Bài 5: Văn bản thông tin

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 6 – Cánh Diều: tại đây

Bố cục

Nội dung chính

1. Chuẩn bị

Câu 1 SGK Ngữ Văn tập 1 trang 91: Khi đọc văn bản thông tin thuật lại một sự kiện trật tự thời gian, các em cần chú ý:

– Thời điểm và nơi xuất hiện của văn bản. Thời điểm đó có ý nghĩa gì?

– Thông tin chính mà văn bản cung cấp cho người đọc, thông tin ấy được nêu ở phần nào của văn bản?

– Những mốc thời gian được nhắc đến trong văn bản. Tương ứng với mỗi mốc thời gian đó là sự việc gì?

– Các yếu tố nhan đề, sa pô, đề mục, chữ đậm, số thứ tự đấy đày dòng, hình ảnh âm thanh trong văn bản. Những yếu tố đó có tác dụng gì?

– Sự kiện được thuật lại. Ý nghĩa của việc thuật lại sự kiện đó đối với người đọc?

Trả lời

– Thời điểm xuất hiện văn bản là thứ Bảy ngày 1/9/1018, nơi xuất hiện là @baodanang.vn. Bài viết được viết nhân dịp kỉ niệm 73 năm ngày Quốc Khánh 2/9/1945. 

– Thông tin chính mà văn bản cung cấp là thuật lại quá trình chuẩn bị, soạn thảo bản Tuyên ngôn Độc lập của nước Việt Nam. Thông tin được nêu rõ ràng, cụ thể nhất trong phần (2) của văn bản.

– Những mốc thời gian được nhắc đến trong văn bản và tương ứng với sự việc: 

Mốc thời gian

Sự việc tương ứng

Ngày 4/5/1945

Hồ Chí Minh rời Pác Bó về Tân Trào.

Ngày 22/8/1945

Hồ Chí Minh rời Tân Trào về Hà Nội (ở tại nhà 48 Hàng Ngang)

Ngày 26/8/1945

Chủ trì cuộc họp Thường vụ Trung ương Đảng 

Ngày 27/8/1945

Tiếp các bộ trưởng mới tham gia Chính phủ

Ngày 28- 29/8/1945

Bác làm việc tại 12 Ngô Quyền tập trung soạn thảo bản Tuyên ngôn Độc lập.

Ngày 30-31/8/1945

Góp ý và sửa chữa lần cuối bản Tuyên ngôn Độc lập

14h ngày 2/9/1945

Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn Độc lập tại vườn hoa Ba Đình trước hàng chục vạn đồng bào.

– Tác dụng của phần sa pô:

+ Thu hút người đọc, xác định chủ đề của bài viết

+ Tóm tắt nội dung bài viết

+ Vừa thể hiện phong cách của tác giả vừa chứng minh tính thời sự

+ Những yếu tố đó có tác dụng  thuật, trình bày lạị sự kiện theo trật tự thời gian, theo thứ tự từ trước đến sau, từ mở đầu đến diễn biến và kết thúc, thu hút người đọc vào thông tin đưa ra

– Việc thuật lại các sự kiện đầy đủ chi tiết, giúp người đọc nắm được những thông tin quan trọng trong quá trình trình soạn thảo bản Tuyên ngôn Độc lập của dân tộc. Hiểu được một nội dung lịch sử trọng đại của dân tộc Việt Nam.

Câu 2 SGK Ngữ Văn tập 1 trang 91: Đọc trước văn bản HCM và Tuyên ngôn độc lập, tìm hiểu về tác giả Bùi Đình Phong.

Tác giả Bùi Đình Phong

– Tác giả Bùi Đình Phong quê ở Tùng Ảnh, Đức Thọ, Hà Tĩnh.

– Thời chống Mỹ ông là lính đặc công chính hiệu. 

– Hòa bình lập lại ông học tại khoa Lịch Sử – Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, sau đó được giữ lại làm giảng viên của trường.

– Một thời gian sau, người ta xin ông sang xây dựng bộ môn mới ở Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh: Bộ môn Hồ Chí Minh, nay là Viện Hồ Chí Minh và Các lãnh tụ của Đảng.

– Bùi Đình Phong là cây bút hăng say và đầy nhiệt huyết với nghề của mình. Ông là chuyên gia hàng đầu của Việt Nam trong nghiên cứu về Hồ Chí Minh. Bất cứ cuộc hội thảo nào về Bác đều không thể thiếu ông. Bởi nhắc tới ông người ta nghĩ ngay tới người suốt đời nghiên cứu về Bác.

– Các tác phẩm tiêu biểu: Hồ Chí Minh sáng tạo, đổi mới, Giá trị di sản Hồ Chí Minh trong thời đại ngày nay, Hồ Chí Minh trí tuệ và văn hóa, Văn hóa Minh Triết Hồ Chí Minh.

Câu 3 SGK Ngữ Văn tập 1 trang 91: Tìm hiểu về sự kiện Chủ tịch HCM đọc Tuyên ngộc Độc lập ngày 2-9-1945 và ghi lại những thông tin cần thiết. Ghi rõ nguồn cung cấp các thông tin ấy.

Trả lời:

Tuyên ngôn độc lập năm 1945, Hồ Chí Minh đã khẳng định quyền cơ bản của con người và quyền của các dân tộc. Điều đó có ý nghĩa rất to lớn, vì trong thời điểm sau chiến tranh thế giới lần thứ II, các nước thuộc địa và phụ thuộc chưa được luật pháp quốc tế bảo vệ. Với Bản Tuyên ngôn Độc lập, Hồ Chí Minh đã đóng góp một điểm son ngời sáng trong lịch sử luật pháp quốc tế và vẫn còn nguyên giá trị đến cả hôm nay và mai sau.

2. Đọc hiểu

a. Trong khi đọc

Câu hỏi SGK Ngữ Văn tập 1 trang 91: Chú ý ngày đăng tải bài viết.

Trả lời

– Ngày đăng tải bài viết là ngày 1/9/2018, bài viết được viết nhân dịp kỉ niệm 73 năm ngày Quốc Khánh 2/9/1945. 

Câu hỏi SGK Ngữ Văn tập 1 trang 91: Phần in đậm ( sa pô của bài báo có tác dụng gì)

Trả lời

– Phần sa pô của bài báo có tác dụng nhấn mạnh sâu sắc giá trị của bản Tuyên ngôn Độc lập là khẳng định quyền độc lập – tự do của dân tộc Việt Nam. 

Câu hỏi SGK Ngữ Văn tập 1 trang 91: Quan sát hai bức ảnh

Trả lời

– Hình ảnh bên tay trái là Bác Hồ đang đọc bản Tuyên ngôn Độc lập.

– Hình ảnh bên tay phải là Quảng trường Ba Đình nơi Bác Hồ đọc bản Tuyên ngôn Độc lập 

Câu hỏi SGK Ngữ Văn tập 1 trang 92: Phần 1 cung cấp thông tin gì? Tìm hiểu thêm bản Tuyên ngôn Độc lập của Hoa Kỳ

Trả lời:

– Phần (1) cung cấp thông tin ngày 4-5- 1945 HCM rời Pác Bó về Tân Trào.

– Bác đã tìm cách để có được bản Tuyên ngôn Độc lập của Hoa Kỳ

– Bản Tuyên ngôn Độc lập của Hoa Kỳ được tuyên bố vào ngày 4/7/1776. Tuyên ngôn độc lập của Hoa Kỳ là văn bản chính trị tuyên bố ly khai khỏi Anh của 13 thuộc địa Bắc Mỹ

– Bản Tuyên ngôn Độc lập đã đề cao ba quyền cơ bản của con người đó là “quyền sống, quyền tự do, quyền được mưu cầu hạnh phúc”

– Bản Tuyên ngôn Độc lập của Hoa Kỳ là một tài liệu tham khảo rất có giá trị cho chủ tịch Hồ Chí Minh khi soạn thảo bản Tuyên ngôn Độc lập của Việt Nam ta 

Bản tuyên ngôn độc lập Hoa Kỳ

Câu hỏi SGK Ngữ Văn tập 1 trang 92: Những thông tin cụ thể nào cần chú ý trong phần 2?

Trả lời:

Ngày 22/8/1945

Hồ Chí Minh rời Tân Trào về Hà Nội (ở tại nhà 48 Hàng Ngang)

Ngày 26/8/1945

Chủ trì cuộc họp Thường vụ Trung ương Đảng 

Ngày 27/8/1945

Tiếp các bộ trưởng mới tham gia Chính phủ

Ngày 28- 29/8/1945

Bác làm việc tại 12 Ngô Quyền tập trung soạn thảo bản Tuyên ngôn Độc lập.

Ngày 30-31/8/1945

Góp ý và sửa chữa lần cuối bản Tuyên ngôn Độc lập

Câu hỏi SGK Ngữ Văn tập 1 trang 92: Chú ý các mốc thời gian diễn ra các sự việc trong văn bản

Trả lời:

– Các mốc thời gian diễn ra các sự kiện gần nhau khoảng từ tháng 4/1945 đến tháng 9/1945

– Từ đó ta cũng thấy được quá trình làm việc nhanh chóng, khẩn trương của Hồ Chí Minh chuẩn bị tuyên bố bản Tuyên ngôn Độc lập.

Câu hỏi SGK Ngữ Văn tập 1 trang 93: Thông tin nào được nhắc đến ở phần 3

Trả lời:

-Thông tin được nhắc đến ở phần (3) là thời gian, địa điểm đọc bản Tuyên ngôn Độc lâp. 14 giờ ngày 2/9/1945 Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ lâm thời đọc bản Tuyên ngôn Độc lập.

b. Sau khi đọc:

Câu 1 SGK Ngữ Văn tập 1 trang 93: Văn bản HCM và ” Tuyên ngôn Độc lập” thuật lại sự kiện gì, theo trình tự nào?

