Khoa học xã hội 7 tập 1

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 7: tại đây

A. Hoạt động khởi động

(trang 64 Khoa học xã hội 7 Tập 1 VNEN). Hãy quan sát các hình ảnh và nêu những hiểu biết của em về châu Âu thời phong kiến

Trả lời:

    + Hình 1: Thời kì phong kiến ở châu Âu có những tòa lâu đài rộng lớn, có hào sâu, tường cao bao quanh, trong đó có dinh thự, nhà kho, chuồng trại,…Đây là nơi ở của các lãnh chúa

    + Hình 2: Thành thị ở châu Âu rất sầm uất, mọi người mua bán hàng hóa tấp nập. Ở đằng xa thì có những dãy nhà cao, đẹp.

B. Hoạt động hình thành kiến thức

1. Tìm hiểu sự hình thành xã hội phong kiến ở châu Âu

(trang 64 Khoa học xã hội 7 Tập 1 VNEN). Đọc thông tin kết hợp quan sát hình ảnh hãy:

– Xác định trên lược đồ lãnh thổ đế quốc Rô-ma

– Cho biết người Giéc ma đã làm gì khi tràn vào lãnh thổ của đế quốc Rô-ma

– Trình bày quá trình hình thành xã hội phong kiến ở châu Âu theo sơ đồ hình 4

Trả lời:

a) Lãnh thổ đế quốc Rô ma bao gồm toàn bộ vùng tây âu và tây của trung âu ngày nay, ngoài ra lãnh thổ của đế quốc Rô ma còn trải dài xung quanh Địa Trung Hải, toàn bộ lãnh thổ của Thổ Nhĩ Kì ngày nay.

b) Khi tràn vào lãnh thổ Ro-ma, người Giec-man đã:

– Thủ tiêu bộ máy nhà nước cũ, thành lập nên nhiều vương quốc mới của người Giec-man: Ăng-glô Xắc-xông, Vương quốc Phơ-răng, Vương quốc Đông Gốt, Tây Gốt,…

– Chiếm ruộng đất của chủ nô Rô-ma cũ rồi chia cho nhau, trong đó các tướng lĩnh quân sự và quý tộc được phần nhiều hơn.

– Từ bỏ các tôn giáo nguyên thủy của mình và tiếp thu Ki-tô giáo. Họ xây dựng nhà thờ và tìm cách chiếm ruộng đất của nông dân, phong tặng đất đai theo tước vị cho các quý tộc và nhà thờ.

c) Quá trình hình thành xã hội phong kiến ở châu Âu: Nhân lúc đế quốc Rô-ma suy yếu, các bộ tộc người Giéc-man từ phương Bắc tràn xuống xâm chiếm tiêu diệt. Khi vào lãnh thổ của đế quốc Rô-ma, người Giéc-man đã:

    + Thành lập nên nhiều vương quốc mới

    + Họ chiếm ruộng đất của chủ nô Rô-ma cũ rồi chia cho nhau, phong tước hiệu vị cao, thấp khác nhau như công tước, hầu tước, bá tước, nam tước…

    + Du nhập Ki -tô giáo vào châu Âu

=> Xã hội phân hoá cao, chia thành:

– Lãnh chúa: những người này vừa có ruộng đất, vừa có tước vị trở nên giàu có, quyền thế

– Nông nô: là những nô lệ và nông dân sống phụ thuộc vào lãnh chúa

=> Xã hội phong kiến ở châu Âu đã được hình thành.

2. Khám phá những đặc trưng của lãnh địa phong kiến châu Âu

(trang 65 Khoa học xã hội 7 Tập 1 VNEN). Đọc thông tin, quan sát hình ảnh hãy:

– Nêu tên những công trình xây dựng chủ yếu ở lãnh địa

– Miêu tả hoạt động sản xuất của nông nô trong lãnh địa. Hoạt động kinh tế chủ đạo trong lãnh địa ngành kinh tế nào?

– Nêu những suy nghĩ của em về đời sống của lãnh chúa trong lãnh đạo.

Trả lời:

– Công trình xây dựng chủ yếu trong lãnh địa là: các pháo đài kiên cố, có hào sâu tường cao bao quanh, nhà kho, nhà thờ, dinh thự, chuồng trại… xung quanh gồm đất canh tác,đồng cỏ, ao hồ, rừng khu ở của nông nô…

– Hoạt động sản xuất của nông nô:

    + Thuê ruộng đất của lãnh chúa để cày cấy và phải nộp tô thuế với mức tô thuế rất cao lên tới 1/2 số sản phẩm thu được

    + Ngoài ra còn phải nộp nhiều thứ thuế khác: thuế thân, thuế cưới xin, thuế thừa kế tài sản,…

    + Sản xuất ra mọi vật dụng và tiêu dùng những thứ do mình làm ra

    + Vừa làm ruộng vừa làm thêm một nghề thủ công nào đó

-Suy nghĩ của em về đời sống lãnh chúa: Lãnh chúa có cuộc sống nhàn rỗi, xa hoa, sung sướng, thời bình chỉ luyện tập cung kiếm, cưỡi ngựa, dạ hội, tiệc tùng luôn đàn áp, tàn nhẫn đối với nông nô, hưởng lợi trên thành quả lao động của những người nô lệ, nông dân nhỏ bé

3. Tìm hiểu về sự xuất hiện các thành thị ở châu Âu thời trung đại

(trang 67 Khoa học xã hội 7 Tập 1 VNEN). Đọc thông tin kết hợp quan sát hình ảnh hãy:

– Trình bày nguyên nhân dẫn đến sự xuất hiện thành thị thời trung đại

– Miêu tả khung cảnh thành thị ở châu Âu thời trung đại. Chỉ ra những điểm khác nhau về kinh tế và thành phần cư dân trong thành thị với các lãnh địa

– Cho biết sự xuất hiện các thành thị trung đại có vai trò như thế nào?

Trả lời:

– Nguyên nhân dẫn đến sự xuất hiện của thành thị thời trung đại:

    + Từ khoảng cuối thế kỉ XI, hàng thủ công sản xuất ra ngày càng nhiều.

    + Lập các thị trấn trao đổi buôn bán, lập xưởng sản xuất.

    + Thợ thủ công, thương nhân lập phường hội và thương hội để sản xuất và buôn bán.

=> Thành thị trung đại ra đời.

– Khung cảnh thành thị ở châu Âu: trao đổi, buôn bán hàng hóa đông vui, tấp nập, náo nhiệt và nhộn nhịp.

– Những điểm khác nhau:

*Nền kinh tế lãnh địa:

    + Sản xuất chủ yếu là nông nghiệp

    + Sản xuất ra sản phẩm chỉ để tiêu dùng trong lãnh địa, không trao đổi, mua bán ra bên ngoài nên gọi là nền kinh tế “tự cấp, tự túc”.

    + Kinh tế lãnh địa kìm hãm sự phát triển của xã hội phong kiến.

*Nền kinh tế thành thị:

    + Sản xuất chủ yếu là thủ công nghiệp

    + Sản xuất ra sản phẩm thủ công để trao đổi, mua bán nên gọi là nền kinh tế hàng hóa.

    + Kinh tế thành thị tạo điều kiện cho xã hội phong kiến phát triển.

– Vai trò:

    + Kinh tế: Thành thị ra đời đã phá vỡ nền kinh tế tự nhiên của các lãnh địa, tạo điều kiện cho kinh tế hàng hóa giản đơn phát triển.

    + Chính trị: Thành thị góp phần tích cực xóa bỏ chế độ phong kiến phân quyền, xây dựng chế độ phong kiến tập quyền, thống nhất quốc gia, dân tộc.

    + Xã hội: Góp phần dẫn đến sự giải thể của chế độ nông nô.

    + Văn hóa: Thành thị còn là các trung tâm văn hóa. Thành thị mang không khí tự do và mở mang tri thức cho mọi người, tạo tiền đề cho việc hình thành các trường đại học lớn ở châu Âu.

C. Hoạt động luyện tập

1. (trang 67 Khoa học xã hội 7 Tập 1 VNEN). Dựa vào nội dung bài học, em hãy lập bảng sau và điền những nội dung phù hợp:

Nội dung Lãnh địa Thành thị
Thời gian xuất hiện
Hoạt động kinh tế chủ yếu
Thành phần cư dân chủ yếu

Trả lời:

Nội dung Lãnh địa Thành thị
Thời gian xuất hiện Giữa thế kỉ V Cuối thế kỉ XI
Hoạt động kinh tế chủ yếu Nông nô, Lãnh chúa Thợ thủ công, Thương nhân
Thành phần cư dân chủ yếu Nông nghiệp Thương nghiệp, Thủ công nghiệp

2. (trang 67 Khoa học xã hội 7 Tập 1 VNEN). Em có cảm nhận gì về thân phận người nông nô trong lãnh địa?

Nông nô trong lãnh địa bị bóc lột sức lao động, bị lãnh chúa áp bức, bóc lột, bị địa chủ cướp đoạt ruộng đất, bị đem ra mua bán.

D. Hoạt động vận dụng

1. (trang 68 Khoa học xã hội 7 Tập 1 VNEN). Hãy cho biết các vương quốc do người Giec ma lập ở châu Âu tương ứng với quốc gia nào hiện nay.

Trả lời:

Các vương quốc do người Giec ma lập ở châu Âu tương ứng với quốc gia nào hiện nay:

    + Ăng-glô Xắc- xông : Vương Quốc Anh

    + Phơ- răng: Pháp

    + Tây Gốt: Tây Ban Nha

    + Đông Gốt: I-ta-li-a

2. (trang 68 Khoa học xã hội 7 Tập 1 VNEN). Hãy đóng vai người nông nô và lãnh chúa, mô tả lại công việc và cuộc sống của mình

Trả lời:

*Lãnh chúa:

  Ta là lãnh chúa Sác lơ Mac Ten người đứng đầu của vùng đất Phơ răng rộng lớn. Dưới thời của ta, vương quốc Phơ răng ngày một cường thịnh. Sau các cuộc chinh chiến, chiến tranh với những lãnh chúa gần xa, ta đã thu về rất nhiều chiến lợi phẩm đất đai, và nô lệ. Ta xây dựng nên những pháo đài kiên cố, có hào sâu, tường cao bao quanh. Trong pháo đài có dinh thự, nhà kho, chuồng trại,… Ở xung quanh lại có đất canh tác, đồng cỏ, ao hồ, khu ở của nông nô,… Ta cho nông nô thuê ruộng đất của ta để cày cấy và chúng phải nộp tô thuế cho ta. Ngoài ra, ta còn bắt bọn cúng nộp cho ta 1/2 số tài sản của chúng và nhiều thứ thuế khác. Ta không cần biết những thứ thuế đó vô lí tới mức nào, ta chỉ cần biết ta rất giàu có. Hàng ngày, ta luyện tập cung kiếm, cưỡi ngựa hoặc tổ chức tiệc ở trong những lâu đài nguy nga, tráng lệ, mặc kệ bọn nông nô làm việc. Chúng chỉ là những kẻ bần tiện phải cống hiến hết mình vì ta, đấy chính là nghĩa vụ của chúng.

*Nông nô:

  Sống dưới thời trị vì của lãnh chúa độc ác, cuộc sống của chúng tôi rơi vào cảnh bần cùng khốn khổ. Chúng tôi bị phụ thuộc hoàn toàn vào những lãnh chúa tham lam độc ác ấy. Ngày ngày chúng tôi làm việc cực nhọc từ sáng đến trưa trên đồng ruộng trong khi phía trong lâu đài nguy nga kia là tiếng đàn, tiếng hát ca múa nhạc của bọn địa chủ. Làm việc bất kể nắng mưa, ấy thế chúng tôi vẫn chẳng thể có cuộc sống ấm lo bởi làm ra bao nhiêu chúng tôi phải nộp một nửa sản lượng cho lãnh chúa. Những con người thấp cổ bé họng như chúng tôi chẳng thể phản bác được những vô lí trong việc áp đặt thuế vô căn cứ của bọn lãnh chúa. Nào là thuế sắt, thuế tài sản, thuế cưới xin,..toàn những thứ thuế vô lí nhất đè lên đầu chúng tôi. Ngoài làm nông, chúng tôi còn làm thêm nhiều công việc khác nữa mới may chăng đủ ăn. Cuộc sống khốn khổ bần cùng vô cùng.

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 4 / 5. Số lượt đánh giá: 967

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống