Xem toàn bộ tài liệu Lớp 12: tại đây
Câu 11: Cho một số hiện tượng sau:
(1) Lừa giao phối với ngựa sinh ra con la không có khả năng sinh sản.
(2) Ngựa vằn phân bố ở châu Phi nên không giao phối được với ngựa hoang phân bố ở Trung Á
(3) Cừu có thể giao phối với dê, có thụ tinh tạo thành hợp tử nhưng hợp tử bị chết ngay.
(4) Các cây khác loài có cấu tạo hoa khác nhau nên hạt phấn của loài cây này thường không thụ phấn cho hoa của các loài cây khác.
Có bao nhiêu hiện tượng trên đây là biểu hiện của cách li sau hợp tử.
A. (2),(4) B. (1),(2),(3) C. (1),(2) D. (1),(3)
Đáp án: D
Cách li sau hợp tử là hiện tượng có xảy ra giao phối nhưng hợp tử không phát triển hoặc con lại được tạo thành mà không có khả năng sinh sản hữu tính
Các ví dụ về hiện tượng cách li hợp tử là 1,3
Các ví dụ còn lại là hiện tượng cách li trước hợp tử
Câu 12: Lừa giao phối với ngựa sinh ra con la bất thụ. Đây là ví dụ về cơ chế cách li
A. Tập tính. B. Trước hợp tử.
C. Cơ họ D. Sau hợp tử.
Đáp án: D
Lừa giao phối với ngựa sinh ra con la bất thụ. Đây là ví dụ về cơ chế cách li sau hợp tử.
Câu 13: Hiện tượng nào sau đây minh họa cho cơ chế cách li trước hợp tử?
A. Lừa giao phối với ngựa sinh ra con la không có khả năng sinh sản.
B. Cừu giao phối với dê, hợp tử bị chết ngay sau khi hình thành.
C. Một số loài chim sống trong cùng một khu vực vẫn giao phối với nhau, tuy nhiên phần lớn con lai phát triển không hoàn chỉnh và bị bất thụ.
D. Chim sẻ và chim gõ kiến không giao phối với nhau do tập tính ve vãn bạn tình khác nhau.
Đáp án: D
Cách li trước hợp tử:
D. Chim sẻ và chim gõ kiến không giao phối với nhau do tập tính ve vãn bạn tình khác nhau.
Câu 14: Hai loài sinh học (loài giao phối) thân thuộc thì
A. Cách li sinh sản với nhau trong điều kiện tự nhiên.
B. Hoàn toàn biệt lập về khu phân bố.
C. Giao phối tự do với nhau trong điều kiện tự nhiên.
D. Hoàn toàn khác nhau về hình thái.
Đáp án: A
Loài sinh học: là nhóm cá thể có vốn gen chung, có những tính trạng chung về hình thái sinh lí, có khu phân bố xác định, trong đó các cá thể có thể giao phối với nhau và được cách li sinh sản với những nhóm quần thể thuộc loài khác.
A. đúng. Cách li sinh sản với nhau trng điều kiện tự nhiên.
B. sai. Hoàn toàn biệt lập về khu phân bố. (có cùng khu phân bố).
C. sai. Giao phối tự do với nhau trong điều kiện tự nhiên. (2 loài thân thuộc cách li sinh sản hay cách li di truyền).
D sai. Hoàn toàn khác nhau về hình thái.
Câu 15: Trong các cơ chế cách li sinh sản, cách li trước hợp tử thực chất là
A. Ngăn cản sự thụ tinh tạo thành hợp tử.
B. Ngăn cản hợp tử phát triển thành con lai.
C. Ngăn cản con lai hình thành giao tử.
D. Ngăn cản hợp tử phát triển thành con lai hữu thụ.
Đáp án: A
A → đúng. Ngăn cản sự thụ tinh tạo thành hợp tử => cách li trước hợp tử.
B → sai. Ngăn cản hợp tử phát triển thành con lai => cách li sau hợp tử.
C → sai. Ngăn cản con lai hình thành giao tử => cách li sau hợp tử.
D → sai. Ngăn cản hợp tử phát triển thành con lai hữu thụ => cách li sau hợp.
Câu 16: Trong các loại cách li trước hợp tử, cách li tập tính có đặc điểm:
A. Mặc dù sống trong cùng một khu vực địa lí nhưng các cá thể của các loài có họ hàng gần gũi và sống trong những sinh cảnh khác nhau nên không thể giao phối với nhau.
B. Các cá thể của các loài khác nhau có thể có những tập tính giao phối riêng nên chúng thưởng không giao phối với nhau.
C. Các cá thể của các loài khác nhau có thể sinh sản vào những mùa khác nhau nên chúng không có điều kiện giao phối với nhau.
D. Các cá thể thuộc các loài khác nhau có thể có cấu tạo các cơ quan sinh sản khác nhau nên chúng không thể giao phối với nhau.
Đáp án: B
Trong các loại cách li trước hợp tử, cách li tập tính:
A → sai. Mặc dù sống trong cùng một khu vực địa lí nhưng các cá thể của các loài có họ hàng gần gũi và sống trong những sinh cảnh khác nhau nên không thể giao phối với nhau. (Đây là cách li sinh cảnh).
B → đúng. Các cá thể của các loài khác nhau có thể có những tập tính giao phối riêng nên chúng thưởng không giao phối với nhau. (Chính là cách li tập tính sinh sản).
C → sai. Các cá thể của các loài khác nhau có thể sinh sản vào những mùa khác nhau nên chúng không có điều kiện giao phối với nhau. (Đây là cách li mùa vụ).
D → sai. Các cá thể thuộc các loài khác nhau có thể có cấu tao các cơ quan sinh sản khác nhau nên chúng không thể giao phối với nhau. (Cách li cơ học).
Câu 17: Ba loài ếch: Rana pipiens, Rana clamitans và Rana sylvatica cùng sống trong một cái ao, song chúng bao giờ cũng bắt cặp đúng với cá thể cùng loài vì các loài ếch này có tiếng kêu khác nhau. Đây là ví dụ về loại cách li nào và kiểu cách li này là dạng:
A. Cách li trước hợp tử, cách li tập tính
B. Cách li sau hợp tử, cách li tập tính
C. Cách li trước hợp tử, cách li cơ học
D. Cách li sau hợp tử, cách li sinh thái
Đáp án: A
Cách ly trước hợp tử gồm: Cách ly sinh cảnh; cách ly tập tính; cách ly mùa vụ; cách ly cơ học (Cấu tạo cơ quan sinh sản không phù hợp)
Cách ly sau hợp tử: Giao phối với nhau nhưng có thể con lai không sống hay không sinh sản được ( bất thụ )
(1), (4) → sai. Đều thuộc cách ly trước hợp tử
(2), (3) → đúng. Đều thuộc cách ly sau hợp tử
Câu 18: Hai loài ốc có vỏ xoắn ngược chiều nhau; một loài xoắn ngược chiều kim đồng hồ, loài kia xoắn theo chiều kim đồng hồ nên chúng không thể giao phối được với nhau. Đây là hiện tượng
A. cách li tập tính B. cách li cơ học.
C. cách li thời gian D. cách li nơi ở.
Đáp án: B
Đây là ví dụ về cách ly cơ học
Câu 19: Các cá thể thuộc quần thể có mùa sinh sản khác nhau nên không thể giao phối với nhau được. đó là dạng cách ly
A. Tập tính B. Nơi ở
C. Thời gian D. Cơ học
Đáp án: D
Đây là ví dụ về cách ly thời gian
Câu 20: Chồn đốm phương đông giao phối vào cuối đông, chồn đốm phương tây giao phối vào cuối hè. Đây là hiện tượng cách li
A. nơi ở B. tập tính.
C. cơ học. D. thời gian.
Đáp án: D
2 loài chồn có mùa sinh sản khác nhau nên không thể giao phối với nhau sinh sản ra thế hệ sau. Đây là hiện tượng cách li thời gian.
Câu 21: Hai quần thể sống trong một khu vực địa lí nhưng các cá thể của quần thể này không giao phối với các cá thể của quần thể kia vì khác nhau về cơ quan sinh sản. Đây là dạng cách li nào?
A. Cách li tập tính.
B. Cách li sau hợp tử.
C. Cách li cơ học.
D. Cách li thời gian.
Đáp án: C
Hai loài này không giao phối được vì khác nhau về cơ quan sinh sản vậy đây là cách li cơ học.
Câu 22: Ví dụ nào sau đây là biểu hiện của cách li sau hợp tử?
A. Trong tự nhiên, loài sáo mỏ đen không giao phối với loài sáo mỏ vàng. Khi nuôi nhốt chung trong một lồng lớn thì người ta thấy hai loài này giao phối với nhau nhưng không sinh con.
B. Cừu có thể giao phối với dê tạo thành hợp tử nhưng hợp tử bị chết mà không phát triển thành phôi.
C. Voi châu Phi và voi châu Á phân bố ở hai khu vực khác nhau nên không giao phối với nhau.
D. Hai loài muỗi có tập tính giao phối khác nhau nên không giao phối với nhau.
Đáp án: B
Cách li sau hợp tử là những trở ngại ngăn cản việc tạo ra con lai hoặc ngăn cản tạo ra con lai hữu thụ, thực chất là cách li di truyền, do không tương hợp giữa 2 bộ NST của bố mẹ về số lương, hình thái, cấu trúc.
+ Thụ tinh được nhưng hợp tử không phát triển.
+ Hợp tử phát triển nhưng con lai không sống hoặc con lai bất thụ.
Trong các ví dụ trên:
A, B, D là dạng cách li trước hợp tử
Câu 23: Trong tự nhiên, đơn vị tổ chức cơ sở của loài là
A. nòi địa lí. B. nòi sinh thái.
C. cá thể. D. quần thể.
Đáp án: D
– Loài sinh học là một nhóm cá thể có vốn gen chung, có những tính trạng chung về hình thái, sinh lí, có khu phân bố xác định, trong đó các cá thể giao phối với nhau và được cách li sinh sản với những nhóm quần thể thuộc loài khác.
– Quần thể là nhóm cá thể cùng loài, là đơn vị tổ chức cơ sở của loài.
– Các quần thể của một loài có thể phân bố gián đoạn hoặc liên tục tạo thành các nòi khác nhau
Câu 24: Trong một khu vườn có trồng đồng thời mướp và bí. Hạt phấn của hoa mướp rơi trên đầu nhụy của hoa bí, sau đó hạt phấn mướp nảy mầm thành ống phấn nhưng do chiều dài ống phấn ngắn hơn vòi nhụy của bí nên không xảy ra quá trình thụ tinh. Đây là ví dụ về:
A. Cách li nơi ở.
B. Cách li tập tính.
C. Cách li thời gian.
D. Cách li cơ học.
Đáp án: D
Do cấu tạo cơ quan sinh sản của bí và mướp khác nhau, vòi nhụy ở hoa bí dài hơn vòi nhụy ở hoa mướp, do đó hạt phấn của mướp không thể thụ phấn cho hoa bí.
→ Đây là hiện tượng cách li cơ học.
Câu 25: Trứng Nhái khi được thụ tinh bằng tinh trùng Cóc sẽ tạo thành hợp tử nhưng hợp tử không phát triển. Đây là hiện tượng:
A. Cách li tập tính.
B. Cách li trước hợp tử.
C. Cách li cơ học.
D. Cách li sau hợp tử.
Đáp án: C
Sự cách li sinh sản xảy ra sau giai đoạn hình thành hợp tử. Đây là cách li sau hợp tử.