Xem toàn bộ tài liệu Lớp 6: tại đây
- Bài Tập Trắc Nghiệm Sinh Lớp 6
- Giải Vở Bài Tập Sinh Học Lớp 6
- Giải Sinh Học Lớp 6 (Ngắn Gọn)
- Giải Sách Bài Tập Sinh Học Lớp 6
- Sách Giáo Khoa Sinh Học Lớp 6
- Sách Bài Tập Sinh Học Lớp 6
Giải Bài Tập Sinh Học 6 – Bài 51: Nấm giúp HS giải bài tập, cung cấp cho học sinh những hiểu biết khoa học về đặc điểm cấu tạo, mọi hoạt động sống của con người và các loại sinh vật trong tự nhiên:
Trả lời câu hỏi Sinh 6 Bài 51 trang 165: Quan sát tên mẫu thật ở kính hiển vi (độ phóng đại nhỏ) hoặc trên hình vẽ. Ghi lại nhận xét về hình dạng và cấu tạo của mốc trắng ( để ý giữa các tế bào sợi mốc có thấy vách ngăn không?)
Lời giải:
Mốc trắng có cấu tạo dạng sợi, phân nhánh nhiều, bên trong có chất tế bào và nhiều nhân, nhưng không có vách ngăn giũa các tế bào.
Trả lời câu hỏi Sinh 6 Bài 51 trang 166: Quan sát cấu tạo của “cây” nấm
– Nhìn hình vẽ với các ghi chú trên hình phân biệt các phần(mũ nấm, chân nấm, cuống nấm).
– Nhìn mặt dưới mũ nấm thấy gì?
– Nếu có mẫu thật hãy lấy một phiến mỏng dưới mũ nấm, đặt lên kính dùng đầu kim mũi mác dầm nhẹ, đem soi dưới kính hiển vi sẽ thấy gì?
Lời giải:
– Quan sát trên hình phân biệt mũ nấm, chân nấm, cuống nấm.
– Nhìn mặt dưới mũ nấm có các phiến mỏng.
– Nếu quan sát dưới kính hiển vi sẽ nhìn thấy rất nhiều bào tử nấm.
Bài 1 (trang 167 sgk Sinh học 6): Mốc trắng và nấm rơm có cấu tạo như thế nào? Chúng sinh sản bằng gì?
Lời giải:
+ Cấu tạo mốc trắng: dạng sợi phân nhánh rất nhiều, bên trong có chất tế bào và nhiều nhân, nhưng không có vách ngăn giữa các tế bào. Sợi mốc trong suốt, không màu, không có chất diệp lục.
+ Cấu tạo nấm rơm : sợi nấm màu trắng bám vào giá thể là cơ quan sinh dưỡng, mũ nấm là cơ quan sinh sản. Sợi nấm gồm nhiều tế bào phân biệt nhau bởi các vách ngăn, mỗi tế bào có 2 nhân; không có chất diệp lục.
+ Sinh sản: mốc trắng và nấm rơm sinh sản bằng bào tử.
– Mốc trắng: cuống của túi bào tử gắn với sợi nấm. Túi bào tử hình cầu, chứa các bào tử.
– Nấm rơm: mũ nấm là cơ quan sinh sản, nằm trên cuống nấm; dưới mũ nấm có các phiến mỏng chứa nhiều bào tử.
Bài 2(trang 167 sgk Sinh học 6): Nấm có đặc điểm gì giống vi khuẩn ?
Lời giải:
Đặc điểm của nấm giống vi khuẩn:
– Tế bào đều không có chứa chất diệp lục nên không có khả năng tự chế tạo chất hữu cơ.
– Đều có lối sống dị dưỡng: hoại sinh hay kí sinh.
Bài 3 (trang 167 sgk Sinh học 6): Nấm giống và khác tảo ở điểm nào?
Lời giải:
+ Giống nhau:
– Có cấu tạo đơn bào hoặc đa bào.
– Chưa có rễ, thân, lá.
– Có thể sinh sản sinh dưỡng
– Có nhân hoàn chỉnh
+ Khác nhau:
Nấm | Tảo |
---|---|
– Không có chất diệp lục nên sống theo kiểu dị dưỡng (kí sinh hoặc hoại sinh) – Sinh sản bằng tiếp hợp – Sống ở nơi đủ ẩm |
– Có chất diệp lục nên có khả năng tự dưỡng – Sinh sản bằng bào tử – Sống trong nước |
Bài 4 (trang 167 sgk Sinh học 6): Tìm trên đồng ruộng sau khi gặt, hoặc trên bãi cỏ, ven cây gỗ mục, trong rừng ẩm … các loại nấm mũ khác nhau.
Lời giải:
Nấm mốc xanh, nấm nen, nấm rơm.
Trả lời câu hỏi Sinh 6 Bài 51 trang 168: Trao đổi thảo luận:
– Tại sao khi muốn gây mốc trắng người ta chỉ cần để cơm hoặc bánh mì ở nhiệt độ trong phòng có thể vẩy thêm ít nước?
– Tại sao quần áo hay đồ đạc lâu ngày không phơi nắng hoặc để ở nơi ẩm thường bị mốc?
– Tại sao ở trong chỗ tối nấm vẫn phát triển được?
Lời giải:
– Vì đó là môi trường thuận lợi giàu chất hữu cơ, nhiệt độ bằng nhiệt độ phòng, ẩm nên mốc có thể phát triển được.
– Để quần áo nơi ẩm ướt tạo điều kiện thuận lợi cho mốc phát triển, khi phơi nắng độ ẩm mất đi làm cho mốc không phát triển được.
– Nấm không có diệp lục nên không cần ánh sáng chúng vẫn có thể phát triển được.
Bài 1 (trang 170 sgk Sinh học 6): Nấm có cách dinh dưỡng như thế nào ? Tại sao ?
Lời giải:
Nấm là sinh vật dị dưỡng (lấy chất dinh dưỡng từ sinh vật khác) bằng cách kí sinh, cộng sinh hoặc hoại sinh. Nấm không thể tự sản xuất chất dinh dưỡng do không có diệp lục.
Bài 2 (trang 170 sgk Sinh học 6): Nấm hoại sinh có vai trò như thế nào trong tự nhiên ?
Lời giải:
Nấm hoại sinh có vai trò rất quan trọng trong tự nhiên. Chúng giúp phân giải chất hữu cơ thành chất vô cơ, vừa giải quyết việc ùn tắc các xác chết trên mặt đất, vừa cung cấp chất vô cơ cho cây xanh sử dụng làm nguyên liệu tổng hợp chất hữu cơ mới. Nấm hoại sinh đóng góp tích cực trong chu trình tuần hoàn của vật chất trong tự nhiên.
Bài 3 (trang 170 sgk Sinh học 6): Kể một số nấm có ích và nấm có hại cho người?
Lời giải:
– Nấm có ích: nấm hương, nấm sò, nấm linh chi, nấm rơm, mộc nhĩ …
– Nấm có hại: nấm kí sinh trên thực vật (nấm von kí sinh trên lúa, nấm than ngô, nấm gây bệnh cho cây cà chua, khoai tây, chè, cà phê ,…); nấm kí sinh trên người (gây bệnh hắc lào, viêm nhiễm,…); làm hỏng thực phẩm (nấm mốc,…); một số nấm gây ngộ độc (nấm lim, nấm độc đen, nấm độc đỏ,…).
Bài 4 (trang 170 sgk Sinh học 6): Hãy tìm trong vườn trường hoặc vườn nhà em những cây có bệnh do nấm và quan sát xem cây bị bệnh ở bộ phận nào ?
Lời giải:
Nấm túi gây bệnh ở thân cây
Nấm hồng gây bệnh trên cây cà phê
Nấm bệnh trên thân cây hoa lan
Nấm gây bệnh trên lá hoa hồng
Các em có thể quan sát cây trong vườn (kể cả cây cảnh, cây rau) hoặc cây trên đồng ruộng để tìm những cây có bệnh do nấm. Qua đó rút ra nhận xét: nấm thường bị bệnh ở bộ phận nào, khả năng phát triển của cây bệnh so với cây không bị bệnh để thấy được tác hại do nấm gây ra đối với cây trồng.