Trả lời:

– Văn bản thuật lại các sự kiện trong quá trình chuẩn bị soạn thảo bản Tuyên ngôn Độc lập của Hồ Chí Minh.

– Các sự kiện được thuật lại theo trình tự thời gian.

Câu 2 SGK Ngữ Văn tập 1 trang 93: Nêu nội dung chính của từng phần trong văn bản

Trả lời:

– Nội dung phần (1): Bác yêu cầu được mượn cuốn Tuyên ngôn Độc lập của Hoa Kỳ.

– Nội dung phần (2): Quá trình chuẩn bị cho sự ra đời bản Tuyên ngôn Độc lập của Việt Nam.

– Nội dung phần (3): 14 giờ ngày 2/9/1945 Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ lâm thời đọc bản Tuyên ngôn Độc lập.

Câu 3 SGK Ngữ Văn tập 1 trang 93: Kẻ bảng sau vào vở và ghi lại mỗi thông tin cụ thể trong phần 2 của văn bản ( tương ứng với từng mốc thời gian) bằng một câu:

Mốc thời gian

Thông tin cụ thể

22-8-1945

Bác rời Tân Trào về Hà Nội

Trả lời:

Mốc thời gian

Thông tin cụ thể

Ngày 22/8/1945

Hồ Chí Minh rời Tân Trào về Hà Nội

Ngày 26/8/1945

Chủ trì cuộc họp Thường vụ Trung ương Đảng

Ngày 27/8/1945

Tiếp các bộ trưởng mới tham gia Chính phủ

Ngày 28- 29/8/1945

Bác làm việc tại 12 Ngô Quyền tập trung soạn thảo bản Tuyên ngôn Độc lập.

Ngày 30-31/8/1945

Góp ý và sửa chữa lần cuối bản Tuyên ngôn Độc lập

Câu 4 SGK Ngữ Văn tập 1 trang 93: Các bức ảnh được đưa ra vào văn bản nhằm mục đích gì?

Trả lời:

– Đây là một văn bản thông tin nhằm đưa thông tin đến với người đọc. Việc chèn thêm các bức ảnh vào văn bản sẽ trở nên sinh động, hấp dẫn và khắc sâu kiến thức hơn cho người đọc. 

Câu 5 SGK Ngữ Văn tập 1 trang 93: Em thấy thông tin nào trong văn bản cần chú ý nhất? Vì sao?

Trả lời:

– Theo em thông tin cần thiết nhất trong văn bản là: 14h ngày 2/9/ 1945 tại Quảng trường Ba Đình Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thay mặt Chính phủ lâm thời đọc bản Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

– Đây là thông tin cần thiết nhất vì đó là sự kiện lịch sự trọng đại có ý nghĩa quyết định vận mệnh dân tộc. Nên chúng ta, đặc biệt là những người dân Việt Nam không thể nào quên đi sự kiện thiêng liêng này.

Câu 6 SGK Ngữ Văn tập 1 trang 93: Tờ lịch sau đây nhắc đến sự kiện lịch sử nào và cho em biết những thông tin gì về sự kiện ấy? Cách trình bày thông tin về sự kiện lịch sử ở tờ lịch này có khác gì với văn bản HCM và ” Tuyên ngôn Độc lập”

Trả lời:

– Tờ lịch nhắc tới sự kiện ngày 2/9/1945 Bác Hồ đọc bản Tuyên ngôn Độc lập

– Em nắm các sự kiện chuẩn bị cho quá trình soạn thảo bản Tuyên ngôn Độc lập có thể tóm lược lại các sự kiện đó như bảng sau:

Mốc thời gian

Sự việc tương ứng

Ngày 4/5/1945

Hồ Chí Minh rời Pác Bó về Tân Trào.

Ngày 22/8/1945

Hồ Chí Minh rời Tân Trào về Hà Nội (ở tại nhà 48 Hàng Ngang)

Ngày 26/8/1945

Chủ trì cuộc họp Thường vụ Trung ương Đảng 

Ngày 27/8/1945

Tiếp các bộ trưởng mới tham gia Chính phủ

Ngày 28- 29/8/1945

Bác làm việc tại 12 Ngô Quyền tập trung soạn thảo bản Tuyên ngôn Độc lập.

Ngày 30-31/8/1945

Góp ý và sửa chữa lần cuối bản Tuyên ngôn Độc lập

14h ngày 2/9/1945

Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn Độc lập tại vườn hoa Ba Đình trước hàng chục vạn đồng bào.

– Ở tờ lịch chỉ cung cấp thời gian, và những thông tin cơ bản về ngày Quốc Khánh nước CHXHCN Việt Nam(1945) còn ở văn bản Hồ Chí Minh và “Tuyên ngôn Độc lập” người viết đã trình bày rất rõ ràng cụ thể chi tiết quá trình chuẩn bị soạn thảo bản Tuyên ngôn Độc lập đó như thế nào. 

Tham khảo các bài Soạn văn lớp 6 ngắn nhất sách Cánh diều hay khác:

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 5 / 5. Số lượt đánh giá: 1121

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống