Chương 3: Phi kim. Sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 9: tại đây

Giải Bài Tập Hóa Học 9 – Bài 33: Thực hành: Tính chất hóa học của phi kim và hợp chất của chúng giúp HS giải bài tập, cung cấp cho các em một hệ thống kiến thức và hình thành thói quen học tập làm việc khoa học, làm nền tảng cho việc phát triển năng lực nhận thức, năng lực hành động:

Bài 1 (trang 104 SGK Hóa 8): Viết bản tường trình.

1. Thí nghiệm 1: Cacbon khử CuO ở nhiệt độ cao

Kết qủa thí nghiệm 1:

Hiện tượng: Hỗn hợp CuO + C đun nóng và có sự chuyển đổi từ màu đen → màu đỏ.

Dung dịch nước vôi trong vẩn đỏ.

Giải thích:

2CuO + C → 2Cu + CO2.

CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 + H2O.

2. Thí nghiệm 2: Nhiệt phân muối NaHCO3

Hiện tượng: Lượng muối NaHCO3 giảm dần → NaHCO3 bị nhiệt phân.

Phần miệng ống nghiệm có hơi nước ngưng đọng → có nước tạo ra.

Dung dịch Ca(OH)2 bị vẩn đục.

Giải thích:

2NaHCO3 → Na2CO3 + H2O + CO2.

Ca(OH)2 + CO2 → CaCO3 + H2O.

3. Thí nghiệm 3: Nhận biết muối cacbonat và muối clorua

Các phương án nhận biết 3 chất: NaCl, Na2CO3, CaCO3

+ HCl

   Không có khí → NaCl

   Có khí → Na2CO3, CaCO3

+ H2O

   Tan: Na2CO3

   Không tan: CaCO3

Thao tác thí nghiệm:

   + Đánh số các lọ hóa chất và ống nghiệm.

   + Lấy 1 thìa mỗi chất vào ống nghiệm có số tương ứng.

   + Nhỏ 2ml dd HCl vào mỗi ống nghiệm:

– Nếu không có khí thoát ra → NaCl.

– Có khí thoát ra → Na2CO3, CaCO3

   + Lấy một thìa hóa chất trong 2 lọ còn lại cho vào ống nghiệm.

   + Cho 2ml nước cất, lắc nhẹ:

– Chất rắn tan → nhận ra Na2CO3

– Chất rắn không tan → nhận ra CaCO3

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 5 / 5. Số lượt đánh giá: 996

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống