Xem toàn bộ tài liệu Lớp 12: tại đây
- Giải Địa Lí Lớp 12
- Giải Địa Lí Lớp 12 (Ngắn Gọn)
- Tập Bản Đồ Lịch Sử Lớp 12
- Sách Giáo Viên Địa Lí Lớp 12
- Sách Giáo Viên Địa Lí Lớp 12 Nâng Cao
- Sách Bài Tập Địa Lí Lớp 12
Giải Tập Bản Đồ Địa Lí 12 – Bài 33: Vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở Đồng bằng sông Hồng giúp HS giải bài tập, các em sẽ có được những kiến thức phổ thông cơ bản, cần thiết về các môi trường địa lí, về hoạt động của con người trên Trái Đất và ở các châu lục:
Bài 1 trang 59 Tập bản đồ Địa Lí 12: Hãy điền vào lược đồ:
– Tên các tỉnh: Bắc Ninh, Hưng Yên, Hà Nam, Nam Định, Thái Bình.
– Tên các nhà máy nhiệt điện: Phả Lại, Ninh Bình.
– Tên các trung tâm công nghiệp: Hà Nội, Hải Phòng.
– Các tuyến quốc lộ: 1,5, 10, 18.
Lời giải:
Bài 2 trang 59 Tập bản đồ Địa Lí 12: Dựa vào kiến thức đã học, hãy giải thích vì sao phải chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở đồng bằng sông Hồng.
Lời giải:
Phải chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở ĐBSH vì :
– Nước ta đang trong giai đoạn công nghiệp hóa – hiện đại hóa nên đây là xu hướng chung của cả nước
– ĐBSH là 1 trong những khu kinh tế trọng điểm của cả nước nên việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế là tất yếu, góp phần phát triển đất nước
Bài 3 trang 60 Tập bản đồ Địa Lí 12:Từ hình 33.2 và nội dung bài 33 trong SGK Địa lí 12, em hãy:
Lời giải:
Điền các số liệu thích hợp vào bảng dưới đây
Nông, lâm, ngư nghiệp | Công nghiệp – xây dựng | Dịch vụ | ||
1986 | 100,0 | 49,5 | 21,5 | 29,0 |
1990 | 100,0 | 45,6 | 22,7 | 31,7 |
1995 | 100,0 | 32,6 | 25,4 | 42,0 |
2000 | 100,0 | 23,4 | 32,7 | 43,9 |
2005 | 100,0 | 16,8 | 39,3 | 43,9 |
Nhận xét về sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở đồng bằng sông Hồng:
– Về quy mô các ngành kinh tế :
+ Ngành công nghiệp xây dựng chiếm tỉ lệ lớn nhất 45% (2005)
+ Tiếp đến là ngành dịch vụ 29,9% (2005)
+ Ngành nông – lâm – ngư nghiệp chiếm tỉ lệ nhỏ nhất 25,1 % (2005)
– Về chuyển dịch cơ cấu kinh tế : tăng tỉ trọng ngành công nghiệp xây dựng và dịch vụ, giảm tỉ trọng ngành nông – lâm – ngư nghiệp
+ Công nghiệp xây dựng có tốc độ tăng nhanh nhất từ 29% (1986) lên 45% (2005)
+ Ngành dịch vụ có tốc độ tăng trưởng từ 21,5% (1986) lên 29,9 % (2005)
+ Ngành nông – lâm – nghiệp giảm từ 49,5 % (1986) xuống còn 25,1% (2005)