Xem toàn bộ tài liệu Lớp 8: tại đây
Giải Sách Bài Tập Giáo Dục Công Dân 8 – Bài 18: Quyền khiếu nại, tố cáo của công dân giúp HS giải bài tập, hiểu được những chuẩn mực đạo đức và pháp luật cơ bản, phổ thông, thiết thực, phù hợp với lứa tuổi HS trong các quan hệ với bản thân, với người khác, với công việc và với môi trường sống:
Câu 1 trang 70 SBT GDCD 8: Thế nào là quyền khiếu nại, tố cáo của công dân?
Lời giải:
Quyền khiếu nại là quyền công dân, cơ quan, tổ chức được đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại hành vi hành chính khi có căn cứ cho rằng hành vi đó trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích của công dân.
Quyền tố cáo là quyền công dân được phép báo cho cơ quan , tổ chức ,cá nhân có thẩm quyền về hành vi vi phạm pháp luật của bất cứ cơ quan , tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe doạ đến lợi ích của Nhà nước , quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức.
Câu 2 trang 71 SBT GDCD 8: Em hãy phân biệt quyền khiếu nại và quyền tố cáo; nêu ví dụ về quyền khiếu nại, quyền tố cáo.
Lời giải:
– Trước hết, về chủ thể: chủ thể của hành vi khiếu nại phải là người bị tác động trực tiếp bởi quyết định hành chính; chủ thể của hành vi tố cáo chỉ có thể là cá nhân, tức là chỉ bao gồm công dân và người nước ngoài.
– Về mục đích: Nếu như mục đích của khiếu nại là nhằm bảo vệ và khôi phục quyền, lợi ích hợp pháp của người khiếu nại bị xâm hại; mục đích của tố cáo nhằm ngăn chăn đến mọi hành vi xâm phạm đến quyền và lợi ích nhà nước, tổ chức, cơ quan và công dân.
Câu 3 trang 71 SBT GDCD 8: Công dân có thể thực hiện quyền khiếu nại và quyền tố cáo như thế nào?
Lời giải:
– Công dân phải học tập, tìm hiểu đúng đắn để nắm rõ đúng đắn quyền tự do ngôn luận.
– Công dân cần phê phán, tố cáo hành vi lợi dung quyền tự do ngôn luận.
– Công dân cần trung thực, phản ánh đúng sự thật, tôn trọng pháp luật.
Câu 4 trang 71 SBT GDCD 8: Nhà nước và công dân có trách nhiệm gì trong việc bảo đảm và thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo?
Lời giải:
Nhà nước xử lí, trừng trị nghiêm khắc những hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm thô bạo đến quyền tự do ngôn luận của công dân.
Nhà nước có trách nhiệm tiến hành điều tra, truy tố, xét xử theo trình tự, thủ tục nhất định…
Câu 5 trang 71 SBT GDCD 8: Công dân có trách nhiệm như thế nào trong việc thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo?
Lời giải:
Công dân cần có trách nhiệm tôn trọng pháp luật, tôn trọng sự thật, sử dụng đúng quyền hạn và nghĩa vụ của công dân.
Câu 6 trang 71 SBT GDCD 8: Công dân cố thể thực hiện quyền khiếu nại trong những trường hợp nào sau đây?
A. Không đồng ý với quyết định kỉ luật của hiệu trưởng nhà trường.
B. Không đồng ý với quyết định xử phạt của cơ quan thuế.
C. Báo cho công an về một vụ cướp của.
D. Không đồng ý với quyết định tháo dỡ công trình xây dựng của Uỷ ban nhân dân huyện.
E. Không đồng ý với việc Sao Đỏ ghi tên mình vào danh sách đi học muộn.
G. Không đồng ý với việc cô giáo phê bình mình ở lớp.
H. Không đồng ý với quyết định xử phạt của cảnh sát giao thông.
Lời giải:
Đáp án đúng là: A, B, D, H
Câu 7 trang 72 SBT GDCD 8: Công dân có thể thực hiện quvển tố cáo trong những trường hợp nào sau đây?
A. Phát hiện thấy người trộm cắp tài sản của người khác
B. Phát hiện thấy người buôn bán ma tuý
C. Nhìn thấy người cắt dây điện công cộng
D. Bị cảnh sát giao thông giữ xe máy vì vượt đèn đổ
E. Phát hiện thấy ổ tiêm chính ma tuý
G. Phát hiện thấy kẻ trộm lấy trộm đồ vật trong trường
H. Nhìn thấy người khác đổ rác không đúng nơi quy định.
Lời giải:
Đáp án đúng là: A, B, C, E, G
Câu 8 trang 72 SBT GDCD 8: Những hành vi nào sau đây thể hiện quyền khiếu nại và những hành vi nào thể hiện quyền tố cáo của công dân?
Lời giải:
Việc làm | Quyền khiếu nại | Quyền tố cáo |
A. Gửi đơn đề nghị xem xét lại quyết định kí luật của Giám đốc công ty. | x | |
B. Gửi đơn bày tỏ sự không đồng ý với quyết định phạt tiền của cảnh sát giao thông. | x | |
C. Báo với bảo vệ trường học về người lấy trộm tài sản của trường. | x | |
D. Báo với công an về một ổ đánh bạc. | x | |
E. Báo với kiểm lâm về người chặt phá rừng. | x |
Câu 9 trang 72 SBT GDCD 8: Công dân có thể thực hiện quyền tố cáo bằng cách nào?
(Chọn câu trả lời đúng)
A. Trực tiếp đến tố cáo với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền.
B. Gửi đơn tố cáo đến cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền.
C. Nhờ người khác tố cáo với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền.
D. Gọi điện thoại tố cáo với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền.
E. Nhắn tin qua điện thoại với người có thẩm quyền.
Lời giải:
Đáp án đúng là: A, B
Câu 10 trang 72 SBT GDCD 8: Chị Phương là nhân viên Công ty X. Một lần, do bị hỏng xe máy giữa đường nên chị đến cơ quan làm việc muộn hơn bình thường 2 tiếng. Trước đó, chị Phương đã gọi điện thoại báo cho Trưởng phòng, nhưng vì máy của chị hết pin giữa đường nên không liên lạc được. Giám đốc Công ty đã ra quyết định nghiêm khắc phê bình chị Phương. Chị Phương cho rằng quyết định của Giám đốc đã xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Vì thế, chị quyết định khiếu nại quyết định này của Giám đốc.
Câu hỏi:
Trong trường họp này, chị Phương làm đơn khiếu nại quyết định của Giám đốc công ty là đúng hay sai? Vì sao ?
Lời giải:
Trong trường hợp này, chị Phương đã nhận thấy quyết định nghiêm khắc phê bình là không hợp pháp nên chị Phương có quyền khiếu nại.
Câu 11 trang 73 SBT GDCD 8: Ông K. là cán bộ thuế của huyện. Trong một lần bắt được một vụ buôn lậu hàng trốn thuế, ông đã nhận một số tiền có giá trị lớn và cho phép người buôn lậu mang hàng đi tiêu thụ. Ông T. chứng kiến việc này nhưng băn khoăn mãi: Liệu mình có thể tố cáo với cơ quan nào không ?
Câu hỏi:
1/ Trong trường hợp này, ông T. có quyền tố cáo không ?
2/ Nếu có, ông T. phải tố cáo đến cơ quan nào ?
Lời giải:
1/ Ông T có quyền được tố cáo trong trường hợp này.
2/ Ông T có thể gửi đơn tố cáo đến chi cục thuế của huyện, nơi có vụ buôn lậu.
Trả lời câu hỏi trang 74 SBT GDCD 8: Câu hỏi:
Chuông, trống triều Nguyễn và triều Lý là để nhân dân thực hiện quyền gì? Vì sao?
Lời giải:
Từ thời Vua Minh Mạng (1820 – 1842), tại Ty Tam pháp (cơ quan pháp luật của Triều đình) có đặt một chiếc trống Đăng Văn. Vào các ngày mùng 6, 16, 26 hàng tháng, ai có điều oan ức gì thì được đến đó đánh trống kêu oan. Tuy nhiên đối với ngày khác, ai tự tiện đánh trống thi bị coi là phạm tội, dù có oan ức đến mấy. Như vậy, chuông, trống triều Nguyễn và triều Lý là để nhân dân thực hiện quyền tố cáo, đồng thời để xử phạt những kẻ lợi dụng quyền này sẽ bị xử lí nghiêm minh.