Xem toàn bộ tài liệu Lớp 10: tại đây
- Giải Sinh Học Lớp 10
- Giải Sinh Học Lớp 10 (Ngắn Gọn)
- Sách Giáo Viên Sinh Học Lớp 10
- Sách Giáo Viên Sinh Học Lớp 10 Nâng Cao
- Sách Bài Tập Sinh Học Lớp 10
Giải Bài Tập Sinh Học 10 – Bài 4: Giới Thực vật (Nâng Cao) giúp HS giải bài tập, cung cấp cho học sinh những hiểu biết khoa học về đặc điểm cấu tạo, mọi hoạt động sống của con người và các loại sinh vật trong tự nhiên:
Trả lời câu hỏi Sinh 10 nâng cao Bài 4 trang 16: Nêu đặc điểm thực vật thích nghi với đời sống trên cạn mà em biết?
Lời giải:
Đặc điểm:
– Phát triển hệ mạch dẫn.
– Lớp cutin phủ bên ngoài lá, biểu bì lá chứa khí khổng.
– Thụ phấn nhờ gió, nước và côn trùng.
– Duy trì thế hệ sau nhờ sự tạo thành hạt và quả.
Bài 1 trang 18 sgk Sinh học 10 nâng cao: Giới Thực vật có những đặc điểm gì?
Lời giải:
Đặc điểm:
– Sinh vật nhân thực, đa bào, cơ thể đã phân hoá thành nhiều mô và cơ quan khác nhau. Tế bào thực vật có thành chứa xenlulôzơ và chứa nhiều lục lạp.
– Thực vật tự dưỡng nhờ quang hợp : sử dụng ánh sáng mặt trời để tổng hợp chất hữu cơ từ các chất vô cơ. Thực vật có đời sống cố định và cảm ứng chậm.
– Phần lớn thực vật trên cạn chúng có lớp vỏ cutin ở ngoài chống thấm nước, phát triển hệ mạch dẫn để dẫn truyền nước, chất vô cơ và chất hữu cơ…
Bài 2 trang 18 sgk Sinh học 10 nâng cao: Hãy nêu các ngành của giới Thực vật.
Lời giải:
Thực vật gồm các ngành chính sau :
– Ngành Rêu
– Ngành Quyết
– Ngành Hạt trần
– Ngành Hạt kín
Bài 3 trang 18 sgk Sinh học 10 nâng cao: Hãy chọn đáp án đúng.
3.1. Rêu là thực vật:
a) Chưa có hệ mạch
b) Thụ tinh nhờ gió
c) Thụ tinh nhờ côn trùng
d) Tinh trùng không roi
3.2. Quyết là thực vật:
a) Chưa có hệ mạch
b) Tinh trùng không roi
c) Thụ tinh nhờ nước
3.3. Hạt trần là thực vật:
a) Chưa có hệ mạch
b) Tinh trùng không roi
c) Thụ tinh nhờ nước
d) Hạt được bảo vệ trong quả
3.4. Hạt kín là thực vật:
a) Chưa có hệ mạch
b) Tinh trùng có roi
c) Thụ phấn nhờ gió
d) Hạt không được bảo vệ trong quả
Lời giải:
3.1. Rêu là thực vật:
a) Chưa có hệ mạch
b) Thụ tinh nhờ gió
c) Thụ tinh nhờ côn trùng
d) Tinh trùng không roi
3.2. Quyết là thực vật:
a) Chưa có hệ mạch
b) Tinh trùng không roi
c) Thụ tinh nhờ nước
3.3. Hạt trần là thực vật:
a) Chưa có hệ mạch
b) Tinh trùng không roi
c) Thụ tinh nhờ nước
d) Hạt được bảo vệ trong quả
3.4. Hạt kín là thực vật:
a) Chưa có hệ mạch
b) Tinh trùng có roi
c) Thụ phấn nhờ gió
d) Hạt không được bảo vệ trong quả
Bài 4 trang 18 sgk Sinh học 10 nâng cao: Nêu đa dạng giới Thực vật.
Lời giải:
– Giới thực vật rất đa dạng về cá thể, về loài, về vùng phân bố.
