Xem toàn bộ tài liệu Lớp 8: tại đây
- Giải Hóa Học Lớp 8
- Giải Sách Bài Tập Hóa Lớp 8
- Sách giáo khoa hóa học lớp 8
- Sách Giáo Viên Hóa Học Lớp 8
- Sách Bài Tập Hóa Học Lớp 8
Chương 5: Hidro – Nước
Đề thi hóa 8 học kì 2 (Đề 2)
I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN
Khoanh tròn vào chữ A hoặc B, C, D, trước phương án đúng.
Câu 1: Oxit nào sau đây khi tác dụng với nước tạo thành bazơ tương ứng?
A. Fe2O
B. CaO
C. SO3
D. P2O5
Câu 2: Oxit của một nguyên tố có hóa trị II chứa 20% oxi (về khối lượng). Nguyên tố đó là:
A. đồng
B. nhôm
C. canxi
D. magie
Câu 3: Trong dãy chất sau đây, dãy chất nào toàn là oxit?
A. H2O, MgO, SO2, FeSO4
B. CO2, SO2, N2O5, P2O5
C. CO2, K2O, Ca(OH)2, NO
D. CaO, SO2, Na2CO3, H2SO4
Câu 4: Cho 6,5 gam kẽm vào dung dịch HCl thì thể tích khí H2 thoát ra (đktc) là:
A. 2 lít
B. 4,48 lít
C. 2,24 lít
D. 4 lít
Câu 5: Trường hợp nào sau đây chứa khối lượng nguyên tử hiđro ít nhất?
A. 6.1023 phân tử H=2
B. 3.1023 phân tử H2O
C. 0,6g CH4
D. 1,50g NH4Cl
Câu 6: Khử 12g sắt(III) oxit bằng khí hiđro. Thể tích khí hiđro cần dùng (đktc) là
A. 5,04 lít
B. 7,36 lít
C. 10,08 lít
D. 8,2 lít
II. TỰ LUẬN
Câu 7: Hãy định nghĩa: axit, bazơ, muối và cho ví dụ minh họa.
Câu 8: Hoàn thành các phương trình hóa học sau:
Fe2O3 + ? −to→ Fe + ?
Zn + HCl → ZnCl2 + ?
Na + H2O NaOH + ?
KClO3 −to→ KCl + ?
Al + H2SO4 (loãng) ? + ?
Câu 9: Dẫn khí hiđro đi qua CuO nung nóng.
Viết phương trình hóa học xảy ra.
Sau phản ứng, thu được 19,2 gam Cu. Tính khối lượng CuO tham gia phản ứng và thể tích khí hiđro (đktc) cần dùng.
(Biết O=16, Cu=64, Al=27, H=1, S=32).
Đáp án và Hướng dẫn giải
I. TRĂC NGHIỆM
Câu 1: chọn B
Câu 2: chọn A
Hướng dẫn: Gọi công thức axit của kim loại hóa trị II, có dạng; RO.
Theo đề bài, ta có: %O = 16/(R+16) x 100% = 20%
R + 16 = 1600/20 = 80 → R = 64: đồng (Cu)
Câu 3: chọn B
Câu 4: chọn C
Hướng dẫn: Ta có: nZn = 6,5/65 = 0,1 (mol)
Phản ứng: Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2 (1)
(mol) 0,1 → 0,1
Từ (1) → nH2= 0,1 (mol) → VH2= 0,1 x 22,4 (l)
Câu 5: chọn D
Câu 6: chọn A
Hướng dẫn:
Ta có: nFe2O3= 12/160 = 0,075 (mol)
Phản ứng: Fe2O3 + 3H2 −to→ 2Fe + 3H2O (1)
(mol) 0,075 → 0,225
Từ (1) → nH2= 0,225 (mol) → VH2= 0,225 x 22,4 = 5,05 (l)
II. TỰ LUẬN
Câu 7: Xem phần lý thuyết của SGK
Câu 8:
Fe2O3 + 3H2 −to→ 2Fe + 3H2O
Zn + 2HCl ZnCl2 + H2
Na + H2O NaOH + 1/2H2↑
KClO3 −to→ KCl + 3/2O2↑
Câu 9: a) Phản ứng
CuO + H2 −to→ Cu + H2O (1)
(mol) 0,3 0,3 ← 0,3
b) Ta có: nCu = 19,2/64 = 0,3 (mol)
Từ (1) → nCu = 0,3 (mol) → mCuO = 0,3 x 80 = 24 (gam)
Và nH2= 0,3 (mol) → VH2 0,3 x 22,4 = 6,72 (lít)