Giải Sách Bài Tập Địa Lí Lớp 9

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 9: tại đây

Giải Sách Bài Tập Địa Lí 9 – Bài 15: Thương mại và du lịch giúp HS giải bài tập, các em sẽ có được những kiến thức phổ thông cơ bản, cần thiết về các môi trường địa lí, về hoạt động của con người trên Trái Đất và ở các châu lục:

Bài 1 trang 38 SBT Địa Lí 9: Khoanh tròn chữ cái trước ý đúng:

a) Vùng có tổng mức bán lẻ hàng hóa lớn nhất nước ta hiện nay

A. Đông Nam Bộ C. Bắc Trung Bộ
B. Đồng bằng sông Cửu Long D. Đồng bằng sông Hồng

b) Nước ta trở thành thành viên chính thức của WTO vào năm

A. 2006 C. 2008
B. 2007 D. 2009

Lời giải:

a) Chọn đáp án A

b) Chọn đáp án B

Bài 2 trang 38 SBT Địa Lí 9: Cho bảng 15.1

Bảng 15.1. GIÁ TRỊ XUẤT – NHẬP KHẨU PHÂN THEO THỊ TRƯỜNG Ở NƯỚC TA, NĂM 2010

(Đơn vị: triệu USD)

Thị trường ASEAN APEC EU OPEC
Xuất khẩu 10364,7 49354,6 11385,5 1316,7
Nhập khẩu 16407,5 69924,6 6361,7 1440,0

a) Nhận xét về các bạn hàng xuất – nhập khẩu của nước ta

b) Vì sao nước ta lại buôn bán nhiều nhất với thị trường khu vực châu Á- Thái Bình Dương.

Lời giải:

a)

Bạn hàng xuất – nhập khẩu của nước ta khá đa dạng: các nước trong khu vực Đông Nam Á, các nước Châu Á- Thái Bình Dương, Liên Minh châu Âu, các nước xuất khẩu dầu mỏ khu vực Tây Á….

Trong đó

+ Xuất khẩu nhiều ở các thị trường EU, APEC, ASEAN; năm 2010 nhập khẩu ở khu vực, APEC đạt 49354,6 triệu USD, EU đạt 11385,5 triệu USD, ASEAN đạt 10364,7 triệu USD.

+Nhập khẩu nhiều ở khu vực APEC, ASEAN; năm 2010 nhập khẩu ở thị trường APEC là 69924,6 triệu USD, ASEAN là 16407,5 triệu USD.

Như vậy thị trường xuất nhập khẩu của nước ta khá đa dạng từ các bạn hàng truyền thống trong khu vực nước ta cũng đã xuất khẩu sang các thị trường khó tính như EU. Tuy nhiên chúng ta vẫn phải nhập khẩu nhiều từ thị trường quốc tế.

b) Nước ta lại buôn bán nhiều nhất với thị trường khu vực châu Á- Thái Bình Dương:

– Đây là thị trường truyền thống của nước ta.

– Thị trường này có thị hiếu tương đồng với nước ta.

– Đây là thị trường không quá khó tính, phù hợp với trình độ phát triển kinh tế – xã hội cảu nước ta.

– Vị trí trao đổi hàng hóa thuận lợi.

Bài 3 trang 39 SBT Địa Lí 9: Dựa vào hiểu biết của mình, hãy kể tên:

a) 5 bãi biển đep ở nước ta, lần lượt từ Bắc vào Nam.

b) 5 vườn quốc gia

c) 5 di sản thế giới ở nước ta.

d) 5 lễ hội cổ truyền ở nước ta.

e) 5 làng nghề truyền thống ở nước ta.

Lời giải:

a) 5 bãi biển đep ở nước ta: Sầm Sơn, Của Lò, Lăng Cô, Mĩ Khê, Nha Trang

b) 5 vườn quốc gia: Ba Vì, Cúc Phương, Phong Nha Kẻ Bàng, Phù Mát,

c) 5 di sản thế giới ở nước ta: Vịnh Hạ Long, Phong Nha- Kẻ Bàng, Cố đô Huế, Phố cổ Hội An, Thánh địa Mĩ Sơn.

d) 5 lễ hội cổ truyền ở nước ta: Giỗ tổ Hùng Vương, Trọi trâu Hải Phòng, lễ Làng Gióng (Sóc Sơn), lễ hội Chùa Hương, Lễ hội đền Trần.

e) 5 làng nghề truyền thống ở nước ta: Làng Gốm Bát Tràng, Làng cốm Vòng, Lụa Vạn Phúc- Hà Đông, tranh Đông Hồ, đồ gỗ mĩ nghệ Đồng Kị.

Bài 4 trang 39 SBT Địa Lí 9: Cho bảng 15.2:

Bảng 15.2. CƠ CẤU GIÁ TRỊ XUẤT KHẨU HÀNG HÓA PHÂN THEO NHÓM HÀNG CỦA NƯỚC TA, NĂM 1995 VÀ NĂM 2010

(Đơn vị: %)

Nhóm hàng Năm 1995 Năm 2010
Hàng công nghiệp nặng và khoáng sản 25,3 31,0
Hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp 28,5 46,1
Hàng nông, lâm, thủy sản 46,2 22,9

a) Vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện sự thay đổi cơ cấu giá trị xuất khẩu hàng hóa phân theo nhóm hàng của nước ta, năm 1995 và năm 2010.

b) Nhận xét về các mặt hàng xuất khẩu của nước ta.

c) Vì sao công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp chiếm tỉ trọng cao.

Lời giải:

a)

Biểu đồ thể hiện sự thay đổi cơ cấu giá trị xuất khẩu hàng hóa phân theo nhóm hàng của nước ta, năm 1995 và năm 2010.

b) Nhận xét:

Cơ cấu giá trị xuất khẩu hàng hóa phân theo nhóm hàng gồm Công nghiệp nặng và khoáng sản, Công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp, hàng nông – lâm- ngư nghiệp.Trong đó hàng Công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công ngiệp chiếm tỉ cao nhất , năm 2010 chiếm 46,1% tổng hàng xuất khẩu cảu nước ta.

Cơ cấu giá trị xuất khẩu hàng hóa phân theo nhóm hàng có sự thay đổi:

+ Tăng tỉ trọng hàng Công nghiệp nặng và khoáng sản, Công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp: Công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp tăng mạnh từ 28,5% (năm 1995), lên 46,1% (năm 2010), Công nghiệp nặng và khoáng sản tăng từ 25,3% (năm 1995) lên 31% (năm 2010).

+ Giảm mạnh tỉ trọng mặt hàng nông – lâm – ngư nghiệp từ 46,2% (năm 1995) xuống 22,9% (năm 2010).

c) Nước ta có nhiều điều kiện phù hợp phát triển công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp: Lao động dồi dào, không yêu cầu trình độ chuyên môn kĩ thuật cao.

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 5 / 5. Số lượt đánh giá: 1157

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống