VBT Tiếng Việt 5 Tập 1

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 5: tại đây

Bài 1: Hãy viết những từ ngữ chứa các tiếng dưới đây

Trả lời:

a) rẻ / dẻ/ giẻ ; rây/ dây/ giây

rẻ: giá rẻ, đắt rẻ, rẻ quạt, rẻ súng, riêng lẻ,…

rây: rây bột, rây cháo,…

dẻ: hạt dẻ, mảnh dẻ, da dẻ,…

dây: dây thun, nhảy dây, dây điện, dây phơi,…

giẻ: giẻ rách, giẻ lau, giẻ chùi chân,…

giây: phút giây, giây bẩn, giây mực,…

M: rây bột / nhảy dây / giây phút

b) vàng / dàng; vào / dào; vỗ / dỗ

vàng: vàng hoe, vàng lựng, vàng chanh,…

vào: ra vào, vào nhà,…

vỗ: vỗ về, sóng vỗ, vỗ vai,…

dàng: dịu dàng, dễ dàng,…

dào: dồi dào, dào dạt,…

dỗ: dỗ dành, dỗ ngon dỗ ngọt, thí dỗ,…

c) Các tiếng chỉ khác nhau ở vần iêm hay im

chiêm: lúa chiêm, chiêm tinh, chiếm hữu,…

liêm: lưỡi liềm, liêm khiết, liếm láp

chim: chim chích bông, chim chóc, ….

lim: lim dim, ngọt lịm, chết lịm

d) Các tiếng chỉ khác nhau ở vần iêp hay ip

diếp: rau diếp, diếp cá,…

kiếp: kiếp người, số kiếp, kiếp nạn,…

díp: díp mắt, díp mí, …

kíp: cần kíp, kíp nổ,…

Bài 2: Điền những tiếng thích hợp với mỗi chỗ trống để hoàn chỉnh mẩu chuyện vui dưới đây. Biết rằng :

(1) chứa tiếng bắt đầu bằng r hoặc gi.

(2) chứa tiếng bắt đầu bằng v hoặc d

Trả lời:

Thầy quên mặt nhà con (1) rồi hay sao ?

Có anh thợ vẽ truyền thần làm không đủ ăn. Bạn bè đến thăm, anh than thở thì họ bảo :

– Cậu hãy (2) vẽ ngay một bức chân dung hai vợ chồng cậu (1) rồi lồng khung kính mà treo. Thiên hạ thấy cậu khéo tay sẽ xô nhau tới, lo gì không khấm khá !

Nghe lời bạn, anh bảo vợ ngồi cho anh truyền thần, (1) rồi lại tự họa chính mình ngồi cạnh. (2) vẽ xong, anh ngắm đi ngắm lại, lấy làm đắc ý lắm.

Một hôm, bố vợ tới chơi, thấy bức họa, hỏi:

– Anh (2) vẽ hình chị nào treo đó ?

Anh ta trở lời:

– Chết thật, thầy quên mặt nhà con (1) rồi hay sao ?

Ông bố vợ nói tiếp :

– Thì ra là vợ anh. Thế nó ngồi cạnh người nào mà trông tướng mạo kì (2) dị vậy ?

Bài 1: Tìm những từ đồng nghĩa và trái nghĩa với mỗi từ sau :

Trả lời:

Từ Đồng nghĩa Trái nghĩa
a) Nhân hậu nhân ái, nhân từ, nhân đức, phúc hậu,… bất nhân, độc ác, bạc ác, tàn nhẫn,…
b) Trung thực thành thực, thành thật, thật thà, chân thật,… dối trá, gian dối, gian manh, xảo quyệt,…
c) Dũng cảm anh dũng, mạnh dạn, gan dạ, bạo dạn,… nhát gan, nhát cáy, hèn yếu, bạc nhược,…
d) Cần cù chăm chỉ, chuyên cần, chịu khó, tần tảo,… lười biếng, lười nhác,…

Bài 2: Đọc bài Cô Chấm (Tiếng Việt 5, tập một, trang 156), nêu nhận xét về tính cách của cô Chấm và tìm những chi tiết, hình ảnh trong bài minh họa cho nhận xét của em.

Trả lời:

Tính cách cô Chấm Chi tiết, hình ảnh minh họa
– Trung thực, thẳng thắn Đôi mắt Chấm đã định nhìn ai thì dám nhìn thẳng, nói ngay, nói thẳng băng, Chấm có hôm dám nhận hơn người khác bốn năm điểm, được cái thẳng như thế nhưng không ai giận, vì người ta biết trong bụng Chấm không có gì độc địa
– Chăm chỉ, yêu lao động Chấm thì cần cơm và lao động để sống, Chấm hay làm thực sự, đó là một nhu cầu của sự sống, không làm chân tay nó bứt rứt, Chấm ra đồng từ sớm mồng hai, dẫu có bắt ở nhà cũng không được
– Giản dị Chấm không đua đòi may mặc, Chấm mộc mạc như hòn đất
– Giàu tình cảm, dễ xúc động Hay nghĩ ngợi, dễ cảm thương, khóc gần suốt buổi, trong giấc mơ, Chấm lại khóc mất bao nhiêu nước mắt

Dàn ý chi tiết

Trả lời:

1. Mở bài: Giới thiệu chung về bà nội em:

– Bà hiện sống ở đâu ?

2. Thân bài:

– Tả ngoại hình của bà:

     + Hình dáng: thấp nhỏ, lưng hơi còng

     + Màu tóc của bà : bạc trắng

     + Gương mặt: phúc hậu, da nhăn nheo (trắng nhưng không được hồng cho lắm) điểm vài nốt đồi mồi.

     + Hàm răng : đã rụng gần hết

     + Bàn tay: gầy, nổi gân, có nhiều vết chai

– Tả tính tình của bà :

     + Yêu con, yêu cháu, dịu dàng

     + Siêng năng (qua hành động)

3. Kết bài: Cảm nghĩ của em:

– Em rất yêu quý bà, kính trọng bà

– Mong cho bà mãi mãi mạnh khỏe để ở bên em và gia đình em mãi.

Bài 1: Tự kiểm tra vốn từ của mình :

Trả lời:

a) Xếp các tiếng sau đây thành những nhóm đồng nghĩa : đỏ, trắng, xanh, hổng, điều, bạch, biếc, đào, lục, son.

– đỏ – điều – son

– trắng – bạch

– xanh – biếc – lục

– hồng – đào

b) Điền mỗi tiếng sau vào chỗ trống cho thích hợp : đen, thâm, mun, huyền, ô, mực:

– Bảng màu đen gọi là bảng đen

– Mắt màu đen gọi là mắt huyền

– Ngựa màu đen gọi là ngựa ô

– Mèo màu đen gọi là mèo mun

– Chó màu đen gọi là chó mực

– Quần màu đen gọi là quần thâm

Bài 2: Đọc bài văn Chữ nghĩa trọng văn miêu tả (Tiếng Việt 5, tập một, trang 160). Từ gợi ý của bài văn trên, em hãy đặt câu theo một trong những yêu cầu dưới đây :

Miêu tả một dòng sông, dòng suối hoặc dòng kênh đang chảy.

Miêu tả đôi mắt của một em bé.

Miêu tả dáng đi của một người.

Trả lời:

– Dòng sông Tiền cuồn cuộn chảy phù sa đục ngầu con nước.

– Mắt bé tròn xoe và sáng long lanh như hai hòn bi ve.

– Bà Hai bước đi những bước liêu xiêu trong ráng chiều chạng vạng.

Bài 1: ĐỌC BIÊN BẢN VỀ VIỆC MÈO VẰN ĂN HỐI LỘ CỦA NHÀ CHUỘT (Tiếng Việt 5, tập một, trang 161 – 162), trả lời câu hỏi : Nội dung và cách trình bày biên bản ở đây có những điểm gì giống và khác với biên bản cuộc họp (Tiếng Việt 5, tập một trang 140 -141) ?

Trả lời:

Giống nhau

– Ghi lại diễn biến để làm bằng chứng.

– Phần mở đầu: có quốc hiệu, tiêu ngữ và tên biên bản.

Khác nhau

– Phẩn chính: thời gian, địa điểm, thành phẩn có mặt, diễn biến sự việc.

– Phần kết: ghi tên và chữ kí của người có trách nhiệm.

– Nội dung của biên bản cuộc họp là báo cáo, phát biểu

+ Nội dung biên bản, Mèo vằn ăn hối lộ nhà chuột” có lời khai của những người có mặt.

Bài 2: Giả sử em là bác sĩ trực phiên cụ Ún trốn viện (bài Thầy cúng đi bệnh viện). Dựa theo mẫu BIÊN BẢN VỀ VIỆC MÈO VẰN ĂN HỐI LỘ CỦA NHÀ CHUỘT, em hãy lập biên bản về việc này.

Trả lời:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

BIÊN BẢN VỀ VIỆC BỆNH NHÂN TRỐN VIỆN

Hồi 6 giờ 30 phút sáng, ngày 15 – 8 – 2017, chúng tôi gồm những người sau đây lập biên bản vể việc bệnh nhân Lục Xuân Ún trốn viện.

– Bác sĩ trực ca : Bác sĩ Bùi Đức Việt, y tá : Trịnh Văn Minh

– Bệnh nhân phòng số 207 : Lò Văn Quảng, Tống Mạnh Sinh

Tóm tắt sự việc :

Bệnh nhân Lục Xuân Ún được chẩn đoán là bị sỏi thận, đang trong thời gian chờ mổ.

– Y tá Trịnh Văn Minh phát hiện bệnh nhân vắng mặt hồi 20 giờ đêm ngày 14-8-2017.

– Bệnh nhân Lò Văn Quảng nói : 22 giờ vẫn không thấy ông Ún về.

– Bệnh nhân Tống Mạnh Sinh : Ông Ún nói ông Ún đau nhưng ông không tin bác sĩ người Kinh có thể chữa được bệnh cho ông. Mổ bụng ông ra rồi nó không vá lại được, ông chết luôn thì sao. Ông về cho thầy cúng Thái bắt ma ra thôi.

– Kết luận : Ông Ún sợ mổ, đã bỏ về nhà.

Đề nghị Ban Giám đốc bệnh viện cho tìm gấp ông Ún, thuyết phục ông quay trở lại bệnh viện để mổ.

Các thành viên có mặt kí tên:

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 5 / 5. Số lượt đánh giá: 943

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống