Xem toàn bộ tài liệu Lớp 12: tại đây
Câu 21.Thắng lợi to lớn và gây ảnh hưởng sâu rộng đối với phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi trong giai đoạn 1960 – 1975 là thắng lợi của nhân dân
A. An-giê-ri.
B. Mô-dăm-bích và Ăng-gô-la.
C. Dim-ba-bu-ê.
D. Nam Phi.
Đáp án: B
Giải thích: Thắng lợi to lớn và gây ảnh hưởng sâu rộng đối với phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi trong giai đoạn 1960 – 1975 là thắng lợi của nhân dân Mô-dăm-bích và Ăng-gô-la trước thực dân Bồ Đào Nha (1975). Thắng lợi này đã khiến cho chủ nghĩa thực dân cũ ở châu Phi cùng hệ thống thuộc địa của nó cơ bản bị tan rã.
Câu 22. Phong trào đấu tranh cách mạng ở Mĩ Latinh sau Chiến tranh thế giới thứ hai đã biến khu vực này thành
A. “lục địa bùng cháy”.
B. “lục địa mới trỗi dậy”.
C. “sân sau của Mĩ”.
D. “lục địa ngủ kĩ”.
Đáp án: A
Giải thích: Phong trào đấu tranh cách mạng ở Mĩ Latinh sau Chiến tranh thế giới thứ hai đã biến khu vực này thành“lục địa bùng cháy”.
Câu 23. Sự kiện nào được đánh giá là tiêu biểu nhất và là lá cờ đầu trong phong trào giải phóng dân tộc ở Mĩ La-tinh sau Chiến tranh thế giới thứ hai?
A. Thắng lợi của cách mạng Mê-hi-cô.
B. Thắng lợi của cách mạng Ê-của-đo.
C. Thắng lợi của cách mạng Cu-ba.
D. Thắng lợi của cách mạng Bra-xin.
Đáp án: C
Giải thích: Thắng lợi của cách mạng Cu-ba được coi là lá cờ đầu trong phong trào giải phóng dân tộc ở Mĩ La-tinh sau Chiến tranh thế giới thứ hai.
Câu 24. Sự kiện Nenxơn Manđêla trở thành tổng thống Nam Phi (1994) đánh dấu
A. sự chấm dứt hoàn toàn chủ nghĩa phân biệt chủng tộc ở Nam Phi.
B. sự sụp đổ hoàn toàn của chủ nghĩa thực dân cũ trên thế giới.
C. sự sụp đổ hoàn toàn của chủ nghĩa thực dân mới trên thế giới.
D. sự thắng lợi của phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi.
Đáp án: A
Giải thích: Sự kiện Nenxơn Manđêla trở thành tổng thống Nam Phi (1994) đánh dấu sự chấm dứt hoàn toàn chủ nghĩa phân biệt chủng tộc ở Nam Phi.
Câu 25. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ dùng ưu thế gì để biến Mĩ Latinh thành “sân sau” của mình?
A. Ưu thế về vị trí địa lý.
B. Ưu thế về vũ khí hạt nhân.
C. Ưu thế về kinh tế và quân sự.
D. Ưu thế về kinh tế – tài chính.
Đáp án: C
Giải thích: Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, với ưu thế về kinh tế và quân sự, Mĩ tìm cách biến Mĩ Latinh thành “sân sau” của mình.
Câu 26. Khác với châu Á và châu Phi, từ đầu thế kỉ XIX, nhiều nước Mĩ Latinh đã sớm giành được độc lập dân tộc từ tay thực dân
A. Anh và Hà Lan.
B. Pháp và Tây Ban Nha.
C. Anh và Mĩ.
D. Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha.
Đáp án: D
Giải thích: Khác với châu Á và châu Phi, từ đầu thế kỉ XIX, nhiều nước Mĩ Latinh đã sớm giành được độc lập dân tộc từ tay thực dân Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha.
Câu 27. Chế độ độc tài Batixta được thiết lập ở Cuba năm 1952 là
A. chế độ độc tài chuyên chế.
B. chế độ độc tài thân Mĩ.
C. tay sai của thực dân Anh.
D. tay sai của thực dân Bồ Đào Nha.
Đáp án: B
Giải thích: Chế độ độc tài Batixta được thiết lập ở Cuba năm 1952 là một chế độ độc tài thân Mĩ.
Câu 28. Phong trào đấu tranh vũ trang ở Mĩ Latinh sau Chiến tranh thế giới thứ hai đã khiến
A. chủ nghĩa phân biệt chủng tộc Apácthai bị xóa bỏ hoàn toàn.
B. hệ thống thuộc địa của thực dân Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha sụp đổ hoàn toàn.
C. chính quyền dân chủ tư sản ở nhiều nước bị lật đổ, các nhà nước vô sản được thiết lập.
D. chính quyền độc tài ở nhiều nước bị lật đổ, các chính phủ dân tộc dân chủ được thiết lập.
Đáp án: D
Giải thích: Phong trào đấu tranh vũ trang ở Mĩ Latinh sau Chiến tranh thế giới thứ hai đã khiến chính quyền độc tài ở nhiều nước bị lật đổ, các chính phủ dân tộc dân chủ được thiết lập.
Câu 29. Trước thế kỉ XIX, các nước ở Mĩ Latinh chịu sự thống trị của những đế quốc nào?
A. Bồ Đào Nha và Mĩ.
B. Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha.
C. Anh và Hà Lan.
D. Tây Ban Nha và Pháp.
Đáp án: B
Giải thích: Trước thế kỉ XIX, các nước ở Mĩ Latinh chịu sự thống trị của thực dân Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha.
Câu 30. Kẻ thù của nhân dân các nước Mĩ La-tinh sau Chiến tranh thế giới thứ hai là
A. chế độ phân biệt chủng tộc.
B. chủ nghĩa thực dân cũ.
C. chủ nghĩa thực dân mới.
D. giai cấp địa chủ phong kiến.
Đáp án: C
Giải thích: Kẻ thù của nhân dân các nước Mĩ La-tinh sau Chiến tranh thế giới thứ hai là chủ nghĩa thực dân mới.
Câu 31. Từ những năm 60 đến những năm 80 của thế kỉ XX, phong trào đấu tranh của nhân dân các nước Mĩ La-tinh chủ yếu diễn ra dưới hình thức nào?
A. Bãi công của công nhân.
B. Đấu tranh chính trị.
C. Đấu tranh vũ trang.
D. Biểu tình của nông dân.
Đáp án: C
Giải thích: Từ những năm 60 đến những năm 80 của thế kỉ XX, phong trào đấu tranh của nhân dân các nước Mĩ Latinh chủ yếu diễn ra dưới hình thức đấu tranh vũ trang.
Câu 32. Lực lượng lãnh đạo phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi sau Chiến tranh thế giới thứ hai là
A. địa chủ phong kiến.
B. quý tộc.
C. tư sản dân tộc và vô sản.
D. vô sản và nông dân
Đáp án: C
Giải thích: Lực lượng lãnh đạo phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi sau Chiến tranh thế giới thứ hai là tư sản dân tộc và vô sản.
Câu 33. Quốc gia được mệnh danh là “Lá cờ đầu trong phong trào giải phóng dân tộc Mĩ La-tinh” sau Chiến tranh thế giới thứ hai là
A. Ac-hen-ti-na B. B-ra-xin
C. Cu-ba D. Mê-hi-cô
Đáp án: C
Giải thích: Cu-ba được mệnh danh là “Lá cờ đầu trong phong trào giải phóng dân tộc Mĩ La-tinh” sau Chiến tranh thế giới thứ hai.
Câu 34. Phong trào đấu tranh giành độc lập của nhân dân Ănggôla và Môdămbích sau Chiến tranh thế giới thứ hai nhằm đánh đổ ách thống trị của
A phát xít Nhật
B. phát xít Italia
C. thực dân Tây Ban Nha
D. thực dân Bồ đào Nha
Đáp án: D
Giải thích: Phong trào đấu tranh giành độc lập của nhân dân Ănggôla và Môdămbích sau Chiến tranh thế giới thứ hai nhằm đánh đổ ách thống trị của thực dân Bồ đào Nha.
Câu 35. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ thành lập các chế độ độc tài ở Mĩ Latinh nhằm biến khu vực này thành
A. “sân sau”.
B. đồng minh.
C. thuộc địa duy nhất.
D. căn cứ quân sự duy nhất.
Đáp án: A
Giải thích: Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ thành lập các chế độ độc tài ở Mĩ Latinh nhằm biến khu vực này thành“sân sau” của mình.
Câu 36. Mĩ Latinh được gọi là “lục địa bùng cháy” từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai vì
A. ở đây thường xuyên xảy ra cháy rừng.
B. ở đây có nhiều núi lửa hoạt động.
C. cách mạng Cuba bùng nổ mạnh mẽ ở khu vực này.
D. khởi nghĩa vũ trang bùng nổ mạnh mẽ ở khu vực này.
Đáp án: D
Giải thích: Mĩ Latinh được gọi là “lục địa bùng cháy” từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai vì khởi nghĩa vũ trang bùng nổ mạnh mẽ ở khu vực này sau Chiến tranh thế giới thứ hai.
Câu 37. Kẻ thù chủ yếu trong cuộc cách mạng giải phóng dân tộc của người dân da đen ở Nam Phi là
A Chủ nghĩa Apác thai
B. Chủ nghĩa thực dân cũ
C. Chủ nghĩa thực dân mới
D. Chủ nghĩa thực dân cũ và mới
Đáp án: A
Giải thích: Kẻ thù chủ yếu trong cuộc cách mạng giải phóng dân tộc của người dân da đen ở Nam Phi là chủ nghĩa Apácthai.
Câu 38. Sự kiện Nenxơn Manđêla trở thành tổng thống Nam Phi (1994) có ý nghĩa như thế nào?
A. Đánh dấu sự chấm dứt của chủ nghĩa phân biệt chủng tộc ở châu Phi.
B. Đánh dấu sự sụp đổ hoàn toàn của chủ nghĩa thực dân trên toàn thế giới.
C. Đánh dấu sự bình đẳng của các dân tộc, màu da trên thế giới.
D. Đánh dấu sự thắng lợi của phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới.
Đáp án: A
Giải thích: Sự kiện Nenxơn Manđêla trở thành tổng thống Nam Phi (1994) đã đánh dấu sự chấm dứt của chủ nghĩa phân biệt chủng tộc ở châu Phi.
ad
Câu 39. Phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi sau chiến tranh thế giới thứ hai chịu ảnh hưởng nhiều nhất của các nước nào ở châu Á?
A Việt Nam, Lào, Campuchia.
B. Trung Quốc, Ấn độ.
C. Việt Nam, Trung Quốc.
D. Trung Quốc, Ấn Độ và Philíppin.
Đáp án: C
Giải thích: Phong trào giải phóng dân tộc ở Châu Phi sau chiến tranh thế giới thứ hai chịu ảnh hưởng nhiều nhất của Việt Nam, Trung Quốc.
Câu 40. Cuộc đấu tranh chống chế độ phân biệt chủng tộc ở châu Phi được xếp vào cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc vì
A chế độ phân biệt chủng tộc do thực dân xây dựng và nuôi dưỡng.
B. chế độ phân biệt chủng tộc là một hình thái của CNTD.
C. chủ nghĩa phân biệt chủng tộc là con đẻ của CNTD
D. chủ nghĩa phân biệt chủng tộc có quan hệ mật thiết với CNTD
Đáp án: B
Giải thích: Cuộc đấu tranh chống chế độ phân biệt chủng tộc ở châu Phi được xếp vào cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc vì chế độ phân biệt chủng tộc là một hình thái của chủ nghĩa thực dân.
Câu 41. Cách mạng Cuba và cách mạng Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ hai có điểm gì tương đồng?
A. Chống chủ nghĩa thực dân kiểu mới.
B. Chống chủ nghĩa thực dân kiểu cũ.
C. Xóa bỏ tàn dư của chế độ phong kiến.
D. Đấu tranh thống nhất đất nước.
Đáp án: A
Giải thích: Điểm tương đồng của cách mạng Cuba và cách mạng Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ hai là đều chống chủ nghĩa thực dân kiểu mới, đó là đế quốc Mĩ và tay sai.