Xem toàn bộ tài liệu Lớp 9: tại đây
- Sách giáo khoa hóa học lớp 9
- Giải Sách Bài Tập Hóa Lớp 9
- Sách Giáo Viên Hóa Học Lớp 9
- Sách Bài Tập Hóa Học Lớp 9
Giải Bài Tập Hóa Học 9 – Bài 2: Một số oxit quan trọng giúp HS giải bài tập, cung cấp cho các em một hệ thống kiến thức và hình thành thói quen học tập làm việc khoa học, làm nền tảng cho việc phát triển năng lực nhận thức, năng lực hành động:
Bài 1: Bằng phương pháp hóa học nào có thể nhận biết được từng chất trong mỗi dãy chất sau:
a) Hai chất rắn màu trắng là CaO và Na2O.
b) Hai chất khí không màu là CO2 và O2
Viết những phương trình phản ứng hóa học.
Lời giải:
a) Lấy một ít mỗi chất cho tác dụng với nước, sau đó đem lọc, nước lọc của các dung dịch này được thử bằng khí CO2 hoặc dung dịch Na2CO3. Nếu có kết tủa trắng thì chất ban đầu là CaO, nếu không có kết tủa thì chất ban đầu là Na2O. Phương trình phản ứng :
CaO + H2O → Ca(OH)2
Ca(OH)2 + CO2 → CaCO3 ↓ + H2O
Hoặc Ca(OH)2 + Na2CO3 → CaCO3 ↓ + 2NaOH
Na2O + H2O → 2NaOH
2NaOH + CO2 → Na2CO3 + H2O.
b) Sục hai chất khí không màu vào hai ống nghiệm chứa nước vôi Ca(OH)2 trong. Ống nghiệm nào bị vẩn đục, thì khí ban đầu là CO2, khí còn lại là O2.
PTPỨ: Ca(OH)2 + CO2 → CaCO3↓ + H2O
A. Canxi oxit
Bài 2: Hãy nhận biết từng cặp chất trong mỗi nhóm chất sau bằng phương pháp hóa học:
a) CaO, CaCO3
b) CaO, MgO
Viết các phương trình phản ứng hóa học.
Lời giải:
Nhận biết từng chất trong mỗi nhóm chất sau:
a) CaO và CaCO3.
Lẫy mẫu thử từng chất cho từng mẫu thử vào nước khuấy đều.
Mẫu nào tác dụng mạnh với H2O là CaO.
Mẫu còn lại không tan trong nước là CaCO3.
PTPỨ: CaO + H2O → Ca(OH)2
b) CaO và MgO.
Lấy mẫu thử từng chất và cho tác dụng với H2O khuấy đều.
Mẫu nào phản ứng mạnh với H2O là CaO.
Mẫu còn lại không tác dụng với H2O là MgO.
PTPỨ: CaO + H2O → Ca(OH)2
A. Canxi oxit
Bài 3: 200ml dung dịch HCl có nồng độ 3,5mol/lit hòa tan vừa đủ 20g hỗn hợp CuO và Fe2O3.
a) Viết các phương trình phản ứng hóa học.
b) Tính khối lượng của mỗi oxit bazơ có trong hỗn hợp ban đầu.
Lời giải:
VHCl = 200ml = 0,02 lít
nHCl = 3,5 x 0,02 = 0,7 mol.
Gọi x, y là số mol của CuO và Fe2O3.
a) Phương trình phản ứng hóa học :
b) Từ phương trình phản ứng trên ta có:
nHCl (1) = 2.nCuO = 2x mol
nHCl (2) = 6.nFe2O3 = 6y mol
⇒ nHCl = 2x + 6y = 0,7 mol (∗)
mCuO = (64 + 16).x = 80x g; mFe2O3 = (56.2 + 16.3).y = 160y g
Theo bài: mhỗn hợp = mCuO + mFe2O3 = 80x + 160y = 20g
⇒ x + 2y = 0,25 ⇒ x = 0,25 – 2y (∗∗)
Thay x vào (∗) ta được: 2(0,25 – 2y) + 6y = 0,7
⇒ 0,5 – 4y + 6y = 0,7 ⇒ 2y = 0,2 ⇒ y = 0,1 mol
Thay y vào (∗∗) ta được: x = 0,25 – 2.0,1 = 0,05 mol
⇒ mCuO = 0,05 x 80 = 4g
mFe2O3 = 0,1 x 160 = 16g
(Lưu ý: sang kì 2 các bạn mới học về Hệ phương trình nên bài này không giải theo cách đưa về hệ phương trình.)
A. Canxi oxit
Bài 4: Biết 2,24 lit khí CO2 (đktc) tác dụng vừa đủ với 200ml dung dịch Ba(OH)2 sản phẩm sinh ra là BaCO3 và H2O.
a) Viết phương trình phản ứng.
b) Tính nồng độ mol của dung dịch Ba(OH)2 đã dùng.
c) Tính khối lượng chất kết tủa thu được.
Lời giải:
a) Phương trình phản ứng hóa học:
CO2 + Ba(OH)2 → BaCO3 ↓ + H2O
b) Dựa vào phương trình phản ứng trên ta nhận thấy:
nBa(OH)2 = nCO2 = 0,1 mol, VBa(OH)2 = 200ml = 0,2 lít
c) Dựa vào phương trình phản ứng trên ta có:
nBaCO3 = nCO2 = 0,1 mol.
⇒ mBaCO3 = 0,1 x 197 = 19,7 g.
A. Canxi oxit
Bài 1: Viết phương trình hóa học cho mỗi biến đổi sau:
Lời giải:
(1) S + O2 → SO2
(2) SO2 + CaO → CaSO3
Hay SO2 + Ca(OH)2(dd) → CaSO3 + H2O
(3) SO2 + H2O → H2SO3
(4) H2SO3 + 2NaOH → Na2SO3 + 2H2O
Hoặc H2SO3 + Na2O → Na2SO3 + H2O
(5) Na2SO3 + H2SO4 → Na2SO4 + SO2 ↑ + H2O
Không nên dùng phản ứng:
Na2SO3 + 2HCl → 2NaCl + SO2 ↑ + H2O vì HCl dễ bay hơi nên khí SO2 thu được sẽ không tinh khiết.
(6) SO2 + 2NaOH → Na2SO3 + H2O
Hoặc SO2 + Na2O → Na2SO3
B. Lưu huỳnh đioxit
Bài 2: Hãy nhận biết từng cặp chất trong mỗi nhóm chất sau bằng phương pháp hóa học:
a) CaO, CaCO3
b) CaO, MgO
Viết các phương trình phản ứng hóa học.
Lời giải:
Nhận biết từng chất trong mỗi nhóm chất sau:
a) CaO và CaCO3.
Lẫy mẫu thử từng chất cho từng mẫu thử vào nước khuấy đều.
Mẫu nào tác dụng mạnh với H2O là CaO.
Mẫu còn lại không tan trong nước là CaCO3.
PTPỨ: CaO + H2O → Ca(OH)2
b) CaO và MgO.
Lấy mẫu thử từng chất và cho tác dụng với H2O khuấy đều.
Mẫu nào phản ứng mạnh với H2O là CaO.
Mẫu còn lại không tác dụng với H2O là MgO.
PTPỨ: CaO + H2O → Ca(OH)2
A. Canxi oxit
Bài 3: Có những khí ẩm (khí có lẫn hơi nước): cacbon đioxit, hiđro, lưu huỳnh đioxit. Khí nào có thể làm khô bằng canxi oxit? Giải thích.
Lời giải:
+ Phải hút ẩm được.
+ Không tác dụng với chất được làm khô.
CaO có tình hút ẩm (hơi nước) tạo thành Ca(OH)2, đồng thời là một oxit bazơ (tác dụng với oxit axit). Do đó CaO chỉ dùng làm khô các khí ẩm là hiđro ẩm, oxi ẩm.
B. Lưu huỳnh đioxit
Bài 4: Có những chất khí sau: CO2, H2, O2, SO2, N2. Hãy cho biết chất nào có tính chất sau:
a) Nặng hơn không khí.
b) Nhẹ hơn khống khí.
c) Cháy được trong không khí.
d) Tác dụng với nước tạo thành dung dịch axit.
e) Làm đục nước vôi trong.
g) Đổi màu giấy quỳ tím ẩm thành đỏ.
Lời giải:
a) Những khí nặng hơn không khí: CO2, O2, SO2.
Vì Mkk = 29 g/mol.
MCO2 = 12 + 16.2 = 44 g/mol
⇒ CO2 nặng hơn kk
Tương tự: MO2 = 16.2 = 32 g/mol , MSO2 = 32 + 16.2 = 64g/mol
b) Những khí nhẹ hơn không khí: H2, N2.
Mkk = 29 g/mol.
MH2 = 1.2 = 2 g/mol
⇒ H2 nhẹ hơn kk
Tương tự: MN2 = 14.2 = 28g/mol
c) Những khí cháy được trong không khí: H2.
2H2 + O2 → 2H2O
d) Những khí tác dụng với nước tạo thành dung dịch axit: CO2, SO2.
PTHH: CO2 + H2O → H2CO3
SO2 + H2O → H2SO3
e) Những khí làm đục nước vôi trong: CO2, SO2.
Ca(OH)2 + CO2 → CaCO3 ↓ + H2O
Ca(OH)2 + SO2 → CaSO3 ↓ + H2O
g) Những khí làm đổi màu quỳ tím ẩm thành đỏ: CO2, SO2.
Quỳ tím ẩm ⇒ xảy ra phản ứng với nước tạo axit làm quỳ tím chuyển đỏ
CO2 + H2O → H2CO3
SO2 + H2O → H2SO3
B. Lưu huỳnh đioxit
Bài 5: Khí lưu huỳnh đioxit được tạo thành từ cặp chất nào sau đây:
a) K2SO3 và H2SO4.
b) K2SO4 và HCl.
c) Na2SO3 và NaOH.
d) Na2SO4 và CuCl2.
e) Na2SO3 và NaCl.
Lời giải:
Khí SO2 được tạo thành từ cặp chất:
K2SO3 + H2SO4 → K2SO4 + SO2 ↑ + H2O.
B. Lưu huỳnh đioxit
Bài 6: Dẫn 112ml khí SO2 (đktc) đi qua 700ml dung dịch Ca(OH)2 có nồng độ 0,01 M, sản phẩm là muối canxi sunfit.
a) Viết phương trình phản ứng hóa học.
b) Tính khối lượng các chất sau phản ứng.
Lời giải:
a) PTHH:
b) VSO2 = 112ml = 0,112 l; VCa(OH)2 = 700ml = 0,7 l
nCa(OH)2 = CM . V = 0,01. 0,7 = 0,007 (mol)
Tỉ lệ:
Vậy SO2 hết Ca(OH)2 dư
Các chất sau phản ứng: Ca(OH)2 và CaSO3
Theo pt nCa(OH)2 = nSO2 = 0,005 mol
⇒ nCa(OH)2 dư = 0,007 – 0,005 = 0,002 (mol)
mCa(OH)2 dư = n . M = 0,002 × 74 = 0,148 (g)
n CaSO3 = nSO2 = 0,005 mol → mCaSO3 = n. M = 0,005 × 120 = 0,6 (g).
B. Lưu huỳnh đioxit