Xem toàn bộ tài liệu Lớp 4: tại đây
Giải Bài Tập Lịch Sử 4 Bài 31-32: Ôn tập giúp HS giải bài tập, cung cấp cho HS những kiến thức cơ bản, chính xác, khoa học để các em có những hiểu biết cần thiết về lịch sử thế giới, nắm được những nét lớn của tiến trình lịch sử Việt Nam:
1. Chỉ trên lược đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam:
– Dãy núi Hoàng Liên Sơn, đỉnh Phan-xi- păng; đồng bằng Bắc Bộ, đồng bằng Nam Bộ và các đồng bằng duyên hải miền Trung; các cao nguyên ở Tây Nguyên.
– Các thành phố lớn: Hà Nội, Hải Phòng, Huế, Đà Nẵng, Đà Lạt, Thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ.
– Biển Đông: quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa; các đảo Cát Bà, Côn Đảo, Phú Quốc.
2.Nêu một số đặc điểm tiêu biểu của Hà Nội, Hải Phòng, Huế, Đà Nẵng, Đà Lạt, Thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ.
Đặc diểm tiêu biểu của các thành phố
– Hà Nội:
+ Thủ đô của nước ta, nằm ở trung tâm đồng bằng Bắc Bộ.
+ Thành phố cổ đang ngày càng phát triển.
+ Trung tâm chính trị, văn hóa, khoa học và kinh tế lớn của cả nước.
– Hải Phòng:
+ Thành phố cảng.
+ Đóng tàu là ngành công nghiệp quan trọng.
+ Trung tâm du lịch.
– Huế:
+ Thiên nhiên đẹp với nhiều công trình kiến trúc cổ.
+ Thành phố du lịch.
– Đà Nẵng:
+ Thành phố cảng.
+ Là trung tâm công nghiệp lớn.
+ Nhiều địa điểm du lịch nổi tiếng.
– Thành phố Hồ Chí Minh:
+ Thành phố lớn nhất cả nước.
+ Là trung tâm kinh tế, văn hóa, khoa học lớn.
– Cần Thơ:
+ Là thành phố trung tâm đồng bằng sông Cửu Long.
+ Trung tâm chính trị, văn hóa, khoa học và kinh tế của đòng bằng sông Cửu Long.
– Đà Lạt:
+ Là thành phố thuôc tỉnh Lâm Đồng
+ Thành phố nổi tiếng với du lịch và nghỉ mát.
+ Nổi tiếng với hoa quả, rau xanh.
3. Kể tên một số dân tộc sống ở:
a) Dãy Hoàng Liên Sơn.
b) Tây Nguyên.
c) Đồng bằng Bắc Bộ.
d) Đồng bằng Nam Bộ.
đ) Các đồng bằng duyên hải miền Trung.
Trả lời:
Một số dân tộc sống ở:
– Dãy Hoàng Liên Sơn: Dao, Thái, Mông….
– Tây Nguyên: Ê-đê, Gia-rai, Ba-na, Xơ-đăng,..
– Đồng bằng Bắc Bộ chủ yếu là người Kinh.
– Đồng bằng Nam Bộ: Kinh, người Chăm, người Hoa,..
– Các đồng bằng duyên hải miền Trung: người Kinh, người Chăm,…
4. Chọn ý em cho là đúng:
* Hoàng Liên Sơn là dãy núi:
a) Cao nhất, có đỉnh tròn, sườn thoải.
b) Cao nhất nước ta, có đỉnh tròn, sườn dốc.
c) Cao thứ hai, có đỉnh tròn, sườn dốc.
d) Cao nhất nước ta, có nhiều đỉnh nhọn, sườn dốc.
* Tây nguyên là xứ xở của:
a) Các cao nguyên có độ cao sàn sàn bằng nhau.
b) Các cao nguyên xếp tầng cao, thấp khác nhau.
c) Các cao nguyên có nhiều núi cao, khe sâu.
* Đồng bằng lớn nhất nước ta là:
a) Đồng bằng Bắc Bộ.
b) Đồng bằng Nam Bộ.
c) Các đồng bằng duyên hải miền Trung.
* Nơi có nhiều đất mặn, đất phèn nhất là:
a) Đồng bằng Bắc Bộ.
b) Đồng bằng Nam Bộ.
c) Các đồng bằng duyên hải miền Trung.
Trả lời:
Các ý đúng:
* Hoàng Liên Sơn là dãy núi:
d) Cao nhất nước ta, có nhiều đỉnh nhọn, sườn dốc.
* Tây nguyên là xứ xở của:
b) Các cao nguyên xếp tầng cao, thấp khác nhau.
* Đồng bằng lớn nhất nước ta là:
b) Đồng bằng Nam Bộ.
* Nơi có nhiều đất mặn, đất phèn nhất là:
b) Đồng bằng Nam Bộ.
5. Đọc và ghép ý ở cột A với các ý ở cột B sao cho phù hợp:
A | B |
1. Tây Nguyên 2. Đồng bằng Bắc Bộ. 3. Đồng bằng Nam Bộ. 4. Các đồng bằng duyên hải miền Trung. 5. Hoàng Liên Sơn 6. Trung du Bắc Bộ |
a) Sản xuất nhiều lúa gạo, trái cây, thủy sản nhất nước ta. b) Nhiều đất đỏ ba dan, trồng nhiều cà phê nhất cả nước. c) Vựa lúa lớn thứ hai, trồng nhiều rau xứ lạnh. d) Nghề đánh bắt hải sản làm muối phát triển. đ) Trồng rừng để phủ xanh đất trống, đồi trọc; có nhiều chè nổi tiếng ở nước ta. e) Trồng lúa trên ruộng bậc thang, cung cấp quặng a-pa-tít để làm phân bón. |
Trả lời:
Ghép các ý ở cột A với các ý ở cột B:
1-b, 2-c, 3-a, 4-d, 5-e, 6-đ
6. Em hãy kể một số hoạt động khai thác tài nguyên biển ở nước ta.
Trả lời:
– Đánh bắt hải sản biển, khai thác đặc sản biển.
– Phát triển khai thác khoáng sản biển: dầu mỏ, cát trắng, muối,…
– Phát triển du lịch biển đảo.
Phần 1: Buổi đầu dựng nước và giữ nước (Khoảng 700 năm TCN đến năm 179 TCN)
Phần 2: Hơn một nghìn năm đấu tranh giành lại độc lập (Từ năm 179 TCN đến năm 938)
Phần 3: Buổi đầu độc lập (Từ năm 938 đến năm 1009)
Phần 4: Nước Đại Việt thời Lý (Từ năm 1009 đến năm 1226)
Phần 5: Nước Đại Việt thời Trần (Từ năm 1226 đến năm 1400)
Phần 6: Nước Đại Việt buổi đầu thời Hậu Lê (Thế kỉ XV)
Phần 8: Buổi đầu thời Nguyễn (Từ năm 1802 đến năm 1858)