Xem toàn bộ tài liệu Lớp 5: tại đây
- Sách giáo khoa tiếng việt lớp 5 tập 1
- Sách giáo khoa tiếng việt lớp 5 tập 2
- Soạn Tiếng Việt Lớp 5
- Sách Giáo Viên Tiếng Việt Lớp 5 Tập 2
- Tập Làm Văn Mẫu Lớp 5
- Vở Bài Tập Tiếng Việt Lớp 5 Tập 1
- Vở Bài Tập Tiếng Việt Lớp 5 Tập 2
Bài 1: Điền một vần thích hợp với cả 3 chỗ trống dưới đây:
Trả lời:
Chăn trâu đốt lửa trên đồng
Rạ rơm thì ít, gió đông thì nhiều
Mải mê đuổi một con diều
Củ khoai nướng để cả chiều, thành tro
Bài 2: Điền tiếng có chứa ia hoặc iê thích hợp với mỗi chỗ trống trong các thành ngữ dưới đây :
Trả lời:
Đông như kiến
Gan như cóc tía
Ngọt như mía lùi
1. Nhận xét
Bài 1: Nối từ ở cột A với lời giải nghĩa thích hợp ở cột B
Trả lời:
Răng – b | Mũi – c | Tai – a |
Bài 2: Nghĩa của các từ răng, mũi, tai trong khổ thơ sau có gì khác với nghĩa của chúng ở bài tập 1.
Trả lời:
Răng của chiếc cào Làm sao nhai được ?
– Răng của chiếc cào chỉ dùng để cào lúa, cào cỏ, không dùng để nhai như người và vật.
Mũi thuyền rẽ nước Thì ngửi cái gì?
– Mũi của chiếc thuyền chỉ là một bộ phận của chiếc thuyền, nó không thể ngửi được
Cái ấm không nghe Sao tai lại mọc ?…
– Tai của cái ấm không dùng để nghe được.
Bài 3: Nghĩa của các từ răng, mũi, tai ở bài tập 1 và bài tập 2 có gì giống nhau?
Trả lời:
– Nghĩa của các từ răng: đều chỉ vật nhọn, sắc, sắp đều nhau thành hàng.
– Nghĩa của các từ mũi: đều chỉ bộ phận có đầu nhọn nhô ra phía trước.
– Nghĩa của các từ tai: Cùng chỉ bộ phận mọc ở hai bên, chia ra như cái tai.
2. Luyện tập
Bài 1: Đọc các câu dưới đây. Gạch một ( – ) dưới các từ mắt, chân, đầu mang nghĩa gốc; gạch hai gạch (=) dưới các từ mắt, chân, đầu mang nghĩa chuyển:
Trả lời:
a) Mắt – Đôi mắt của bé mở to.
b) Chân – Lòng ta vân vững như kiềng ba chân.
c) Đầu – Khi viết, em đừng ngoẹo đầu.
Bài 2: Các từ chỉ bộ phận cơ thể người và động vật thường là từ nhiều nghĩa. Hãy tìm một số ví dụ về sự chuyển nghĩa của những từ cho trong bảng dưới đây:
Trả lời:
Từ nhiều nghĩa | Ví dụ |
Lưỡi | lưỡi liềm, lưỡi cưa, lưỡi cày, lưỡi lê, lưỡi gươm, lưỡi búa, lưỡi rìu,… |
miệng | miệng chén, miệng túi, miệng bao, miệng bình,… |
cổ | cổ chai, cổ tay, cổ chân, cổ áo, cổ lọ, cổ bình,… |
tay | tay áo, tay ghế, tay quay, tay (chơi) bóng cừ khôi, tay súng thiện xạ,… |
lưng | lưng ghế, lưng đồi, lưng núi, lưng trời, lưng chén, lưng li,… |
Bài 1: Đọc bài Vịnh Hạ Long (Tiếng Việt 5, tập một, trang 70 – 71), làm các việc sau:
Trả lời:
a) Xác định phần mở bài, thân bài, kết bài của bài văn :
– Mở bài : Vịnh Hạ Long là một thắng cảnh, …. đất nước Việt Nam.
– Thân bài: (Gồm ba đoạn tiếp theo) Cái đẹp của Hạ Long … ngân lên vang vọng.
– Kết bài : (Câu văn cuối) Núi non mãi mãi giữ gìn.
b) Xác định các đoạn của thân bài. Nêu nội dung miêu tả của mỗi đoạn :
Nội dung miêu tả của mỗi đoạn
Đoạn 1
– Tả sự kì vĩ của Hạ Long với hàng nghìn hòn đảo hình dạng khác nhau.
Đoạn 2
– Tả sự duyên dáng của Hạ Long, vẻ tươi mát, trẻ trung suốt bốn mùa.
Đoạn 3
– Tả những nét riêng biệt, hấp dẫn của Hạ Long qua mỗi mùa.
c) Những câu văn in đậm trong bài có vai trò gì trong mỗi đoạn và trong cả bài ?
Những câu văn in đậm có vai trò mở đầu cho mỗi đoạn, là câu chốt của mỗi đoạn, nêu ý bao trùm toàn đoạn. Xét trong toàn bài, những câu văn đó có tác dụng chuyển đoạn, nối kết các đoạn với nhau.