– Hiện nay có hơn 5.000.000 loài thực vật, gồm thực vật có hạt, rêu, dương xỉ và cận dương xỉ được thống kê hiện đang tồn tại. Năm 2004, 287.655 loài được xác định, trong số đó 258.650 là loài có hoa, 16.000 loài rêu, 11.000 loài dương xỉ và 8.000 loài tảo xanh.
– Ở Việt Nam hiện có gần 12.000 loài thực vật bậc cao có mạch thuộc hơn 2.256 chi, 305 họ (chiếm 4% tổng số loài, 15% tổng số chi, 57% tổng số họ thực vật trên thế giới); 69 loài thực vật hạt trần; 12.000 loài thực vật hạt kín; 2.200 loài nấm; 2.176 loài tảo; 481 loài rêu; 368 loài vi khuẩn lam; 691 loài dương xỉ và 100 loài khác.
Bài 5 trang 18 sgk Sinh học 10 nâng cao: Tại sao chúng ta phải bảo vệ rừng?
Lời giải:
– Rừng cây có vai trò rất quan trọng trong việc điều hoà khí hậu (hấp thụ khí CO2, nhả khí O2 vào khí quyển), thực vật còn cản ánh sáng mặt trời và tốc độ gió, làm tăng lượng mưa khu vực, giữ đất, giữ nước, hạn chế sự xói mòn, sụt lở, lũ lụt và hạn hán. Rừng còn cung cấp gỗ, nguyên liệu cho công nghiệp và dược liệu…
Do vậy, chúng ta phải tích cực trồng cây gây rừng, bảo vệ rừng.
Trả lời câu hỏi Sinh 10 nâng cao Bài 6 trang 22 : Tại sao phải bảo tồn đa dạng sinh vật. Em đã làm gì để đóng góp vào việc bảo tồn đa dạng sinh vật?
Lời giải:
a) Chúng ta phải bảo tồn sự đa dạng sinh vật vì sinh vật có vai trò vô cùng quan trọng đối với tự nhiên và con người:
– Đa dạng sinh vật cung cấp nguồn thức ăn cho con người: mỡ, gluxit, prôtêin, các loại vitamin, các yếu tố khoáng ở mức vi lượng và đại lượng… Tạo ra nguồn thức ăn dự trữ vô tận đã được chế biến từ các nguyên liệu vốn có trong tự nhiên.
– Đa dạng sinh vật là điều kiện đảm bảo, phát triển ổn định tính bền vững của môi trường. Ngoài ra còn tạo ra các cảnh quan thiên nhiên, tạo ra các môi trường văn hoá, hình thành các cảm hứng nảy sinh các tác phẩm văn học, thơ ca, nhạc, hoạ, hình thành các khu du lịch, tham quan có giá trị nhân văn cao.
– Đa dạng sinh vật là cơ sở hình thành các hệ sinh thái đảm bảo cho sự chu chuyển ôxi và các nguyên tố cơ bản khác, kiềm chế sự xói mòn, điều tiết dòng chảy, duy trì sự ổn định và màu mỡ của đất đai, tạo cơ sở cho sự tồn tại sự sống lâu dài trên Trái Đất.
– Đa dạng sinh vật còn tạo ra cơ sở vật chất để khai thác làm nguyên liệu tạo ra các công cụ sản xuất, nhà ở, nguyên liệu quý hiếm để xuất khẩu, nâng cao giá trị đời sống vật chất và tinh thần.
b) Để bảo vệ sự đa dạng sinh vật, các em cần phải:
– Có ý thức và hành vi bảo vệ thực vật (trồng cây, bảo vệ cây, ngăn chặn tàn phá rừng, khai thác gỗ không kế hoạch…) và bảo vệ động vật (làm tổ chim, không săn bắt động vật non, ngăn chặn khai thác bừa bãi, mua bán, xuất khẩu các loại thú rừng quý hiếm …).
– Bảo vệ môi trường, tạo ra môi trường xanh sạch đẹp, chú ý mọi lao động sản xuất đểu phải đặt trong mối quan hệ sinh thái học.