Xem toàn bộ tài liệu Lớp 9: tại đây
- Sách giáo khoa ngữ văn lớp 9 tập 1
- Sách giáo khoa ngữ văn lớp 9 tập 2
- Soạn Văn – Sách Giải Văn – Sách Học Tốt Ngữ Văn Lớp 9
- Soạn Văn – Sách Giải Văn – Sách Học Tốt Ngữ Văn Lớp 9 (Ngắn Gọn)
- Soạn Văn – Sách Giải Văn – Sách Học Tốt Ngữ Văn Lớp 9 (Cực Ngắn)
- Tập Làm Văn Mẫu Lớp 9
- Sách Giáo Viên Ngữ Văn Lớp 9 Tập 1
- Sách Giáo Viên Ngữ Văn Lớp 9 Tập 2
- Sách Bài Tập Ngữ Văn Lớp 9 Tập 1
- Sách Bài Tập Ngữ Văn Lớp 9 Tập 2
Câu 1, tr. 170, SGK
Trả lời:
– Những điểm khác biệt về đặc điểm và mục đích của các kiểu văn bản:
+ Tự sự: trình bày các sự việc (sự kiện) có quan hệ nhân quả dẫn đến kết cục biểu lộ ý nghĩa. Nhằm mục đích biểu hiện con người, quy luật đời sống bày tỏ tình cảm thái độ
+ Miêu tả: tái hiện đặc điểm, các tính chất, thuộc tính sự vật, hiện tượng làm cho chúng biển hiện, nhằm mục đích giúp con người cảm nhận được chúng
+ Thuyết minh: Cần trình bày những đối tượng thuyết minh cần làm rõ về bản chất bên trong và nhiều phương diện có tính khách quan.
+ Nghị luận: trình bày tư tưởng, chủ trương, quan điểm của con người đối với tự nhiên xã hội và con người bằng các luận điểm, luận cứ và cách lập luận. Nhằm mục đích thuyêt phục mọi người tin theo cái đúng, cái tốt, từ bỏ cái sai, cái xấu.
+ Biểu cảm: bày tỏ tình cảm, cảm xúc qua các thư từ, tác phẩm văn chương.
+ Điều hành: Văn bản mang tính chất hành chính – công vụ
– Những điểm khác biệt về hình thức thể hiện giữa các kiểu văn bản:
+ tự sự: trình bày sự việc dưới dạng bản tin, tác phẩm
+ miêu tả: các bài văn miêu tả
+ thuyết minh: phương thức biểu đạt là thuyết minh
+ nghị luận: Bày tỏ quan điểm người viết bằng hình thức các bài cáo, hịch, lời phát biểu hay tranh luận…
+ biểu cảm: phương thức biểu đạt là biểu cảm
+ điều hành: dạng đơn từ, báo cáo
Câu 2, tr. 170, SGK
Trả lời:
– Các kiểu văn bản trên không thể thay thế cho nhau
– Bởi vì:
+ mỗi kiểu văn bản đó có một mục đích biểu đạt; có những yêu cầu về nội dung và phương pháp thể hiện và ngôn ngữ riêng
+ tuy nhiên sáu kiểu văn bản đó có mối quan hệ rât chặt chẽ với nhau và ít có một kiểu văn bản nào chỉ dùng một phương thức biểu đạt duy nhất
Câu 3, tr. 170, SGK
Trả lời:
– Nhận xét về sự phối hợp các phương thức biểu đạt trong một văn bản cụ thể: Các phương thức biểu đạt trên có thể kết hợp với nhau
– Lí do: để làm sáng tỏ đặc điểm của đối tượng được nói tới trong mỗi loại văn bản
– Ví dụ minh họa:
Luôn mấy hôm, tôi thấy lão Hạc chỉ ăn khoai. Rồi khoai cũng hết. Bắt đầu từ đấy, lão chế tạo được món gì, ăn món ấy. Hôm thì lão ăn củ chuối, hôm thì lão ăn sung luộc, hôm thì ăn rau má, với thỉnh thoảng một vài củ ráy hay bữa trai, bữa ốc. Tôi nói chuyện lão với vợ tôi. Thị gạt phắt đi:
– Cho lão chết! Ai bảo lão có tiền mà chịu khổ. Lảo làm lão khổ chứ ai làm lão khổ! Nhà mình có sung sướng gì mà giúp lão? Chính con mình cũng đói…
Chao ôi! Đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố tìm mà hiểu họ, thì ta chỉ thây họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi.. toàn những cớ để cho ta tàn nhẫn; không bao giờ ta thấy họ là những người đáng thương; không bao giờ ta thương. Vợ tôi không ác, nhưng thì khổ quá rồi. Một người đau chân có lúc nào quên được cái chân đau của mình đế nghĩ đến một cái gì khác đâu. Khi người ta khổ quá thì người ta chẳng còn nghĩ đến ai được nữa. Cái bản tính tốt của người ta bị những nỗi lo lắng, buồn đau, ích kỉ che lấp mất. Tôi biết vậy nên tôi chỉ buồn chứ không giận. Tôi giấu giếm vợ tôi, thỉnh thoảng giúp ngầm lão Hạc. Nhưng hình như lão cũng biết vợ tôi không ưng giúp lão. Lão từ chối tất cả những cái gì tôi cho lão. Lão từ chối một cách gần như là hách dịch. Và lão cứ xa tôi dần dần…
(Nam Cao, Lão Hạc)
Câu 4, tr. 170, SGK
Trả lời:
– Những điểm giống nhau: đều sử dụng các phương thức biểu đạt chung
– Những điểm khác nhau: mỗi văn bản có thể sử dụng nhiều phương thức biểu đạt
a, b) Kể tên các thể loại văn bản đã học và phương thức biểu đạt thể hiện trong mỗi thể loại:
Tên thể loại | Các phương thức biểu đạt |
Thơ | Biểu cảm |
Truyện dài | Tự sự, miêu tả, biểu cảm,… |
Kí | Tự sự |
Tiểu thuyết chương hồi | Tự sự, miêu tả,…. |
Truyện ngắn | Tự sự, miêu tả, biểu cảm,… |
Ca dao | Biểu cảm, miêu tả, tự sự,…. |
Phóng sự | Tự sư |
c. Nhận xét việc sử dụng yếu tố nghị luận trong tác phẩm văn học
– Trong các tác phầm như thơ, truyện, kịch có thể sử dụng yếu tố nghị luận, yếu tố nghị luận là yếu tố phụ, làm cho đoạn văn, thơ thêm tính triết lí
– Ví dụ:
Xuân đang tới, nghĩa là xuân đang qua,
Xuân còn non, nghĩa là xuân sẽ già,
Mà xuân hết, nghĩa là tôi cũng mất.
Lòng tôi rộng, nhưng lượng trời cứ chật,
Không cho dài thời trẻ của nhân gian,
Nói làm chi rằng xuân vẫn tuần hoàn,
Nếu đến nữa không phải rằng gặp lại.
Còn trời đất, nhưng chẳng còn tôi mãi,
Nên bâng khuâng tôi tiếc cả đất trời
(Xuân Diệu, Vội vàng)
→ nhà thơ gửi gắm cách nhìn về thời gian đầy tính mất mát qua đó Xuân Diệu đã bộc lộ rất sâu sắc quan điểm có tính triết lý nhân sinh
Câu 5, tr. 171, SGK
Trả lời:
– Những điểm khác nhau:
+ kiểu văn bản tự sự không chỉ dùng cho văn bản nghệ thuật mà còn dùng trong rất nhiều tình huống và các loại văn bản khác, ví dụ như trong văn học báo chí, đơn từ, bản tin lịch sử…
+ thể loại văn học tự sự là thể loại nhằm phân biệt với thể loại trữ tình và kịch theo phản ánh cuộc sống của con người
– Tính nghệ thuật của tác phẩm văn học tự sự: khắc họa bức tranh cuộc sống đa dạng muôn màu muôn vẻ
Câu 6, tr. 171, SGK
Trả lời:
– Những điểm giống nhau: yếu tố tình cảm, cảm xúc giữ vai trò chủ đạo
– Những điểm khác nhau:
+ Văn bản biểu cảm : Bày tỏ cảm xúc về một đối tượng ( văn xuôi)
+ Tác phầm trữ tình : đời sống cảm xúc của chủ thể trước vấn đề đời sống ( thơ)
– Đặc điểm của thể loại văn học trữ tình :
+ Bộc lộ cảm xúc một cách trực tiếp.
+ Trong tác phẩm trữ tình, người đứng ra bộc lộ cảm xúc gọi là nhân vật trữ tình.
+ Tác phẩm trữ tình thường ngắn gọn
+ Lời văn của tác phẩm trữ tình là lời văn của cảm xúc nên tràn đầy tính biểu cảm.
Ví dụ:những câu hát than thân
Thân em như hạt mưa xa
Gió dập sóng dồi biết tấp vào đâu
Câu 7, tr. 171, SGK
Trả lời:
– Nhận xét về vai trò của các yếu tố thuyết minh, miêu tả, tự sự trong các tác phẩm nghị luận:
+ Các tác phẩm nghị luận vẫn cần các yếu tố thuyết minh, miêu tả, tự sự
+ nhưng các yếu tố đó chỉ là các yếu tố phụ, có tác dụng giúp cho tác phẩm nghị luận sinh động, thuyết phục hơn.
– Lí do: trong văn nghị luận : yếu tố nghị luận là yếu tổ chủ đạo, làm sáng tỏ và nổi bật nội dung cần nói đến, còn các yếu tố trên chỉ đó vai trò bổ trợ, có thể giải thích cho một cơ sở nào đó của vấn đề nghị luận ( thuyết minh) hoặc nêu sự việc dẫn chứng cho vấn đề ( tự sự)…