Bài 2: Dưới đây là phần thân bài của một bài văn tả cảnh Tây Nguyên. Em hãy đánh dấu x vào ☐ trước câu mở đoạn thích hợp nhất cho sẵn dưới mỗi đoạn.
Trả lời:
Đoạn 1
(…) Phần phía nam của dải Trưòng Sơn nằm ở đây với nhiều ngọn núi cao từ 2000 đến 2600 mét, quanh năm mây trắng phủ đầu. Bên những chóp núi cao là những thảm rừng dày. Có nhiều khu rừng nguyên sinh từ bao đời nay chưa in dấu chân người.
Đoạn 2
( … ) Những đồi tranh vàng óng lao xao trong gió nhẹ. Những đồi đất đỏ như vung úp nối nhau chạy tít tắp tận chân trời. Đó đây, những cụm rừng xanh thẫm như ốc đảo nổi lên giữa thảo nguyên. Những đồn điền cà phê, chè,… tươi tốt mênh mông. Những rẫy lúa, nương ngô bên những mái nhà sàn thấp thoáng trải dài ven bờ suối, hoặc quây quần trên những ngọn đồi.
Bài 3: Hãy viết câu mở đoạn cho một trong hai đoạn văn ở bài tập 2 theo ý của riêng em:
Trả lời:
– Đoạn 1 :
+ Đến với Tây Nguyên ta sẽ gặp những ngọn núi cao chất ngất và rừng cây đại ngàn.
+ Vẻ đẹp của Tây Nguyên trước hết là ở núi non hùng vĩ và những thảm rừng dày.
Đoạn 2 :
+ Những cái làm nên đặc sắc của Tây Nguyên là những thảo nguyên bao la bát ngát.
+ Không chỉ hấp dẫn du khách bằng núi cao và rừng rậm, Tây Nguyên còn mời gọi khách tham quan bằng những thảo nguyên rực rỡ sắc màu.
Bài 1: Nối mỗi câu ở cột A với lời giải nghĩa thích hợp ở cột B
A | B |
a) Bé chạy lon ton trên sân | 1) Hoạt động của máy móc |
b) Tàu chạy băng băng trên đường ray | 2) Khẩn trương tránh những điều không may sắp xảy đến |
c) Đồng hồ chạy đúng giờ | 3) Sự di chuyển của phương tiện giao thông |
d) Dân làng khẩn trương chạy lũ | 4) Sự di chuyển nhanh bằng chân |
Trả lời:
a – 4 | b – 3 | c – 1 | d – 2 |
Bài 2: Dòng nào dưới đây nêu đúng nét nghĩa chung của từ chạy có trong tất cả các câu trên ? Đánh dấu x vào ☐ trước ý trả lời đúng:
Trả lời:
Bài 3: Khoanh tròn vào chữ cái trước câu có từ ăn được dùng với nghĩa gốc :
Trả lời:
Bài 4: Chọn một trong hai từ đi hoặc đứng, đặt câu để phân biệt các nghĩa của từ ấy.
Trả lời:
a) Đi
– Nghĩa 1 : tự di chuyển bằng bàn chân.
Em gái tôi đang chập chững tập đi.
– Nghĩa 2 : mang (xỏ) vào chân hoặc tay để che, giữ.
Mẹ nhắc tôi khi đi giày phải cột dây cho cẩn thận.
b) Đứng
– Nghĩa 1 : ở tư thế thân thẳng, chân đặt trên mặt nền.
Cả lớp đứng nghiêm chào cờ.
– Nghĩa 2 : ngừng chuyển động
Thảo đứng trước cửa lớp chờ tôi.
Bài: Dựa theo dàn ý mà em đã lập trong tuần trước, hãy viết một đoạn văn miêu tả cảnh sông nước.
(Chú ý đọc kĩ gợi ý trong Tiếng Việt 5, tập một, trang 74 trước khi làm bài)
Trả lời:
Nhà bà ngoại nhìn ra bến phà. Sáng sớm nhìn ra bờ sông, con nước đục ngầu phù sa, hiền hòa chảy. Trên mặt nước, từng đám lục bình trôi dập dềnh, những cánh hoa phơn phớt tím, rung rinh trong gió. Thỉnh thoảng, vài con thuyền chở đầy hàng hóa xuôi theo dòng nước, vài chiếc xà lan nặng nề chở cát, tưởng như sắp bị dòng sông nuốt chửng. Hai bên bờ sông, dãy dừa nước lao xao, ẩn hiện sau đó là vài nóc nhà. Náo động nhất có lẽ là bến phà. Từng chuyến phà lớn, chở đầy người và xe cộ, hàng hóa chăm chỉ qua lại hai bờ sông. Hai bên bờ, hành khách chờ xuống phà, tiếng người xen lẫn tiếng xe, tạo thành dòng âm thanh ồn ào, náo nhiệt,… Nắng sớm mai lấp lóa như dát vàng mặt nước. Dòng sông vẫn cuồn cuộn chảy đỏ sậm phù sa, mang nặng nghĩa tình của con sông đối với người và đất miền Tây.