Xem toàn bộ tài liệu Lớp 11: tại đây
Bài tập 1. Hoạt động du lịch
Cho bảng số liệu:
Số khách du lịch quốc tế đến và chi tiêu của khách du lịch ở một số khu vực của châu Á năm 2014
Dựa vào bảng số liệu, trả lời các câu hỏi từ 1 đến 6:
Câu 1. Biểu đồ thích hợp nhất thể hiện số khách du lịch quốc tế đến và chi tiêu của khách du lịch ở một số khu vực của châu Á năm 2014 là
A. Biểu đồ miền. B. Biểu đồ kết hợp (cột, đường).
C. Biểu đồ cột. D. Biểu đồ tròn.
Đáp án: C
Giải thích : Căn cứ vào bảng số liệu và yêu cầu đề bài, ta thấy biểu đồ cột (cụ thể là cột ghép) là biểu đồ thích hợp nhất để thể hiện số khách du lịch quốc tế đến và chi tiêu của khách du lịch ở một số khu vực của châu Á năm 2014.
Câu 2. Mức chi tiêu bình quân của mỗi lượt du khách quốc tế đến khu vực Đông Á năm 2014 là
A. 1013,3 USD. B. 725,6 USD.
C. 1216,7 USD. D. 1745,9 USD.
Đáp án: D
Giải thích : Mức chi tiêu bình quân của mỗi lượt du khách quốc tế đến khu vực Đông Á năm 2014 là 1745,9 USD, Đông Nam Á là 725,6 USD và Tây Nam Á là 1013,3 USD.
Câu 3. Mức chi tiêu bình quân của mỗi lượt du khách quốc tế đến khu vực Đông Nam Á năm 2014 là
A. 1013,3 USD. B. 725,6 USD.
C. 1216,7 USD. D. 1745,9 USD.
Đáp án: B
Giải thích : Mức chi tiêu bình quân của mỗi lượt du khách quốc tế đến khu vực Đông Á năm 2014 là 1745,9 USD, Đông Nam Á là 725,6 USD và Tây Nam Á là 1013,3 USD.
Câu 4. Mức chi tiêu bình quân của mỗi lượt du khách quốc tế đến khu vực Tây Nam Á năm 2014 là
A. 1013,3 USD. B. 725,6 USD.
C. 1216,7 USD. D. 1745,9 USD.
Đáp án: A
Giải thích : Mức chi tiêu bình quân của mỗi lượt du khách quốc tế đến khu vực Đông Á năm 2014 là 1745,9 USD, Đông Nam Á là 725,6 USD và Tây Nam Á là 1013,3 USD.
Câu 5. Số khách du lịch và mức chi tiêu của mỗi khách du lịch phản ánh rõ khu vực Đông Nam Á
A. Không có các tài nguyên du lịch nên thu hút được ít khách du lịch.
B. Có rát nhiều tài nguyên du lịch nhưng không có dịch vụ đi kèm.
C. Chưa quảng bá được tài nguyên du lịch cho du khách biết.
D. Trình độ dịch vụ và sản phẩm du lịch còn thấp.
Đáp án: D
Giải thích : Số khách du lịch và mức chi tiêu của mỗi khách du lịch phản ánh rõ khu vực Đông Nam Á là khu vực có trình độ ngành dịch vụ phục vụ du lịch, các sản phẩm du lịch còn thấp chưa đáp ứng được nhu cầu của các khách hàng quốc tế khó tính từ châu Âu, Hoa Kì,…
Câu 6. Nhận xét nào sau đây không đúng về số khách du lịch quốc tế đến và mức chi tiêu của du khách ở một số khu vực châu Á năm 2014?
A. Số lượng khách du lịch quốc tế đến khu vực Đông Nam Á tương đương với khu vực Tây Nam Á.
B. Chi tiêu bình quân của mỗi lượt khách du lịch quốc tế đến Đông Nam Á thấp hơn so với Tây Nam Á và Đông Á.
C. Chi tiêu bình quân của mỗi lượt khách du lịch quốc tế đến Đông Nam Á cao hơn so với khu vực Tây Nam Á.
D. Số khách du lịch quốc tế đến và mức chi tiêu của du khách ở cả hai khu vực Đông Nam Á và Tây Nam Á đều thấp hơn so với khu vực Đông Á.
Đáp án: C
Giải thích : Qua bảng số liệu, rút ra nhận xét sau:
– Số lượng khách du lịch quốc tế đến khu vực Đông Nam Á tương đương với khu vực Tây Nam Á.
– Chi tiêu bình quân của mỗi lượt khách du lịch quốc tế đến Đông Nam Á thấp hơn so với Tây Nam Á và Đông Á.
– Số khách du lịch quốc tế đến và mức chi tiêu của du khách ở cả hai khu vực Đông Nam Á và Tây Nam Á đều thấp hơn so với khu vực Đông Á.
Bài tập 2. Tình hình xuất, nhập khẩu của Đông Nam Á
Cho biểu đồ:
Dựa vào biểu đồ, trả lời các câu hỏi từ 1 đến 5:
Câu 1. Biểu đồ trên thể hiện nội dùng nào sau đây?
A. Cơ cấu giá trị xuất, nhập khẩu của một số nước trong khu vực Đông Nam Á.
B. Giá trị xuất, nhập khẩu của một số nước trong khu vực Đông Nam Á
C. Chuyển dịch cơ cấu giá trị xuất, nhập khẩu của một số nước trong khu vự Đông Nam Á
D. Giá trị xuất, nhập khẩu khu vực Đông Nam Á.
Đáp án: B
Giải thích : Căn cứ vào biểu đồ và bảng chú giải, ta thấy biểu đồ thể hiện nội dunglà giá trị xuất, nhập khẩu của một số nước trong khu vực Đông Nam Á năm 1990, 2000 và năm 2014.
Câu 2. Nước có giá trị xuất khẩu và nhập khẩu lớn nhất khu vực là
A. Xin-ga-po. B. Thái Lan.
C. In-đô-nê-xi-a. D. Việt Nam.
Đáp án: A
Giải thích : Nước có giá trị xuất khẩu và nhập khẩu lớn nhất khu vực là Xin-ga-po và nước có giá trị xuất khẩu và nhập khẩu nhỏ nhất khu vực là Việt Nam.
Câu 3. Nhận xét nào sau đây đúng về giá trị xuất, nhập khẩu của Xin-ga-po?
A. Giá trị xuất, nhập khẩu đều giảm.
B. Giá trị xuất, nhập khẩu đều tăng.
C. Các năm giá trị xuất khẩu đều lớn hơn nhập khẩu.
D. Các năm giá trị nhập khẩu đều lớn hơn xuất khẩu.
Đáp án: B
Giải thích : Qua biểu đồ, rút ra nhận xét:
– Giá trị xuất, nhập khẩu đều tăng.
– Năm 1990, 2000 giá trị xuất khẩu nhỏ hơn nhập khẩu nhưng năm 2014 giá trị xuất khẩu lớn hơn giá trị nhập khẩu.
Câu 4. Năm 2014, nước có giá trị xuất khẩu nhỏ hơn nhập khẩu là
A. Xin-ga-po. B. In-đô-nê-xi-a.
C. Việt Nam. D. Thái Lan.
Đáp án: B
Giải thích : Vào năm 2014, các nước Xin-ga-po, Thái Lan và Việt Nam đều có giá trị xuất khẩu lớn hơn giá trị nhập khẩu. In-đô-nê-xi-a có giá trị xuất khẩu nhỏ hơn giá trị nhập khẩu.
Câu 5. Nhận xét nào sau đây là đúng?
A. Xin-ga-po có giá trị nhập khẩu luôn lớn hơn xuất khẩu.
B. Việt Nam có giá trị xuất khẩu nhỏ nhưng lại có tốc độ tăng trưởng cao nhất.
C. Thái Lan có cán cân xuất, nhập khẩu cân bằng.
D. In-đô-nê-xi-a luôn ở trong tình trạng nhập siêu.
Đáp án: B
Giải thích : Qua biểu đồ, rút ra nhận xét:
– Năm 1990, 2000 giá trị xuất khẩu nhỏ hơn nhập khẩu nhưng năm 2014 giá trị xuất khẩu lớn hơn giá trị nhập khẩu.
– Thái Lan có giá trị xuất nhập khẩu tương đối cân bằng. Năm 1990, giá trị nhập khẩu lớn hơn giá trị xuất khẩu.
– Việt Nam có giá trị xuất khẩu nhỏ nhưng lại có tốc độ tăng trưởng cao nhất (khoảng từ 5 tỉ USD lên đến gần 200 tỉ USD).
– Năm 1990 và năm 2014 In-đô-nê-xi-a ở trong tình trạng nhập siêu nhưng năm 2000, In-đô-nê-xi-a có giá trị nhập khẩu thấp hơn giá trị xuất khẩu.