Bộ Đề Thi Vật Lí Lớp 11 (Có Lời Giải)

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 11: tại đây

Phòng Giáo dục và Đào tạo …..

Đề thi Học kì 1

Môn: Vật Lí lớp 11

Thời gian làm bài: 45 phút

(Đề 1)

Phần trắc nghiệm

Câu 1: Công thức xác định độ lớn cường độ điện trường gây bởi điện tích điểm Q tại một điểm M cách điện tích điểm một khoảng r trong chân không là:

Câu 2: Hai điện tích q1, q2 đặt lần lượt tại hai điểm A và B trong không khí. Điện tích q0 đặt tại điểm M nằm trên đoạn thẳng AB và gần B hơn. Biết q0 cân bằng.

Câu 3: Nhiệt lượng toả ra trên vật dẫn khi có dòng điện chạy qua

A. Tỉ lệ thuận với cường độ dòng điện chạy qua vật dẫn.

B. Tỉ lệ nghịch với bình phương cường độ dòng điện chạy qua vật dẫn

C. Tỉ lệ thuận với bình phương cường độ dòng điện chạy qua vật dẫn.

D. Tỉ lệ nghịch với cường độ dòng điện chạy qua vật dẫn.

Câu 4: Khi xảy ra hiện tượng siêu dẫn thì nhiệt lượng tỏa ra trên vật dẫn đó lúc có dòng điện chạy qua

A. Tỉ lệ thuận với hiệu điện thế hai đầu vật.

B. Tỉ lệ thuận với cường độ dòng điện qua vật.

C. Bằng 0.

D. Tỉ lệ thuận với bình phương cường độ dòng điện qua vật.

Câu 5: Cường độ dòng điện điện không đổi chạy qua dây tóc của một bóng đèn là I = 0,273 A. Tính số electron dịch chuyển qua tiết diện thẳng của dây tóc trong một phút.

A. 1,024.1018.      B. 1,024.1020

C. 1,024.1019.      D. 1,024.1021.

Câu 6: Tính hiệu suất của 1 bếp điện nếu sau thời gian t = 20 phút nó đun sôi được 2 lít nước ban đầu ở 20ºC. Biết rằng cường độ dòng điện chạy qua bếp là I = 3A, hiệu điện thế của bếp là U = 220V. Cho nhiệt dung riêng của nước c = 4200J/kg.K

A. H = 65 %      B. H = 75 %

C. H = 95 %      D. H = 85 %

Câu 7: Điều nào sai khi nói về đường sức của điện trường tĩnh:

A. Là đường cong không kín

B. Có chiều từ điện tích âm sang điện tích dương

C. Các đường sức không cắt nhau

D. Đường sức mau ở chỗ có điện trường mạnh.

Câu 8: Suất điện động của nguồn điện đặc trưng cho

A. Khả năng tích điện cho hai cực của nó.

B. Khả năng dự trữ điện tích của nguồn điện.

C. Khả năng tác dụng lực điện của nguồn điện.

D. Khả năng thực hiện công của lực lạ bên trong nguồn điện.

Câu 9: Một điện tích q = 0,5 (μC) di chuyển từ điểm A đến điểm B trong điện trường, nó thu được một năng lượng W = 0,2 (mJ). Hiệu điện thế giữa hai điểm A, B là:

A. U = 400 (kV)      B. U = 400 (V).

C. U = 0,40 (mV)      D. U = 0,40 (V).

Câu 10: Cho mạch điện như hình vẽ: Trong đó nguồn điện suất điện động ξ = 6V; r = 1,5Ω; Đ: 3V – 3W. Điều chỉnh R để đèn sáng bình thường. Giá trị của R là:

A. 1,5Ω      B. 0,75Ω

C. 0,5Ω      D.

Câu 11: Phát biểu nào sau đây là không đúng? Theo thuyết êlectron, một vật nhiễm điện

A. dương là vật đã nhận thêm các ion dương.

B. âm là vật đã nhận thêm êlectron.

C. dương là vật thiếu êlectron.

D. âm là vật thừa êlectron.

Câu 12: Hiện tượng hồ quang điện được ứng dụng

A. Trong kĩ thuật hàn điện.

B. Trong kĩ thuật mạ điện.

C. Trong kĩ thuật đúc điện.

D. Trong ống phóng điện tử.

Câu 13: Một mối hàn của một cặp nhiệt điện có hệ số αT = 40 (μV/K) được đặt trong không khí ở 20ºC, còn mối hàn kia được nung nóng đến nhiệt độ 232ºC. Suất điện động nhiệt điện của cặp nhiệt điện khi đó là

A. 10,08 mV.      B. 8,48 mV.

C. 8 mV.      D. 9,28 mV.

Câu 14: Điện phân dung dịch CuSO4 trong 16 phút 5 giây thu được 0,48g Cu. Hỏi cường độ dòng điện qua bình bằng bao nhiêu?

A. 2A            B. 1,5A

C. 2,5A            D. 3A

Câu 15: Một ắc quy có suất điện động E = 2V. Khi mắc ắcquy này với một vật dẫn để tạo thành mạch điện kín thì nó thực hiện một công bằng 3,15.103J để đưa điện tích qua nguồn trong 15 phút. Khi đó cường độ dòng điện trong mạch là

A. 1,75 A.            B. 1,5 A.

C. 1,25 A.            D. 1,05 A

Phần tự luận

Câu 1: (1,5 điểm)

Nêu bản chất của dòng điện trong chất điện phân. Phát biểu định luật Fa – ra – đây thứ hai, viết công thức Fa – ra – đây.

Câu 2: (1,5 điểm)

Cho mạch điện như hình vẽ: Bộ nguồn có suất điện động và điện trở trong lần lượt là E = 9 V, r = 1 Ω, điện trở R1 = 5 Ω, một bóng đèn ghi (3V – 3W) và một bình điện phân chứa dung dịch CuSO4 với anốt bằng Cu có điện trở RP = 8 Ω. Cho A = 64 g/mol và n = 2

a/ Tính cường độ dòng điện qua bóng đèn.

b/ Tính khối lượng đồng bám vào catot sau 1h 30 phút.

Câu 3: (1,0 điểm)

Một tụ xoay có điện dung thay đổi được theo quy luật hàm số bậc nhất của góc xoay α của bản linh động. Khi α = 0º thì điện dung của tụ điện là 10 μF. Khi α =180º thì điện dung của tụ điện là 250 μF. Khi α = 45º thì điện dung của tụ điện bằng bao nhiêu?

Đáp án và Thang điểm

Phần trắc nghiệm

Câu 1 2 3 4 5
Đáp án D A C C B
Câu 6 7 8 9 10
Đáp án D B D B A
Câu 11 12 13 14 15
Đáp án A A B B A

Phần tự luận

Câu 1: (1,5 điểm)

– Bản chất dòng điện trong chất điện phân là dòng ion dương và dòng ion âm chuyển động có hướng theo hai chiều ngược nhau. (0,5 điểm)

– Định luật Fa – ra – đây thứ hai:

Đương lượng điện hóa k của một nguyên tố tỉ lệ với đương lượng hoá học của nguyên tố đó. Hệ số tỉ lệ là , trong đó F gọi là số Fa – ra – đây. (0,5 điểm)

với F = 96500 C/mol

• Từ hai định luật Fa – ra – đây, ta có công thức Fa – ra – đây: (0,5 điểm)

Câu 2: (1,5 điểm)

– Mạch ngoài gồm (R1 nt Rđ) // RP (0,25 điểm)

– Điện trở bóng đèn:

– Điện trở mạch ngoài:

(0,25 điểm)

– Cường độ dòng điện mạch chính:

– Vì R1 + Rđ = RP nên cường độ dòng điện qua bóng đèn là: (0,25 điểm)

– Khối lượng đồng bám vào catot sau 1h 30 phút là: (0,5 điểm)

Câu 3: (1,0 điểm)

Điện dung của tụ xoay được tính theo công thức: C = a.α + b (0,25 điểm)

Khi α = 0º thì 10 = 0.a + b → b = 10μF

Khi α = 180º thì (0,5 điểm)

Do đó (1) (0,25 điểm)

Thay α = 45º vào (1) ta được: C = 70μF

Phòng Giáo dục và Đào tạo …..

Đề thi Học kì 1

Môn: Vật Lí lớp 11

Thời gian làm bài: 45 phút

(Đề 2)

Phần trắc nghiệm

Câu 1: Dòng điện không đổi là:

A. Dòng điện có chiều không thay đổi theo thời gian

B. Dòng điện có cường độ không thay đổi theo thời gian

C. Dòng điện có điện lượng chuyển qua tiết diện thẳng của dây không đổi theo thời gian

D. Dòng điện có chiều và cường độ không thay đổi theo thời gian

Câu 2: Số electron đi qua tiết diện thẳng của một dây dẫn kim loại trong 1 giây là 1,25.1019. Tính điện lượng đi qua tiết diện đó trong 15 giây:

A. 30C      B. 20C      C. 10C      D. 40C

Câu 3: Đối với mạch điện kín thì hiệu suất của nguồn điện không được tính bằng công thức:

Câu 4: Một mạch điện gồm điện trở thuần 10Ω mắc giữa hai điểm có hiệu điện thế 20V. Nhiệt lượng toả ra trên R trong thời gian 10s là:

A. 20J      B. 400J      C. 40J      D. 2000J

Câu 5: Cho đoạn mạch gồm điện trở R1 = 100 (Ω), mắc nối tiếp với điện trở R2 = 200 (Ω). đặt vào hai đầu đoạn mạch một hiệu điện thế U khi đó hiệu điên thế giữa hai đầu điện trở R1 là 6 (V). Hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch là:

A. U = 18 (V).      B. U = 6 (V).

C. U = 12 (V).      D. U = 24 (V).

Câu 6: Một nguồn có E = 3V, r = 1Ω nối với điện trở ngoài R = 1Ω thành mạch điện kín. Công suất của nguồn điện là:

A. 2,25W      B. 3W      C. 3,5W      D. 4,5W

Câu 7: Suất điện động của nguồn điện đặc trưng cho:

A. Khả năng tích điện cho hai cực của nó.

B. Khả năng dự trữ điện tích của nguồn điện.

C. Khả năng thực hiện công của lực lạ trong nguồn điện.

D. Khả năng tác dụng lực điện của nguồn điện.

Câu 8: Một mạch điện kín gồm hai nguồn điện E 1, r1 và E2, r2 mắc nối tiếp với nhau, mạch ngoài chỉ có điện trở R. Biểu thức cường độ dòng điện trong mạch là:

Câu 9: Để tạo ra hồ quang điện giữa hai thanh than, lúc đầu ta cho hai thanh than tiếp xúc nhau sau đó tách chúng ra. Việc làm trên nhằm mục đích:

A. Để các thanh than nhiễm điện trái dấu.

B. Để các thanh than trao đổi điện tích.

C. Để dòng điện qua lớp tiếp xúc đốt nóng các đầu thanh than.

D. Để tạo ra hiệu điện thế lớn hơn.

Câu 10: Tìm câu sai

A. Khi nhiệt độ của kim loại không đổi dòng điện qua nó tuân theo định luật Ôm.

B. Kim loại dẫn điện tốt.

C. Điện trở suất của kim loại khá lớn.

D. Khi nhiệt độ tăng điện trở suất của kim loại tăng theo hàm bậc nhất .

Phần tự luận

Câu 1: Cho mạch điện như hình vẽ: Biết e1 = e2 = 2,5V; e3 = 2,8V; r1 = r2 = 0,1Ω; r3 = 0,2Ω. R1 = R2 = R3 = 3Ω; Bình điện phân chứa dung dịch AgNO3 với các điện cực bằng bạc, điện trở của bình điện phân Rb = 6Ω.

a) Xác định suất điện động và điện trở trong của bộ nguồn.

b) Xác định số chỉ của ampe kế và tính hiệu điện thế hai đầu bộ nguồn

c) Tính khối lượng bạc giải phóng ở âm cực trong thời gian 48 phút 15 giây.

Câu 2: Cho sơ đồ mạch điện như hình vẽ.

Biết e1 = 10V; e2 = 30V; r1 = 2Ω, r2 = 1Ω; R = 4Ω. Tính cường độ dòng điện chạy trong các mạch nhánh.

Đáp án và Thang điểm

Phần trắc nghiệm

1 2 3 4 5
D A D B A
6 7 8 9 10
D C B C C

Phần tự luận

Câu 1:

a) * SĐĐ bộ nguồn: eb = e1 + e2 + e3 = 7,8V (0,5 điểm)

* Điện trở trong bộ nguồn: rb = r1 + r2 + r3 = 0,4Ω (0,5 điểm)

b) * Điện trở tương đương mạch ngoài: (0,5 điểm)

* Số chỉ ampe kế là:

(0,5 điểm)

* Hiệu điện thế hai đầu mạch bộ nguồn được xác định bởi:

UN = I.RN = 7,02V

c) * Cường độ dòng điện qua bình điện phân: (0,5 điểm)

* Khối lượng bạc bám giải phóng ở âm cực được tính từ biểu thức của định luật Faraday: (0,5 điểm)

Câu 2:

* Viết được biểu thức: (1,0 điểm)

I1 = [(e1 – UAB)/r1]

I2 = [(e2 – UAB)/r2]

I = UAB/R và I = I1 + I2

* Giải hệ phương trình tìm được: I1 = -5(A); I = 5 (A) và I2 = 10 (A) từ đó suy ra dòng qua e1 là 5(A); dòng qua e2 là 10(A) và dòng qua R là 5(A). (1,0 điểm)

Phòng Giáo dục và Đào tạo …..

Đề thi Học kì 1

Môn: Vật Lí lớp 11

Thời gian làm bài: 45 phút

(Đề 3)

Phần trắc nghiệm

Câu 1: Một điện tích điểm q (q > 0) đặt trong một điện trường đều có cường độ điện trường là E thì lực điện trường tác dụng lên điện tích là tích của tụ điện bằng:

Câu 2: Trong một hệ cô lập về điện, tổng đại số các điện tích

A. tăng nếu hệ có các điện tích dương.

B. giảm nếu hệ có các điện tích âm.

C. tăng rồi sau đó giảm nếu hệ có hai loại điện tích trên.

D. là không đổi.

Câu 3: Dòng điện không đổi có cường độ I chạy qua một vật dẫn có điện trở thuần R. Sau khoảng thời gian t thì nhiệt lượng tỏa ra trên vật dẫn có biểu thức

A. Q = I2.R.t.      B. Q = I.R2.t.

C. Q = I.R.t.      D. Q = I.R.t2

Câu 4: Dòng điện không đổi có cường độ I chạy qua một vật dẫn. Trong khoảng thời gian 2,0s thì có điện lượng 8,0mC dịch chuyển qua tiết diện thẳng của dây dẫn. Giá trị của I bằng

A. 16A.      B. 4A.      C. 16 mA.      D. 4 mA.

Câu 5: Một quả cầu đang ở trạng thái trung hòa về điện, nếu quả cầu nhận thêm 50 êlectron thì điện tích của quả cầu bằng

A. 50 C.      B. -8.10-18C.

C. -50 C.      D. 8.10-18C.

Câu 6: Một điện tích điểm q = 3,2.10-19 C chuyển động hết một vòng có bán kính R = 10 cm trong điện trường đều có cường độ điện trường E = 1000 V/m thì công của lực điện trường tác dụng lên điện tích q bằng

A. 3,2.10-17 J.      B. 6,4.10-17 J.

C. 6,4π.10-17 J.      D. 0 J.

Câu 7: Một mạch điện kín gồm một nguồn điện có suất điện động E, điện trở trong r, mạch ngoài chỉ có một biến trở R ( R có giá trị thay đổi được). Khi R = R1 = 1 Ω thì công suất tiêu thụ mạch ngoài là P1, khi R = R2 = 4 Ω thì công suất tiêu thụ mạch ngoài là P2. Biết P1 = P2. Giá trị của r bằng

A. 2,5 Ω.      B. 3,0 Ω.      C. 2,0 Ω.      D. 1,5 Ω.

Câu 8: Xét ba điểm theo thứ tự O, M, N nằm trên một đường thẳng trong không khí. Nếu đặt tại O một điện tích điểm Q thì cường độ điện trường của điện tích điểm đó tại M và N lần lượt là 9 V/m và 3 V/m. Nếu đặt điện tích Q tại M thì cường độ điện trường do điện tích Q gây ra tại N có giá trị gần nhất với giá trị

A. 4,1 V/m.      B. 6,1 V/m.

C. 12,8 V/m.      D. 16,8 V/m.

Phần tự luận

Câu 1: (4 điểm)

Một mạch điện có sơ đồ như hình vẽ. Nguồn điện có suất điện động E = 6 V, điện trở trong r = 2 Ω, các điện trở R1 = 8 Ω, R2 = 3 Ω, R3 = 6 Ω. Bỏ qua điện trở của dây nối.

a) Tính điện trở tương đương của mạch ngoài, cường độ dòng điện I chạy qua nguồn và hiệu điện thế giữa hai điểm M, N.

b) Tính cường độ dòng điện chạy qua điện trở R2 và R3.

c) Nếu mắc vào hai điểm M, P một tụ điện có điện dung C = 5 μF thì điện tích của tụ điện bằng bao nhiêu?

Câu 2: (2,5 điểm)

Đặt cố định tại hai điểm A và B trong chân không các điện tích điểm 11 = 1,6.10-9 C và 12 = 1,6.10-9 C. Biết AB = 20 cm.

a) Hãy tính độ lớn lực tương tác giữa hai điện tích

b) Hãy tính cường độ điện trường tổng hợp và vẽ vectơ cường độ điện trường tổng hợp tại điểm C là trung điểm của AB.

Câu 3: (1,5 điểm)

Một vật nhỏ có khối lượng m = 10 mg nằm cân bằng trong điện trường đều giữa hai bản kim loại phẳng đặt trong không khí. Các đường sức điện có phương thẳng đứng và chiều hướng từ trên xuống dưới. Hiệu điện thế giữa hai bản là 100 V. Khoảng cách giữa hai bản là 2 cm. Lấy g = 10 m/s2. Hãy xác định điện tích của vật nhỏ.

Đáp án và Thang điểm

Phần trắc nghiệm

1 2 3 4 5 6 7 8
A D A D B D C D

Phần tự luận

Câu 1: (4 điểm)

a) (1,75 điểm)

Ta có: (0,25 điểm)

(0,5 điểm)

Cường độ dòng điện qua mạch chính là: (0,5 điểm)

Hiệu điện thế giữa hai điểm M, N: UMN = E – Ir = 6 – 0,5.2 = 5 V. (0,5 điểm)

b) (1,5 điểm)

Ta có: UPN = I.R23 = 0,5.2 = 1 A. (0,5 điểm)

Cường độ dòng điện chạy qua điện trở R2 và R3 lần lượt là:

(1,0 điểm)

c) (0,75 điểm)

Ta có: UMP = I.R1 = 0,5.8 = 4 V (0,25 điểm)

Điện tích của tụ điện bằng: Q = CU = 5.10-6.4 = 2.10-5 C (0,5 điểm)

Câu 2: (2,5 điểm)

a) (0,5 điểm)

Độ lớn lực tương tác giữa hai điện tích:

(0,5 điểm)

b) (2,0đ)

Áp dụng công thức: (0,25 điểm)

(0,25 điểm)

(0,25 điểm)

Áp dụng nguyên lí chồng chất điện trường: (0,25 điểm)

cùng phương ngược chiều (0,5 điểm)

Vẽ đúng các vectơ: (0,5 điểm)

Câu 3: (1,5 điểm)

Vì vật ở trạng thái cân bằng ta có

(0,5 điểm)

(0,25 điểm)

Vậy ta có (0,5 điểm)

F, E ngược chiều nên q < 0 vậy q = -2.10-8 C. (0,25 điểm)

Phòng Giáo dục và Đào tạo …..

Đề thi Học kì 1

Môn: Vật Lí lớp 11

Thời gian làm bài: 45 phút

(Đề 4)

Phần chung

Câu 1: (1 điểm)

a. Phát biểu bản chất dòng điện trong chất điện phân.

b. Điện phân dung dịnh CuSO4 có điện cực a nốt làm bằng Cu, biết bình điện phân có điện trở R = 2Ω và hiệu điiện thế gữa hai cực của bình điện phân U = 4 V. Tính khối lượng Cu giải phóng khỏi a nốt trong khoảng thời gian 16 phút 5 giây. Biết Cu có hóa trị 2, khối lượng mol của Cu bằng 64 g, hằng số Fa-ra-đây F = 96500 C/mol.

Câu 2: (3 điểm)

Hai điện tích điểm q1 = 4.10-7C, q2 = -4.10-7C đặt cố định lần lượt tại hai điểm A và B trong không khí cách nhau một đoạn r = 20cm.

a. Xác định cường độ điện trường tổng hợp tại trung điểm của AB .

b. Xác định lực điện trường tổng hợp do hai điện tích q1, q2 tác dụng lên q3 = 4.10-7C. Cho biết q3 đặt tại C, với CA = CB = 20 cm

Phần riêng

Câu 3: (5 điểm) (Chương trình Cơ bản)

Cho mạch điện như hình vẽ.

Hai nguồn lần lượt có E1 = 8V, E2 = 4 V, r1 = r2 = 1Ω;

các điện trở R1 = 3Ω, R2 = 5Ω, R3 = 8Ω.

a. Tính suất điện động của bộ nguồn, điện trở trong của bộ nguồn và điện trở của mạch ngoài

b. Tính cường độ dòng điện chạy trong toàn mạch.

c. Nhiệt lượng tỏa ra trên toàn mạch trong 5 phút

d. Tính UBC và UAD

Câu 4: (5 điểm) (Chương trình Nâng cao)

Cho mạch điện như hình vẽ. Trong đó, các nguồn điện giống nhau có E = 4V, r = 1Ω. Mạch ngoài gồm có điện trở R1 = R2 = R3 = 4Ω, Rx là một biến trở. Bỏ qua điện trở của dây nối

a. Khi Rx = 3Ω. Tính cường độ dòng điện chạy trong toàn mạch, hiệu điện thế UCB và cường độ dòng điện qua các điện trở.

+ Tính nhiệt lượng tỏa ra trên toàn mạch trong 5 phút.

+ Tính UMC

b. Điều chỉnh Rx sao cho công suất của bộ nguồn đạt giá trị cực đại. Tính giá trị Rx và công suất của bộ nguồn lúc này.

Đáp án và Thang điểm

Phần chung

Câu 1: (1 điểm)

a. Bản chất dòng điện trong chất điện phân: Là dòng chuyển dời có hướng của iôn dương cùng chiều điện trường và iôn âm ngược chiều điện trường. (1,0 điểm)

b. Áp dụng công thức Fa ra đây: (0,5 điểm)

* Thay số tính đúng kết quả: m = 0,64 g (0,5 điểm)

Câu 2: (3 điểm)

a) (0,5 điểm)

* Gọi là véc tơ cường độ điện trường do q1, q2 gây ra tại M, có phương chiều như hình vẽ và có độ lớn:

. Thay số vào ta có: (0,25 điểm)

. Thay số vào ta có: (0,25 điểm)

Theo nguyên lý chồng chất điện trường thì (0,25 điểm)

Nên EM = E1 + E2 = 72.104 (V/m) (0,25 điểm)

b)

Hình vẽ biểu diễn các lực điện tác dụng lên điện tích q3: (0,5 điểm)

– Gọi là lực điện do q1, q2 tác dụng lên q3

có phương chiều như hình vẽ và có độ lớn lần lượt là:

(0,5 điểm)

– Lực điện tổng hợp tác dụng lên q3 là: (0,25 điểm)

– Dễ dàng nhận thấy ΔCDE là đều nên (0,25 điểm)

Phần riêng

Câu 3: (5 điểm) (Chương trình Cơ bản)

a)

Suất điện động của bộ nguồn, điện trở trong của bộ nguồn là: (1,0 điểm)

Mạch ngoài gồm (R1 nt R2) // R3

+ R12 = R1 + R2 = 8 (0,5 điểm)

+ điện trở của mạch ngoài: (0,5 điểm)

b) Cường độ dòng điện chạy trong toàn mạch: (1,0 điểm)

c) Nhiệt lượng tỏa ra trên toàn mạch trong 5 phút:

Q = I2.(RN + rb)t = 22.6.300 = 7200J (1,0 điểm)

d) UBC = I. RBC = I. RN = 2.4 = 8 V (0,5 điểm)

* Ta có: (0,25 điểm)

⇒ UAD = -ξ1 + I1.R1 + I.r1 = -8 + 1.3 + 2.1 = -3V (0,25đ)

Câu 4: (5 điểm) (Chương trình Nâng cao)

a) (3,0điểm)

Ta có: ξb = 3.ξ = 12V và rb = 3r = 3Ω (0,25 điểm)

* Khi Rx = 3Ω

Theo sơ đồ: Rx // R1 nt (R2//R3)

(0,5 điểm)

(0,25 điểm)

Áp dụng Định luật Ôm cho toàn mạch ta có:

Cường độ dòng điện chạy trong toàn mạch: (0,25 điểm)

Ta có: UAB = I.RAB = 4,8V (0,25 điểm)

→ I1 = I23 = I – Ix = 0,8A (0,25 điểm)

UCB = U23 = I23.R23 = 0,8.2 = 1,6V (0,25 điểm)

và I3 = I23 – I2 = 0,4 A (0,25 điểm)

+ Nhiệt lượng tỏa ra trên toàn mạch trong 5 phút:

Q = I2.(RN + rb) = 2,42 . 5 . 300 = 8640J (0,25 điểm)

+ UMC = -2.ξ + I.2r + I1.R1 = -2.4 + 2,4.2.1 + 0,8.4 = 0 V (0,5 điểm)

b) (2,0 điểm)

Ta có: công suất của bộ nguồn là: (0,5 điểm)

(0,5 điểm)

Để Png max ⇔ min ⇔ Rx = 0. Khi đó (1,0 điểm)

Phòng Giáo dục và Đào tạo …..

Đề thi Học kì 1

Môn: Vật Lí lớp 11

Thời gian làm bài: 45 phút

(Đề 5)

A. Lý thuyết (5 điểm)

Câu 1: Phát biểu định luật Cu-lông. Viết công thức và nêu ý nghĩa các đại lượng trong công thức và đơn vị. Cho biết đặc điểm của lực điện giữa hai điện tích điểm.

Câu 2: Bản chất của dòng điện trong chất điện phân? Viết công thức tổng quát của định luật Fa-ra-day, ý nghĩa các đại lượng và đơn vị trong công thức.

B. Bài toán (5 điểm)

Câu 1: (2 điểm)

Tại hai điểm A, B cách nhau 5cm trong không khí có hai điện tích điểm q1 = +16.10-8 C và q2 = – 9.10-8C. Tính cường độ điện trường tổng hợp và vectơ điện trường tại điểm C nằm cách A 4cm, cách B 3cm.

Câu 2: (3 điểm)

Cho mạch điện như hình vẽ. Nguồn điện có suất điện động ξ = 15 V và điện trở trong là r = 1,5Ω. Điện trở R1 = 12Ω, đèn R2 (6V-3W), R3 = 7,5 Ω là bình điện phân đựng dung dịch CuSO4 có dương cực tan. (cho biết A = 64, n = 2).

    a. Tính cường độ định mức và điện trở của đèn.

    b. Tìm khối lượng đồng thu được ở catốt trong 16 phút 5 giây.

    c. Tìm công suất của nguồn.

Đáp án và Thang điểm

A. Lý thuyết (5 điểm)

Câu 1:

* Phát biểu định luật Cu-lông. (0,5 điểm)

Trả lời: “Lực tương tác giữa hai điện tích điểm có phương trùng với đường thẳng nối hai điện tích điểm, có độ lớn tỉ lệ thuận với tích độ lớn của hai điện tích và tỉ lệ nghịch với bình phương khoảng cách giữa chúng.”

Công thức: (N) (0,5 điểm)

Trong hệ SI: (0,5 điểm)

    + là hằng số điện:

    + r là khoẳng cách của hai điện tích (m);

    + q là điện tích (C-Culông)

    + Ɛ: là hằng số điện môi phụ thuộc vào môi trường đặt các điện tích.

* Đặc điểm của lực tĩnh điện:

– lực hút nếu 2 điện tích trái dấu;

– lực đẩy nếu 2 điện tích cùng dấu (0,5 điểm)

– Lực hút hay đẩy giữa hai điện tích điểm đứng yên trong chân không có: (0,5 điểm)

    + Phương trùng với đường thẳng nối hai điện tích điểm đó

    + Có chiều là lực hút nếu hai điện tích trái dấu, có chiều là lực đẩy nếu hai điện tích cùng dấu

    + Có độ lớn tỉ lệ thuận với tích độ lớn của hai điện tích và tỉ lệ nghịch với bình phương khoảng cách giữa chúng

Câu 2:

* Bản chất dòng điện trong chất điện phân (0,5 điểm)

Dòng điện trong chất điện phân là dòng dịch chuyển có hướng của các ion dương theo chiều điện trường và các ion âm ngược chiều điện trường

* Định luật Fa-ra-đây về điện phân

Định luật I: Phát biểu – Biểu thức (1,0 điểm)

Khối lượng chất giải phóng ra ở điện cực tỉ lệ với điện lượng q di chuyển qua bình điện phân

    m = K.q

    K (g/C) đương lượng điện hóa của chất giải phóng

    m (g) là khôi lượng chất giải phóng ở các điện cực

    q (C) Điện lượng di chuyển qua bình điện phân

Định luật II: (1,0 điểm)

Khối lượng m của chất được giải phóng ra ở các điện cực tỉ lệ với đương lượng gam của chất đó và với điện lượng q đi qua dung dịch điện phân.

Biểu thức của định luật Fa-ra-đây:

    m: khối lượng của chất được giải phóng ở điện cực tính bằng (g)

    F ≈ 96500 (C/mol): Hằng số Faraday

    n: Hóa trị chất điện phân.

    A: Nguyên tử lượng chất điện phân.

    I: Cường độ dòng điện (A)

    t: Thời gian tính bằng (s)

B. Bài toán (5 điểm)

Câu 1: (2 điểm)

Hình vẽ biểu diễn: (0,5 điểm)

Điện trường do hai điện tích q1 và q2 gây ra tại C được biểu diễn như hình vẽ.

Ta có:

Trong đó:

(0,25 điểm)

(0,25 điểm)

Vì AB = 5cm; AC = 4cm và BC = 3cm ⇒ ΔABC vuông tại C ⇒ (0,25 điểm)

Suy ra = 12,7.105 V/m (0,5 điểm)

hợp với cạnh CB một góc 45ºm. (0,25 điểm)

Câu 2: (3 điểm)

a) Mạch ngoài có các điện trở R1//R2 nt R3

ξ = 15 V, r = 1,5 , R1 = 12 , (0,5 điểm)

R1 // R2 ⇒ R12 = 6 (0,5 điểm)

R12 nt R3 ⇒ RN = R12 + R3 = 6 + 7,5 = 13,5Ω (0,5 điểm)

b) Áp dụng định luật Ôm toàn mạch:

(0,5 điểm)

Khối lượng đồng thu được ở catốt trong 16 phút 5 giây là:

(0,5 điểm)

c) Công suất của nguồn: Png = ξ.I = 15.1 = 15W (0,5 điểm)

Ghi chú:

– Nếu không ghi đơn vị, hoặc ghi sai đơn vị – 0,25 điểm (cả bài trừ tối đa 0,5đ)

– Nếu tính ra kết quả sai, phép toán ghi đúng công thức cho 0,25đ

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 5 / 5. Số lượt đánh giá: 1000

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống