Tải ở cuối trang

Sách giáo khoa ngữ văn lớp 9 tập 2

Tôi và chúng ta (trích cảnh ba) –

Qua đoạn trích vở kịch Tôi và chúng ta, thấý được cuộc đấu tranh gay gắt giữa những con người mạnh dạn đổi mới với những kẻ mang tư tưởng bảo thủ, lạc hậu trong sự chuyển mình mạnh mẽ của xã hội ta 2 bước đầu hiểu được tính cách của các nhân vật tiêu biểu : Hoàng Việt, Nguyễn Chính. Hiểu nghệ thuật tạo tình huống, phát triển mâu thuẫn trong kịch của Lưu Quang Vũ. Lâm tốt công tác chuẩn bị cho phần tổng kết văn học theo sách giáo khoa. Nắm vững các nội dung cơ bản của cả ba phần (Văn, Tiếng Việt, Tập lâm văn) trong Ngữ văn 9 chủ yếu là tập hai. Biết cách vận dụng những kiến thức và kĩ năng ngữ văn đã học một cách tổng hợp, toàn diện theo nội dung và cách thức kiểm tra, đánh giá mới172VẢN BẢNTÔIVẢ CHÚNGTA (Trích cảnh ba)Phòng Giám đốc. Việt đứng sau bàn làm việc, ngồi trước anh là Lê Sơn, Nguyễn Chính, Thanh, ông Quých, Dũng, bà Bộng, anh công nhân râu quai nón, các Trưởng phòng và Quản đốc các phân xưởng. HOẢNG VIÊT – Sau một năm tìm hiểu và củng cố lại xí nghiệp, hôm nay mùng 1 tháng 2 năm 1980, chúng tôi sẽ trình bày với các đồng chí kế hoạch mở rộng sản xuất và phương án làm ăn mới của xí nghiệp. Người trực tiếp soạn thảo phương án là kĩ sư Lê Sơn. Đồng chí Sơn trình bày đi ! LÊ SON (ngẩn ngại) – Tôi ư ?… Nhưng tôi tưởng… đây chỉ là đề án tôi trình bày riêng với anh, bởi trên thực tế sẽ… không thực hiện được. HOẢNG VIÊT – Chúng ta sẽ thực hiện. Trước tiên anh hãy cho biết: Nếu tận dụng hết khả năng lao động của xí nghiệp, nếu chúng ta chạy lo được đủ vật tư nguyên liệu thì mức sản xuất của xí nghiệp có thể tăng được mấy lần so với kế hoạch hiện nay ? Kìa sao anh không nói ? LÊ SON – Anh Việt. Anh hiểu cho : đến cả Cô-péc-ních” cũng có lúc không dám công bố những ý kiến của mình nữa là tôi. (Mọi người ổn ảo. Tiếng ông Quých : Cậu ấy nhát !). Nhưng thôi được, anh đã muốn thì tôi nói ! Tôi đã tính toán kĩ, thực ra mức sản xuất của xí nghiệp ta có thể tăng hơn hiện nay… gấp năm lần. HOẢNG VIÊT – Còn nếu mở rộng mặt hàng về nguồn tiêu thụ, trang bị thêm những loại máy mới, xí nghiệp ta cần có bao nhiêu công nhân nữa ? LÊ SON – Rất nhiều, khoảng từ ba tới năm trăm công nhân nữa. HOẢNG VIÊT – Sao lâu nay ta chỉ giới hạn trong con số trên dưới hai trăm công nhân, đồng chí Trưởng phòng tổ chức lao động ? TRƯỞNG PHÔNG TÔ CHỨC LAO ĐÔNG – Chỉ tiêu biên chế trên cho chúng ta chỉ có thế. Một số lượng biên chế và quỹ lương vừa mức với kế hoạch sản xuất của xí nghiệp.173HOẢNG VIÊT – Cái kế hoạch sản xuất ấy ở đâu ra, anh Chính ? NGUYÊN CHÍNH – ở cấp trên ạ, HOẢNG VIÊT – Nhưng cấp trên dựa vào đâu mà ra cái kế hoạch đó? NGUYÊN CHÍNH – Có lẽ. dựa vào kế hoạch ở cấp trên cao hơn, dĩ nhiên ! HOẢNG VIÊT – Cấp trên cao hơn lại dựa vào cấp trên cao hơn nữa, nghĩa là các kế hoạch được đề ra một cách ngược đời. Đáng lẽ phải do từ cơ sở đưa lên, dựa trên khả năng cơ sở và yêu cầu của thị trường. Các đồng chí, từ nay chúng ta sẽ chủ động đặt ra kế hoạch của chính chúng ta. NGUYÊN CHÍNH – Điều này trên không cấm. Trên đã cho phép bên cạnh kế hoạch chính thức ta có thể làm thêm kế hoạch hai, kế hoạch ba. Chỉ tại anh không cho phép làm đó thôi. HOẢNG VIÊT – Tôi không cho. Một xí nghiệp làm ăn chính quy chỉ cần một kế hoạch. Xí nghiệp chúng ta chỉ có một kế hoạch, nhưng là kế hoạch do chúng ta định ra. Kế hoạch sản xuất sẽ không còn ở mức hiện nay. Trước mắt, kế hoạch sẽ tăng lên ít nhất là gấp năm lần. TRƯỞNG PHÔNG TÔ CHỨC LAO ĐÔNG – Lấy đâu ra người làm hả đồng chí ? HOẢNG VIÊT – Vâng, công việc sắp tới của đồng chí sẽ vất vả đấy. Ngay trong tháng tới xí nghiệp chúng ta sẽ phải tuyển dụng khá đông công nhân nữa. NGUYÊN CHÍNH – Đồng chí Việt ạ, chỉ tiêu trên cho ta năm nay chỉ còn 15 biên chế nữa. HOẢNG VIÊT – Tôi không cần chỉ tiêu ấy. Xí nghiệp ta sẽ sử dụng thợ hợp đồng. BẢ TRƯỞNG PHÔNG TẢI VU – Nhưng đồng chí Giám đốc ạ, chúng ta không có quỹ lương cho thợ hợp đồng. HOẢNG VIÊT – Chúng tôi sẽ bàn với chị việc ấy, quỹ nào thì quỹ, sẽ phải có lương cho thợ. Trước mắt chúng ta sẽ dừng việc xây nhà khách, sẽ có tiền trả đủ hai tháng lương. Sau này sẽ truy hoàn. (quay sang Dũng). Đồng chí Dũng ! DỦNG – Có ! HOẢNG VIÊT – Tổ sửa chữa các cậu đã cùng anh Sơn thống kê tất cả vật tư thiết bị để tu sửa các máy móc hỏng rồi chứ ? 174DỦNG – Rồi. Thống kê đâyạ. HOẢNG VIÊT – Giám đốc giao cho đồng chí chịu trách nhiệm kiếm đủ các vật tư thiết bị ấy bằng bất cứ cách nào, ở bất cứ đâu, bằng séc, bằng tiền mặt, sao không thi hành ? DỦNG – Báo cáo… nhưng tài vụ… không chịu chi ạ. HOẢNG VIÊT – Đã có chữ kí của tôi rồi kia mà ? DỦNG – Tài vụ vẫn không chịu. HOẢNG VIÊT – Đồng chí Trưởng phòng tài vụ, lệnh của tôi phải được thi hành: cấp tiền cho tổ sửa chữa. BẢ TRƯỞNG PHÔNG TẢI VU – Thưa đồng chí, nhưng… HOẢNG VIÊT – Tôi chịu trách nhiệm. BẢ TRƯỞNG PHÔNG TAI VU – Nhưng đây là nguyên tắc không thể… Tôi phải làm đúng những quy định. HOẢNG VIÊT – Nếu không thi hành, sẽ có người khác làm thay chị. (chỉ một cô gái). Cô Loan kế toán – Trưởng phòng tài vụ, hãy chuẩn bị cho công nhân lĩnh lương mới từ tháng tới. LOAN –Sao ạ ? Lương mới ? HOẢNG VIÊT – Lương khoán theo sản phẩm. Chúng tôi đã định lại giá khoán, mở rộng lương khoán và biết chắc chắn rằng : nếu trả lương khoán, năng suất của mỗi công nhân sẽ tăng gấp năm, sẽ không ai phải lo bện thừng gia công kiếm thêm nữa. Mức sản phẩm của xí nghiệp sẽ tăng ít nhất gấp năm, đương nhiên lương của công nhân viên xí nghiệp ta sẽ phải tăng ít ra là bốn lần. (Mọi người xôn xao.) NGUYÊN CHÍNH – Đồng chí Giám đốc, sản xuất tăng gấp năm mới chỉ là trên dự tính. Chúng ta chưa làm được, đã vội lĩnh lương cao sao ? HOẢNG VIÊT – Với số lương tối thiểu ấy người công nhân mới có thể sống mà không chết đói, không làm bậy. Muốn tăng sản xuất, phải đầu tư. Khâu cần đầu tư trước tiên là con người. Đến cái máy cũng phải có đủ nhiên liệu nó mới làm việc được. (với mọi người). Và phải làm ra trò ! Cái dở lâu nay của chúng ta là: người chăm và kẻ lười được đối xử như nhau, người tài năng và 175kẻ dốt nát đều hưởng chung một mức quyền lợi, thậm chí có những kẻ không làm gì cả, chỉ ngồi phán thôi, lại được vì nể hơn những người đã vất vả cống hiến. Xã hội chủ nghĩa gì mà lại lạ thế ? Không, từ nay ai càng làm được nhiều sản phẩm sẽ phải được hưởng lương càng cao, ai làm tồi sẽ bị phạt bằng tiền, đó sẽ là nguyên tắc của xí nghiệp chúng ta ! (Mọi người hoan hô rầm rộ.) BA TRƯỞNG PHÔNG TAI VU – Nhưng thưa đồng chí Giám đốc, các nguyên tắc ấy dựa trên văn bản nào vậy ? HOẢNG VIÊT – Văn bản do tôi và các đồng chí thảo ra. BẢ TRƯỞNG PHÔNG TẢI VU – Thật ra chưa hề có các nguyên tắc như thế, chưa hề có. HOẢNG VIÊT – Thì bây giờ chúng ta sẽ đặt ra, có sao đâu ! Miễn là nó giúp chúng ta làm thêm được nhiều sản phẩm. Tất cả phải tạo mọi thuận lợi cho người trực tiếp sản xuất. Số cán bộ nhân viên gián tiếp phải giảm tới mức tối thiểu. Các đồng chí Quản đốc phân xưởng có mặt ở đây, ví dụ như đồng chí Trương, xin phép cho tôi được hỏi: Từ trước đến nay, đồng chí làm công việc gì ở phân xưởng nhỉ ? TRƯONG – Ả… thì… tôi… tôi làm Quản đốc ạ. HOẢNG VIÊT – Cụ thể công việc của Quản đốc là gì? TRƯONG – Dạ, là… là… trông coi, quản lí, đốc thúc các tổ thợ, ngăn chặn các hiện tượng tiêu cực, báo cáo lên Giám đốc rồi thì… HOẢNG VIÊT (ngắt lời Trương) – Những việc đó các tổ trưởng phải tự lo lấy. Các tổ trưởng sẽ trực tiếp làm việc với các trưởng ngành và Ban giám đốc, không cần phải qua một người trung gian là Quản đốc làm gì cho mất thì giờ. Tóm lại chúng tôi xét thấy rằng: C} xí nghiệp ta, chức Quản đốc phân xưởng là thừa, từ nay xí nghiệp sẽ không có chức Quản đốc nữa. TRƯONG (lấp bắp) – Sao ! Sao ạ. ? Không… không có Quản đốc phân Χuόηg 2 HOẢNG VIÊT – Vâng, các đồng chí sẽ được bố trí làm các chức trách và nhiệm vụ khác. TRƯONG – Tôi không hiểu. Nếu như chúng tôi có khuyết điểm gì đồng chí có thể khiển trách, kỉ luật, đằng này. xưa nay phân xưởng vẫn phải có 176Quản đốc. Không phải tôi ham địa vị, nhưng bãi bỏ cả một chức vụ quan trọng như chức Quản đốc phân xưởng thì thật là… HOẢNG VIÊT – Không có chức vụ nào quan trọng cả. Chỉ có hiệu quả công việc là quan trọng. Xưa nay có Quản đốc, từ nay sẽ không có nữa, bởi chức vụ ấy, trong cách làm việc mới của xí nghiệp ta, là không cần thiết. Các đồng chí hãy chấp hành. Thế thôi. Các đồng chí giải tán. (Ông Quých, bà Bộng hồ hởi đến bên Việt) ÔNG QUÝCH – Mọi việc chưa biết rồi sẽ ra sao, nhưng ngay bây giờ anh cho phép… tôi được bắt tay anh. Bà Bộng, bà ủng hộ Giám đốc không ? BẢ BÔNG – Tôi chả hiểu lắm, nhưng ai làm cho anh chị em công nhân có công ăn việc làm, mọi người quấn túm lấy nhau, đóng góp được nhiều cho Nhà nước, bát cơm của công nhân có thêm thịt, thêm cá là tôi mừng, là tôi ủng hộ. Thôi xin phép anh… (đi ra). Tôi nói có được không ông Quých ? ÔNG QUÝCH – Được quá chứ lị ! (Mọi người tản đi, chỉ còn Việt, Chính, Lê Sơn và Thanh) NGUYÊN CHÍNH – Anh Việt, tôi hi vọng tất cả những điều anh vừa nói, anh sẽ nghĩ lại. HOẢNG VIÊT – Tôi đã suy nghĩ rất kĩ. NGUYÊN CHÍNH – Tôi ngỡ như mình đang ngủ mê, HOẢNG VIÊT – Thì anh hãy thức dậy. NGUYÊN CHÍNH – Erằng người đang ngủ mê lại là anh đấy, làm đảo lộn hàng loạt lề thói, vi phạm hàng loạt nguyên tắc. Đồng chí sẽ giải thích thế nào với cấp trên ? HOẢNG VIÊT – Như vừa giải thích với các đồng chí vậy, NGUYÊN CHÍNH – Đồng chí bất chấp các quy định nghiêm ngặt của cả một hệ thống các cơ quan tài chính, ngân hàng, lao động, vật tư. HOẢNG VIÊT – Những quy định từ lâu đã thành bất hợp lí, phục vụ cho một cơ chế quản lí đã cũ kĩ, lạc hậu. NGUYÊN CHÍNH – Đã cũ kĩ lạc hậu. Không đâu ! Cái cơ chế mà đồng chí mạt sát ấy tồn tại bền vững mấy chục năm nay. Nhờ nó mà chúng ta có hôm nay, có chủ nghĩa xã hội như ngày hôm nay, hạt gạo đồng chí ăn, cái áo đồng12. NGƯ VẢN 912-A 177chí mặc và cả chính con người đồng chí nữa đã được rèn luyện và trưởng thành trong cơ chế ấy. Đừng vội vã phủ nhận ! HOẢNG VIÊT – Sự vật không đứng yên, cuộc sống không đứng yên một chỗ, có cái hôm qua đúng, hôm nay nó là vật cản. Phải tìm cách phá bỏ, mong anh thông cảm và hiểu cho tôi. NGUYÊN CHÍNH – Tất cả những việc đồng chí định tiến hành, không có trong nghị quyết Đảng uỷ xí nghiệp. Đảng uỷ chưa quyết định, đồng chí Việt ạ. HOẢNG VIÊT – Có. Nghị quyết Đảng uỷ là đẩy mạnh sản xuất và ổn định đời sống công nhân. Còn biện pháp thực hiện thế nào là trách nhiệm của Giám đốc. NGUYÊN CHÍNH – Nhưng… đồng chí Việt. Chúng tôi không có quyền gì sao ? Tôi là… HOẢNG VIÊT – Đồng chí là Phó giám đốc, tức là chức vụ giúp việc cho Giám đốc. Nếu không đồng ý với chức vụ ấy, đồng chí có thể xin từ chức. NGUYÊN CHÍNH (bậm môi) – Được rồi… đồng chí quá tự tin đấy ! Được, để rồi xem… (ra nhanh) LÊ SON (đến bên Việt) – Anh vội vã quá ! Anh đã đánh giá thấp đồng chí Phó giám đốc của chúng ta ! Con người ấy đã từng đánh đổ bốn đời Giám đốc. Hắn thuộc loại người nếu bắt tay mình, mình phải xem lại tay có còn đủ năm ngón không ? So với hắn ta, anh chỉ là cừu non. Từ nay Chính sẽ không can ngăn anh nữa đâu, hắn sẽ để mặc anh dấn sâu vào các sự việc rồi hắn mới ra tay. Hắn sẽ có chỗ có nơi để làm việc đó. Anh không sợ à? HOẢNG VIÊT – Thế còn cậu, cậu có sợ không ? LÊ SON – Tôià ? Cũng run đấy. Tôi nhát. Nếu người ta doạ thiêu tôi trên giàn lửa thì tôi cũng đành phải nói là trái đất không quay. Anh nhất quyết kéo tôi vào cuộc à? HOẢNG VIÊT – Tôi chỉ dọn bãi để cậu sút bóng, để cái đầu của cậu được có chỗ dùng. Ít ra trong đời cũng phải có lần làm được một cái gì thật chứ ! LÊ SON – Chỉe khi làm giả thì đượchuân chương, còn làm thật thì lại… no đòn ! HOẢNG VIÊT – Da tôi dày lắm, cậu yên trí ! LÊ SON – Anh thật là… Thôi được, hứa với anh : Tôi không bỏ chạy đâu! Chỉ tuần sau là quy trình sản xuất mới sẽ được triển khai. Ông Đông Ki-sốt”!178 12. NGỦVẢN 912-BKhổ thân tôi, tôi lại giống kị mã Xan-chô, rất yêu và không thể thiếu được Đông Ki-sốt. Này, nhưng dứt khoát các cối xay gió nó sẽ cho chúng ta ăn đòn nhừ tử đấy ! (4nh đi khuất) (Lưu Quang Vũ”. Tuyển tập kịch, NXB Sân khấu, Hà Nội, 1994)Chú thích(*) Nhà thơ, nhà viết kịch Lưu Quang Vũ (1948 – 1988) sinh ở huyện Hạ Hoà, tỉnh Phú Thọ, quê gốc ở Đà Nẵng. Ông từng là bộ đội thời kháng chiến chống Mĩ, Lưu Quang Vũ bắt đầu sáng tác thơ khoảng giữa những năm 60 của thế kỉ XX. Đầu những năm 80, ông hầu như chuyển hẳn sang lĩnh vực sân khấu. Chỉ chưa đầy 10 năm, ông đã sáng tác khoảng 50 kịch bản, hầu hết đã được dàn dựng. Ngòi bút kịch của ông nhạy bén, sắc sảo, đề cập đến hàng loạt vấn đề có tính thời sự nóng hổi trong cuộc sống đương thời, đáp ứng được những đòi hỏi của đông đảo người xem trong thời kì xã hội chuyển động mạnh mẽ theo hướng đổi mới. Năm 2000, Lưu Quang Vũ đã được Nhà nước tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật.Tôi và chúng ta phản ánh cuộc đấu tranh gay gắt để thay đổi phương thức tổ chức, lề lối hoạt động sản xuất ở xí nghiệp Thắng Lợi. Một bên là tư tưởng bảo thủ, khư khư giữ lấy các nguyên tắc, quy chế đã xơ cứng, lạc hậu với đại diện là các nhân vật Nguyễn Chính (Phó giám đốc), Trương (Quản đốc phân xưởng) được sự hỗ trợ của Trần Khắc (đại diện Ban Thanh tra của Bộ). Một bên là tỉnh thần dám nghĩ dám làm, khát khao đổi mới vì lợi ích của mọi người với đại diện là Hoàng Việt (Giám đốc xí nghiệp), Thanh (kíp trưởng phân xưởng 1), Lê Sơn (kĩ sư) và đa số anh chị em công nhân. Thể hiện sự xung đột giữa hai phía này, tác giả khẳng định rằng không thể có thứ chủ nghĩa tập thể chung chung, không thể giữ mãi các nguyên tắc, phương pháp của thời cũ trước sự biến chuyển sinh động của cuộc sống. Cái “chúng ta” được hình thành từ nhiều cái “tôi” cụ thể, vì thế cần quan tâm, chăm chút đến quyền lợi, hạnh phúc của từng cá nhân con người. Đặt trong tình hình đất nước ta những năm vở kịch ra đời, chủ đề của vở kịch quả là có ý nghĩa quan trọng.Đoạn trích thuộc cảnh ba của vở kịch (gồm tất cả 9 cảnh). Cảnh này diễn tả cuộc xung đột trực tiếp đầu tiên giữa phái khát khao đổi mới và phái bảo thủ khi họ công khai bộc lộ quan điểm.13. NGU VẢN 912-A 179Cồ-Péc-ních (1473 – 1543) : nhà thiên văn học nổi tiếng của Ba Lan, người đã đề ra thuyết “Mặt trời là trung tâm”. Theo thuyết này, mặt trời ở trung tâm vũ trụ, các hành tinh (kể cả trái đất) thì di chuyển xung quanh mặt trời. Học thuyết của Cô-péc-ních dứt khoát đoạn tuyệt với tín điều tôn giáo, với truyền thuyết Thượng đế sáng tạo thế giới (cho rằng trái đất là bất động và ở trung tâm vũ trụ). (2) Đông Ki-sốt : tức Đôn Ki-hô-tê, nhân vật chính trong tiểu thuyết Đôn Ki-hổ-tể của Xéc-van-tét.ĐọC-HIÊU VẢN BẢN1. Đọc kĩ các chú thích để hiểu nội dung, chủ đề vở kịch, hiểu vị trí của các nhân vật. 2. Từ phần chú thích và đoạn trích này em hiểu mâu thuẫn cơ bản mà vở kịch Tôi và chúng ta thể hiện là gì ? Ý nghĩa của nó đối với thực tiễn phát triển của xã hội ta thời kì ấy như thế nào ? 3. Muốn thể hiện sự phát triển của xung đột kịch, tác giả cần tạo được tình huống. Trong cảnh ba này, tình huống đó là gì ? Mâu thuẫn cơ bản của tác phẩm đến đây bộc lộ như thế nào ? 4. Qua đoạn trích, em hiểu như thế nào về tính cách của Giám đốc Hoàng Việt, kĩ sư Lê Sơn, Phó giám đốc Nguyễn Chính, Quản đốc phân xưởng Trương ? 5. Em có cảm nhận gì về xu thế phát triển và kết thúc của xung đột kịch ?G/h/ nhớ Để phát triển sản xuất để đem lại quyền lợi hạnh phúc cho mọi người, cần phá bỏ cách nghĩ, cơ chế1ạc hậu, cũ kĩ, cần mạnh dạn đổi mới phương thức tổ chức, lề lối hoạt động. Đây là một quá trình đấu tranh gay gắt, cần những con người có trí tuệ và bản lĩnh, dám nghĩ dám lâm. Vở kịch Tôi và chúng ta của Lưu Quang Vũ đã thể hiện những điều ấý qua việc xây dựng tình huống kịch hấp dẩn và các nhân vật có tính cách rõ nét.LUYÊN TÂP Tóm tắt sự phát triển của mâu thuẫn kịch trong đoạn trích trên.180 13. NGữ VẢN 9/2-B

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 4 / 5. Số lượt đánh giá: 1038

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống