Chương 4: Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 – 1945)

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 11: tại đây

Câu 26. Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 đặt dưới sự lãnh đạo của

A. Đảng Quốc đại.

B. Đảng Bônsêvích.

C. Đảng Dân chủ Nga.

D. Đảng Mensêvích.

Đáp án: B

Giải thích: Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Bônsêvích.

Câu 27. Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 là cuộc cách mạng

A. dân chủ tư sản.

B. dân chủ tư sản kiểu mới.

C. xã hội chủ nghĩa.

D. dân tộc dân chủ nhân dân.

Đáp án: C

Giải thích: Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 là cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa.

Câu 28. Nội dung nào không phản ánh đúng ý nghĩa lịch sử của Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917?

A. Đưa nhân dân lên làm chủ đất nước và vận mệnh của mình.

B. Tăng cường sức mạnh cho hệ thống xã hội chủ nghĩa.

C. Cổ vũ mạnh mẽ phong trào cách mạng trên thế giới.

D. Giải phóng các dân tộc Nga khỏi ách áp bức, bóc lột.

Đáp án: B

Giải thích: Cách mạng tháng Mười năm 1917 đã dẫn đến sự ra đời của nước Nga Xô viết – nhà nước xã hội chủ nghĩa đầu tiên trên thế giới. Do đó, phương án tăng cường sức mạnh cho hệ thống xã hội chủ nghĩa không phải là ý nghĩa lịch sử của Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917.

Câu 29. Từ năm 1921 đến năm 1941, Liên Xô bước vào thời kì

A. xây dựng và bảo vệ chính quyền Xô viết.

B. xây dựng chủ nghĩa xã hội.

C. khôi phục kinh tế và xây dựng chủ nghĩa xã hội.

D. đấu tranh chống phát xít Đức xâm lược.

Đáp án: B

Giải thích: Từ năm 1921 đến năm 1941, Liên Xô bước vào thời kì khôi phục kinh tế và xây dựng chủ nghĩa xã hội: Giai đoạn 1921 – 1925 là thời kì khôi phục kinh tế với Chính sách kinh tế mới (NEP) do Lênin đề xuất. Giai đoạn 1925 – 1941 là thời kì xây dựng chủ nghĩa xã hội thông qua các kế hoạch dài hạn.

Câu 30. Tổ chức chính trị mang tính quốc tế đầu tiên có tên gọi là

A. Hội Ái hữu.

B. Hội Quốc xã.

C. Hội Quốc liên.

D. Hội Đoàn kết.

Đáp án: C

Giải thích: Tổ chức chính trị mang tính quốc tế đầu tiên có tên gọi là Hội Quốc liên (1920).

Câu 31. Quốc gia nào dưới đây đã thoát khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 – 1933 bằng con đường phát xít hóa bộ máy nhà nước?

A. Anh.     B. Pháp.

C. Đức.     D. Mĩ.

Đáp án: C

Giải thích: Để giải quyết hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 – 1933, Đức đã tiến hành phát xít hóa bộ máy nhà nước và đẩy mạnh chiến tranh xâm lược.

Câu 32. Trong những năm 30 của thế kỉ XX, các thế lực phản động, hiếu chiến ở Đức đã tập trung trong tổ chức nào?

A. Đảng Dân chủ.

B. Đảng Quốc xã.

C. Đảng Xã hội dân chủ.

D. Đảng Cộng sản.

Đáp án: B

Giải thích: Trong những năm 30 của thế kỉ XX, các thế lực phản động, hiếu chiến ở Đức đã tập trung trong Đảng Quốc xã.

Câu 33. Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933 ở nước Mĩ bắt đầu từ lĩnh vực

A. nông nghiệp.     B. công nghiệp

C. tài chính, ngân hàng.     D. thương mại, dịch vụ

Đáp án: C

Giải thích: Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933 ở nước Mĩ bắt đầu từ lĩnh vực tài chính, ngân hàng.

Câu 34. Nội dung nào không phản ánh đúng biện pháp của giới cầm quyền Nhật Bản để thoát khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933?

A. Quân phiệt hóa bộ máy nhà nước.

B. Tiến hành cải cách kinh tế – xã hội.

C. Tăng cường chạy đua vũ trang.

D. Gây chiến tranh xâm lược.

Đáp án: B

Giải thích: Tiến hành cải cách kinh tế – xã hội không phải là biện pháp của giới cầm quyền Nhật Bản để thoát khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933.

Câu 35. Phong trào Ngũ tứ (4-5-1919) bùng nổ ở quốc gia nào?

A. Ấn Độ.     B. Trung Quốc.

C. Nhật Bản.     D. Việt Nam.

Đáp án: B

Giải thích: Phong trào Ngũ tứ (4-5-1919) bùng nổ ở Trung Quốc.

Câu 36. Trong những năm 1918 – 1939, nước nào ở châu Á trở thành thuộc địa lớn nhất của thực dân Anh?

A. Trung Quốc.     B. In-đô-nê-xi-a.

C. Thái Lan.     D. Ấn Độ.

Đáp án: D

Giải thích: Trong những năm 1918 – 1939, Ấn Độ trở thành thuộc địa lớn nhất của thực dân Anh.

Câu 37. Nội dung nào không phản ánh đúng điểm tương đồng giữa Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918) và Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 – 1945)?

A. Có sự tham chiến của các nước tư bản chủ nghĩa.

B. Dẫn đến sự thay đổi căn bản tình hình thế giới.

C. Để lại những tổn thất nặng nề về người và của.

D. Mang tính chất phi nghĩa giành giật thuộc địa.

Đáp án: D

Đáp án: D

Câu 38. Trước chính sách bành trước của các nước phát xít trong những năm 30 của thế kỉ XX, Chính phủ Mĩ đã có chủ trương gì?

A. Hợp tác với Anh, Pháp chống lại chủ nghĩa phát xít.

B. Chủ trương đoàn kết với Liên Xô chống phát xít.

C. Nhượng bộ phát xít, hòng đẩy chiến tranh về phía Liên Xô.

D. Không can thiệp vào các sự kiện ở bên ngoài châu Mĩ.

Đáp án: D

Giải thích: Trước chính sách bành trước của các nước phát xít trong những năm 30 của thế kỉ XX, Chính phủ Mĩ đã ban hành Đạo luật trung lập (8/1935), chủ trương không can thiệp vào các sự kiện ở bên ngoài châu Mĩ.

Câu 39. Anh và Pháp phải chịu một phần trách nhiệm trong Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 – 1945), vì

A. không chịu mở mặt trận chống phát xít.

B. làm ngơ trước họa tấn công của phát xít.

C. thực hiện chính sách nhượng bộ phát xít.

D. không đứng về phe Đồng minh chống phát xít.

Đáp án: C

Giải thích: Anh và Pháp phải chịu một phần trách nhiệm trong Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 – 1945), vì không liên minh với Liên Xô chống phát xít, ngược lại còn thực hiện chính sách nhượng bộ phát xít, tạo điều kiện cho chủ nghĩa phát xít gây ra chiến tranh thế giới.

Câu 40. Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 – 1945) bùng nổ đầu tiên ở khu vực nào?

A. Châu Á.     B. Châu Mĩ.

C. Châu Âu.     D. Thái Bình Dương.

Đáp án: C

Giải thích: Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 – 1945) bùng nổ đầu tiên ở châu Âu.

Câu 41. Trong những năm 30 của thế kỉ XX, Chính phủ các nước Anh, Pháp có thái độ nhượng bộ các nước phát xít, do

A. lo sợ các nước phát xít tiến công nước mình và muốn liên minh với phe phát xít.

B. lo sợ trước sự lớn mạnh của Liên Xô và muốn tiến công Liên Xô.

C. lo sợ sự bành trướng của chủ nghĩa phát xít nhưng thù ghét chủ nghĩa cộng sản.

D. cần thời gian để chuẩn bị chiến đấu chống cả chủ nghĩa cộng sản và chủ nghĩa phát xít.

Đáp án: C

Giải thích: Trong những năm 30 của thế kỉ XX, do lo sợ sự bành trướng của chủ nghĩa phát xít nhưng thù ghét chủ nghĩa cộng sản, muốn đẩy chiến tranh về phía Liên Xô, nên Chính phủ các nước Anh, Pháp đã có thái độ nhượng bộ các nước phát xít.

Câu 42. Để bảo vệ quyền lợi quốc gia trong tình thế bị cô lập, tháng 8/1939, Chính phủ Liên Xô đã

A. kí Hiệp ước Xô – Đức không xâm lược lẫn nhau.

B. chủ trương liên kết với Anh, Pháp để chống chủ nghĩa phát xít.

C. liên minh với Đức nhằm chống lại Anh, Pháp.

D. đưa quân giúp Tiệp Khắc chống cuộc xâm lược của Đức.

Đáp án: A

Giải thích: Để bảo vệ quyền lợi quốc gia trong tình thế bị cô lập, tháng 8/1939, Chính phủ Liên Xô đã kí Hiệp ước Xô – Đức không xâm lược lẫn nhau.

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 4 / 5. Số lượt đánh giá: 1108

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống