Tải ở cuối trang

Sách giáo khoa ngữ văn lớp 7 tập 2

Sự giàu đẹp của tiếng Việt –

Hiểu được sự giàu đẹp của tiếng Việt qua sự phân tích, chứng minh trong bài nghị luận giàu sức thuyết phục của Đặng Thai Mai. Nắm được những điểm nổi bật trong nghệ thuật nghị luận của bài văn. Nắm được các đặc điểm về nội dung và hình thức của trạng ngữ nhận ra các loại trạng ngữ trong câu. Nắm được mục đích, tính chất và các yếu tố của phép lập luận chứng minh.VẢN BẢNSự GIAU ĐEP CỦA TIÊNG VIÊTNgười Việt Nam ngày nay có lí do đầy đủ và vững chắc để tự hào với tiếng nói của mình. Và để tin tưởng hơn nữa vào tương lai của nó.34 3.NGOWAN 72-8Tiếng Việt có những đặc sắc của một thứ tiếng đẹp, một thứ tiếng hay. Nói thế có nghĩa là nói rằng: tiếng Việt là một thứ tiếng hài hoà về mặt âm hưởng, thanh điệu mà cũng rất tế nhị, uyển chuyển trong cách đặt câu. Nói thế cũng có nghĩa là nói rằng: tiếng Việt có đầy đủ khả năng để diễn đạt tình cảm, tư tưởng của người Việt Nam và để thoả mãn cho yêu cầu của đời sống văn hoá nước nhà qua các thời kì lịch sử.[…]Tiếng Việt, trong cấu tạo của nó, thật sự có những đặc sắc của một thứ tiếng khá đẹp. Nhiều người ngoại quốc sang thăm nước ta và có dịp nghe tiếng nói của quần chúng nhân dân ta, đã có thể nhận xét rằng: tiếng Việt là một thứ tiếng giàu chất nhạc. Họ không hiểu tiếng ta, và đó là mộtấn tượng, ấn tượng của người “nghe” và chỉ nghe thôi. Tuy vậy lời bình phẩm của họ có phần chắc không phải chỉ là một lời khen xã giao. Những nhân chứng có đủ thẩm quyền hơn về mặt này cũng không hiếm. Một giáo sĩ nước ngoài (chúng ta biết rằng nhiều nhà truyền đạo Thiên Chúa nước ngoài cũng là những người rất thạo tiếng Việt), đã có thể nói đến tiếng Việt như là một thứ tiếng “đẹp” và “rất rành mạch trong lối nói, rất uyển chuyển trong câu kéo, rất ngon lành trong những câu tục ngữ n(1). Tiếng Việt chúng ta gồm có một hệ thống nguyên âm và phụ âm khá phong phú. Tiếng ta lại giàu về thanh điệu. Giọng nói của người Việt Nam, ngoài hai thanh bằng (âm bình và dương bình)o còn có bốn thanh trắc. Do đó, tiếng Việt có thể kể vào những thứ tiếng giàu hình tượng ngữ âm(°) như những âm giai(3) trong bản nhạc trầm bổng. […] Giá trị của một tiếng nói cố nhiên không phải chỉ là câu chuyện chất nhạc. Là một phương tiện trao đổi tình cảm ý nghĩ giữa người với người, một thứ tiếng hay trước hết phải thoả mãn được nhu cầu ấy của xã hội. Về phương diện này, tiếng Việt có những khả năng dồi dào về phần cấu tạo từ ngữ cũng như về hình thức diễn đạt. Từ vựng°) tiếng Việt qua các thời kì diễn biến của nó tăng lên mỗi ngày một nhiều. Ngữ pháp cũng dần dần trở nên uyển chuyển hơn, chính xác hơn. Dựa vào đặc tính ngữ âm của bản thân mình, tiếng Việt đã không ngừng đặt ra những từ mới, những cách nói mới hoặc Việt hoá những từ và những cách nói của các dân tộc anh em và các dân tộc láng giềng, để biểu hiện những khái niệm mới, để thoả mãn yêu cầu của đời sống văn hoá ngày một phức tạp về mọi mặt kinh tế, chính trị, khoa học, kĩ thuật, văn nghệ,…35Chúng ta có thể khẳng định rằng: cấu tạo của tiếng Việt với khả năng thích ứng với hoàn cảnh lịch sử như chúng ta vừa nói trên đây, là một chứng cớ khá rõ về sức sống của nó.(Đặng Thai Ma’^), Tiếng Việt, một biểu hiện hùng hổncủa sức sống dân tộc, trong Tuyển tập Đặng Thai Mai, tập II, NXB Văn học, Hà Nội, 1984)Chú thích(*) Đặng Thai Mai (1902 – 1984) quê ở làng Lương Điền, xã Thanh Xuân, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An, là nhà văn, nhà nghiên cứu văn học nổi tiếng, nhà hoạt động xã hội có uy tín. Trước Cách mạng tháng Tám 1945, ông vừa dạy học, hoạt động cách mạng, vừa sáng tác và nghiên cứu văn học. Từ sau năm 1945, ông giữ nhiều trọng trách trong bộ máy chính quyền và các cơ quan văn nghệ, đồng thời viết một số công trình nghiên cứu văn học có giá trị lớn. Năm 1996, ông được Nhà nước tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật. Bài Sự giàu đẹp của tiếng Việt (tên bài do người soạn sách đặt) là đoạn trích ở phần đầu của bài nghiên cứu Tiếng Việt, một biểu hiện hùng hồn của sức sống dân tộc, in lần đầu vào năm 1967, được bổ sung và đưa vào Tuyển tập Đặng Thai Mai, tập II. (1) Guýt-xta-vơ Huê (Gustave Hue), Lời nói đầu tập Từ điển Việt – Trung – Pháp, Nhà in Trung Hoà, Hà Nội, 1937 (chú thích của tác giả). (2) Âm bình và dương bình : hai thanh bằng trong hệ thống thanh điệu của tiếng Việt. Âm bình (còn gọi là trầm bình): thanh huyền. Dương bình (còn gọi là phù bình): thanh ngang, không có dấu thanh. (3) Ngữ âm: hệ thống các âm của một ngôn ngữ. (4) Âm giai:(gam trong âm nhạc) thang bậc âm thanh, gồm những nốt nhạc liền nhau được sắp xếp theo một quy tắc nhất định.(5) Từ vựng: toàn bộ các từ của một ngôn ngữ.Đọc – HIÊU VẢN BẢN1. Tìm bố cục của bài và nêu ý chính của mỗi đoạn. 2. Hãy cho biết nhận định “Tiếng Việt có những đặc sắc của một thứ tiếng đẹp, một thứ tiếng hay” đã được giải thích cụ thể trong đoạn đầu bài văn này như thế nào. 3. Để chứng minh cho vẻ đẹp của tiếng Việt, tác giả đã đưa ra những chứng cứ gì và sắp xếp các chứng cứ ấy như thế nào ? 4. Sự giàu có và khả năng phong phú của tiếng Việt được thể hiện ở những phương diện nào ? Em hãy tìm một số dẫn chứng cụ thể để làm rõ các nhận định của tác giả.5.* Điểm nổi bật trong nghệ thuật nghị luận ở bài văn này là gì ?Ghi nhớBằng những lí lẽ, chứng cứ chặt chẽ và toàn diện, bài văn đã chứng minh sự giàu có và đẹp đẽ của tiếng Việt trên nhiều phương diện : ngữâm, từ vựng, ngữ pháp. Tiếng Việt với những phẩm chất bền vững và giàu khả năng sáng tạo trong quá trình phát triển lâu dài của nó, là một biểu hiện hùng hồn sức sống của dân tộc.LUYÊN TÂP1. Sưu tầm, ghi lại những ý kiến nói về sự giàu đẹp, phong phú của tiếng Việt và nhiệm vụ giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.2. Tìm năm dẫn chứng thể hiện sự giàu đẹp của tiếng Việt về ngữ âm và từ vựng trong các bài văn, thơ đã học hoặc đọc thêm ở các lớp 6, 7.37 Tiếng Việt của chúng ta rất giàu ; tiếng ta giàu bởi đời sống muôn màu, đời sống tư tưởng và tình cảm dồi dào của dân tộc ta; bởi kinh nghiệm đấu tranh lâu đời và phong phú, kinh nghiệm đấu tranh giai cấp, đấu tranh xã hội, đấu tranh với thiên nhiên và đấu tranh với giặc ngoại xâm ; bởi những kinh nghiệm sống của bốn nghìn năm lịch sử dựng nước và giữ nước. Tiếng Việt của chúng ta phản ánh sự hình thành và trưởng thành của xã hội Việt Nam và của dân tộc Việt Nam, của tập thể nhỏ là gia đình, họ hàng, làng xóm và của tập thể lớn là dân tộc, quốc gia.Tiéng Việt của chúng ta rất đẹp; đẹp như thế nào, đó là điều rất khó nói. Chúng ta không thể nói tiếng ta đẹp như thế nào cũng như ta không thể nào phân tích cái đẹp của ánh sáng, của thiên nhiên. Nhưng đối với chúng ta là người Việt Nam, chúng ta cảm thấy và thưởng thức một cách tự nhiên cái đẹp của tiếng nước ta, tiếng nói của quần chúng nhân dân trong ca dao và dân ca, lời văn của các nhà văn lớn. Có lẽ tiếng Việt của chúng ta đẹp bởi vì tâm hồn của người Việt Nam ta rất đẹp, bởi vì đời sống, cuộc đấu tranh của nhân dân ta từ trước tới nay là cao quý, là vĩ đại, nghĩa là rất đẹp.Hai nguồn của cái giàu và cái đẹp của tiếng Việt là ở chỗ nó là tiếng nói của quần chúng nhân dân, đầy tình cảm, hình ảnh, màu sắc và âm điệu, hồn nhiên, ngộ nghĩnh và đầy ý nghĩa, đồng thời nó là ngôn ngữ của văn học, văn nghệ mà những nhà văn, nhà thơ lớn của dân tộc ta như Nguyễn Trãi, Nguyễn Du,… những nhà văn và nhà thơ hiện nay ở miền Bắc và ở miền Nam, đã nâng lên đến trình độ cao về nghệ thuật, khiến cho nó trở nên trong sáng, đẹp đẽ lạ thường. Chính cái giàu đẹp đó đã làm nên cái chất, giá trị, bản sắc, tinh hoa của tiếng Việt, kết quả của cả một quá trình và biết bao công sức dồi mài.(Phạm Văn Đồng, Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt trong cuốn sách cùng tên, NXB Giáo dục, Hà Nội, 1980)

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 4.9 / 5. Số lượt đánh giá: 1228

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống