng và không thể nào hát được.Vậy xin bạn chớ lo sợ thất bại. Điều đáng sợ hơn là bạn đã bỏ qua nhiều cơ hội chỉ vì không cố gắng hết mình.(Theo Trái tim có điều kì diệu)Câu hỏi:a) Luận điểm cơ bản của bài văn này là gì? Hãy tìm những câu mang luận điểm đó.b) Để khuyên người ta “đừng sợ vấp ngã”, bài văn đã lập luận như thế nào ?Các sự thật được dẫn ra có đáng tin không ? Qua đó, em hiểu phép lập luận chứng minh là gì ?Ghi nhớ• Trong đời sống, người ta dùng sự thật (chứng cứ xác thực) để chứng tỏ một điều gì đó là đáng tin.→ Trong văn nghị luận, chứng minh là một phép lập luận dùng những lílẽ, bằng chứng chân thực, đã được thừa nhận để chứng tỏ luận điểm mới (cần được chứng minh) là đáng tin cậy.o Các lí lẽ, bằng chứng dùng trong phép lập luận chứng minh phải được lựa chọn, thẩm tra, phân tích thì mới có sức thuyết phục.(a) Hen-ri Pho (1863 – 1947) : nhà tư bản, người sáng lập một tập đoàn kinh tế lớn ở Mĩ. (b) En-ri-cô Ca-ru-xô (1873 – 1921); danh ca |-ta-li-a. II – LUYÊN TÂPĐọc bài văn sau và trả lời câu hỏi.KHÔNG Sợ SAI LÂMBạn ơi, nếu bạn muốn sống một đời mà không phạm chút sai lầm nào, làm gì được nấy, thì đó hoặc là bạn ảo tưởng, hoặc là bạn hèn nhát trước cuộc đời.Một người mà lúc nào cũng sợ thất bại, làm gì cũng sợ sai lầm là một người sợ hãi thực tế, trốn tránh thực tế, và suốt đời không bao giờ có thể tự lập được. Bạn sợ sặc nước thì bạn không biết bơi ; bạn sợ nói sai thì bạn không nói được ngoại ngữ! Một người mà không chịu mất gì thì sẽ không được gì. Sai lầm cũng có hai mặt. Tuy nó đem lại tổn thất, nhưng nó cũng đem đến bài học cho đời.Khi tiến bước vào tương lai, bạn làm sao tránh được sai lầm ? Nếu bạn sợ sai thì bạn chẳng dám làm gì. Người khác bảo bạn sai chưa chắc bạn đã sai, vì tiêu chuẩn đúng sai khác nhau. Lúc đó bạn chớ ngừng tay, mà cứ tiếp tục làm, dù cho có gặp trắc trở. Thất bại là mẹ của thành công.Tất nhiên bạn không phải là người liều lĩnh, mù quáng, cố ý mà phạm sai lầm. Chẳng ai thích sai lầm cả. Có người phạm sai lầm thì chán nản. Có kẻ sai lầm rồi thì tiếp tục sai lầm thêm. Nhưng có người biết suy nghĩ, rút kinh nghiệm, tìm con đường khác để tiến lên.Những người sáng suốt dám làm, không sợ sai lầm, mới là người làm chủ số phận của mình.(Theo Hồng Diễm) Câu hỏi: a). Bài văn nêu lên luận điểm gì? Hãy tìm những câu mang luận điểm đó.b) Để chứng minh luận điểm của mình, người viết đã nêu ra những luận cứ nào ? Những luận cứ ấy có hiển nhiên, có sức thuyết phục không?c) Cách lập luận chứng minh của bài này có gì khác so với bài Đừng sợ vấp ngã ?43ĐQC THÊM Có HIÊU ĐÖI MỞI HIÊU VẢN Văn chương là đời sống ghi trên giấy. Và dù thông minh bực nào, cũng phải có sống mới hiểu được đời, mới hiểu được văn. Không lịch lãm nhiều thì làm sao tưởng tượng được những cảnh tả trong sách mà thấy nó hay ? Không đau khổ nhiều thì làm sao thấu rõ được những tình tiết kể trong truyện mà thấy nó khéo ?Một thanh niên không ra tới miền Bắc, dù có khiếu về văn chương, đọc hai câu :Đá gập ghềnh nghiêng đôi bánh gỗ Tre làng dăm đảo biếc trong sương.của Vũ Hoàng Chương, hoặc câu: Chiều xuống vàng hoe chợ mới tàn, Gánh gồng chen chức đợi sang ngang.của Bàng Bá Lân, tuy nhận được tài tả cảnh vật của hai nhà thơ đó, song tất không thấy lòng rung động nhè nhẹ như những người đã sống ở đất Bắc, mà hễ lòng chưa rung động thì chưa gọi là hiểu hết được cái hay của thơ.Câu :Hoa bưởi thơm rồi: đêm đã khuya.của Xuân Diệu, về nghệ thuật xét ra chẳng có gì là đặc biệt cả, nhưng mỗi lần ” ngâm lên, tôi thấy thoang thoảng hoa bưởi ở đâu đây mà nhớ những đêm xuân ở miền Bắc. Bài Tràng giang của Huy Cận, từ xưa tôi vẫn cho là hay, nhưng phải đợi tới lúc tôi nằm trong một chiếc ghe bầu, lênh đênh trên những sông Tiền Giang và Hậu Giang, nhất là trong mùa nước đổ, mới thấm đượchết cái buồn man mác của nó. Và ngày nay, mỗi lần qua đò Mĩ Thuận hay Vàm Cống, trông dòng sông đầy, băng băng chảy, cuốn theo những mảng bèo, tôi đều bất giác ngâm lên những câu:44Bèo dạt về đâu, hàng nối hàng, Mênh mông không một chuyến đò ngang. Không cầu gợi chút niềm thân mật, Lặng lẽ bờ xanh tiếp bãi vàng. (Theo Nguyễn Hiến Lê, Hương sắc trong vườn văn)