Xem toàn bộ tài liệu Lớp 4: tại đây
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN
Câu 1. Thực hiện lần lượt các hoạt động sau:
a. Tính giá trị hai biểu thức:
3 x (4 + 5) 3 x 4 + 3 x 5
b. So sánh hai giá trị biểu thức trên?
Trả lời:
a. Tính giá trị biểu thức:
3 x (4 + 5) = 3 x 9 = 27 3 x 4 + 3 x 5 = 12 + 15 = 27
b. Từ kết quả câu a ta thấy, giá trị của hai biểu thức trên bằng nhau va bằng 27.
Câu 2. Đọc kĩ nội dung sau: (sgk trang 91)
Khi nhân một số với một tổng, ta có thể nhân số đó với từng số hạng của tổng rồi cộng các kết quả với nhau
a x (b+c) = a x b + a x c
Câu 3. Tính giá trị biểu thức (theo mẫu) rồi so sánh giá trị các biểu thức trong bảng trên
Trả lời:
=> Giá trị của các biểu thức trong bảng trên bằng nhau: a x (b+c) = a x b + a x c
Câu 4. Em và bạn cùng tính giá trị hai biểu thức: 3 x (6 – 4) và 3 x 6 – 3 x 4. Em và bạn so sánh giá trị hai biểu thức trên
Trả lời:
Tính giá trị biểu thức: 3 x (6 – 4) = 6 và 3 x 6 – 3 x 4 = 6
=> Giá trị của hai biểu thức trên bằng nhau.
Câu 5. Đọc kĩ nội dung (sgk)
Khi nhân một số với một hiệu, ta có thể nhân số đó với số bị trừ và số trừ rồi trừ hai kết quả cho nhau
a x (b-c) = a x b – a x c
Câu 6. Tính giá trị biểu thức và so sánh giá trị các biểu thức trong bảng trên.
Trả lời:
=> Giá trị của các biểu thức bằng nhau: a x (b-c) = a x b – a x c
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
Câu 1. (trang 92 Toán 4 VNEN Tập 1).
a. Tính bằng hai cách:
28 x (6+4); 306 x (3+5)
b. Tính bằng hai cách theo mẫu:
6 x 42 + 6 x 58; 146 x 7 + 146 x 3
Trả lời:
a.
C1:28 x (6+4)= 28 x 10 = 280
C2: 28 x (6+4) = 28 x 6 + 28 x 4 = 168 + 112 = 280
C1: 306 x (3+5)= 306 x 8 = 2448
C2: 306 x (3+5) = 306 x 3 + 306 x 5 = 918 + 1530 = 2448
b.
C1: 6 x 42 + 6 x 58 = 252 + 348 = 600
C2: 6 x 42 + 6 x 58 = 6 X (42 + 58) = 6 X 100 = 600
C1: 146 x 7 + 146 x 3 = 1022 + 438 = 1460
C2: 146 x 7 + 146 x 3 = 146 X (7 + 3) = 146 X 10 = 1460
Câu 2. (trang 92 Toán 4 VNEN Tập 1).
a. Tính và so sánh hai giá trị biểu thức:
(4+5) x 3 ; 4 x 3 + 5 x 3
b. Nêu cách nhân một tổng với một số
Trả lời:
a. Tính:
(4+5) x 3= 9 x 3 = 27 ; 4 x 3 + 5 x 3= 12 + 15 = 27
=> Giá trị của hai biểu thức bằng nhau
b. Cách nhân một tổng với một số: Khi nhân một số với một tổng, ta có thể nhân số đó với từng số hạng của tổng rồi cộng các kết quả với nhau
a x (b+c) = a x b + a x c
Câu 3. (trang 92 Toán 4 VNEN Tập 1).
a. Tính và so sánh hai giá trị biểu thức:
(6-4) x 3 ; 6 x 3 – 4 x 3
b. Nêu cách nhân một hiệu với một số
Trả lời:
a. Tính:
(6-4) x 3 = 2 x 3 = 6
6 x 3 – 4 x 3 = 18 – 12 = 6
=>Gía trị của hai biểu thức bằng nhau
b. Cách nhân một hiệu với một số: Khi nhân một số với một hiệu, ta có thể nhân số đó với số bị trừ và số trừ rồi trừ hai kết quả cho nhau
a x (b-c) = a x b – a x c
Câu 4. (trang 92 Toán 4 VNEN Tập 1). Áp dụng tính chất nhân một số với một tổng hoặc nhân một số với một hiệu để tính:
a. 34 x 11
b. 47 x 101
c. 142 x 9
d. 38 x 99
Trả lời:
Câu 5. (trang 93 Toán 4 VNEN Tập 1). Giải bài toán: Một cửa hàng có 50 thùng vở, mỗi thùng đựng 125 quyển. Cửa hàng đã bán hết 20 thùng vở. Hỏi cửa hàng còn lại bao nhiêu quyển vở?
Trả lời:
Cách 1:
Cửa hàng có tổng số quyển vở là:
50 x 125 = 6250 ( quyển vở )
Cửa hàng đã bán đi số quyển vở là:
20 x 125 = 2500 ( quyển vở )
Vậy số trứng còn lại ở cửa hàng là:
6250 – 2500 = 3750 ( quyển vở)
Đáp số: 3750 quyển vở
Cách 2:
Số quyển vở còn lại ở cửa hàng là:
125 x (50 – 20) = 3750 ( quyển vở)
Đáp số: 3750 quyển vở
C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG
Câu 1. (trang 93 Toán 4 VNEN Tập 1). Em cùng người lớn tính bằng nhiều cách, xem cách nào nhanh nhất?
15 x 99 = ?
Trả lời:
C1: 15 x 99 = (10 + 5) x 99 = 10 x 99 + 5 x 99 = 990 + 495 = 1485
C2: 15 x 99 = 15 x (100 – 1) = 15 x 100 – 15 x 1 = 1500 – 15 = 1485
=> Cách tính thứ 2 nhanh hơn cách tính thứ nhất.